Bạn nghĩ gì về tình trạng sống thử của giới trẻ ta ngày nay?

  1. Phong cách sống

Có một đoạn clip của bác sĩ tâm lý, đại ý nếu muốn cuộc sống hôn nhân dài lâu thì đời sống tình dục cũng hòa hợp. Ý là cô này sẽ quan hệ trước, rồi mới tìm hiểu, rồi mới hẹn hò, rồi mới kết hôn. Không giống như ông bà xưa là kết hôn, rồi tìm hiểu, rồi quan hệ.

Tương tự mình nghĩ giới trẻ ngày nay khá thoáng trong việc sống thử. Mình có một người bạn, và cô này từ hồi đại học đã có quan hệ mở với nhiều anh chàng. Hiện tại mình được biết là bạn này đang sống với người yêu đã được nửa năm. 

Cá nhân mình không chấp nhận việc sống thử nhé, lí do duy nhất vì người chịu thiệt thòi là người phụ nữ thôi. Còn mọi người nghĩ sao, đặc biệt là các anh chị đã có gia đình? Em muốn nghe ý kiến người đi trước nữa ạ!

438616597
Từ khóa: 

sống thử

,

lối sống

,

phong cách sống

,

phong cách sống

Câu hỏi được gộp với [Góc tranh biện] Nếu được yêu cầu và có quyền lựa chọn, bạn có quyết định sống thử trước hôn nhân hay không và tại sao?

Cảm ơn chị đã mời em ! Vấn đề này thì em thấy nó hay và có nhiều cái để tranh luận xung quanh nó

Ý kiến, suy nghĩ cuả em là:

- Sống thử dưới góc nhìn cuả xã hội, văn hoá ngày nay nó cũng có nhiều nhìn nhận tích cực lẫn tiêu cực á. Nhìn nhận tiêu cực hay tích cực là do bản thân theo quan niệm Á-Đông hay phương Tây mà thôi, thực thì phương Tây nó thoáng chuyện này lắm.

* Nhưng em lại thấy nó tiêu cực nhiều hơn là tích cực

Trong sự vận động cuả xã hội thì việc ''Sống thử'' là điều tất yếu cuả xã hội hiện đại ngày nay. Để an toàn, hạn chế hậu quả nó dẫn đến thì người trẻ cần được cảnh báo, giúp đỡ.

*Bàn luận đi xa về nguyên nhân thì em nghĩ có vài nguyên nhân phổ biến:

1. Các bạn trẻ chưa đủ tiền hay khả năng tài chính để tổ chức đám cưới hay cuộc sống gia đình tương lai.

2. Các bạn đều xa gia đình nên không chịu sự quản lí cuả bố mẹ nên có thể muốn sống theo ý cuả bản thân mình.

3. Các bạn bị thôi thúc bởi nhu cầu sinh lí, thỏa mãn ạ (Cái này nói ra hơi thô nhưng lại thật ạ 😅😅)

- Và theo em thì một trong những nguyên nhân phổ biến là tâm lý tò mò muốn khám phả cái mới. Không phải bạn trẻ nào cũng thích Sống thử nhưng nhìn chung tâm lý là bao giờ cũng thích thử.

Để giải thích cho nhận định tiêu cực về Sống thử cuả mình thì cũng có lí do cả, em cũng thấy nhiều trường hợp rồi ạ.

Theo ý kiến cuả bản thân thì:

-Sống thử dễ tàn phá tình yêu, rạn nứt tình cảm bởi khi sống thử thì người ta sẽ thấy những cái xấu cuả nhau dẫn đến nhiều việc cãi vã nếu không hiểu ý nhau, không thông cảm nhau. Khi yêu thì mọi thứ đều đẹp nhưng đến khi ''sống thử'' thì va chạm các thứ để rồi xung đột, chia tay. Cũng vì chưa có ràng buộc về pháp lý trong hôn nhân giữa những người ''sống thử'' nên họ rất dễ bỏ nhau, hậu quả khá là lớn.

-Sống thử không có sự "can thiệp" của pháp luật nên nếu có mâu thuẫn thì sẽ rất khó giải quyết. Phần thiệt thòi bạn nữ sẽ chịu nhiều hơn. Vì không có pháp luật nên mọi quan hệ sẽ không bị ràng buộc nhau bởi các giới hạn khác.=> Em thấy nhận định này hợp lí 👌

-Sống thử làm tổn hại sức khoẻ cuả những bạn nữ, chưa kể đến là việc có thai ngoài ý muốn và những hệ lụy xấu xung quanh nếu như họ không muốn giữ ...( Số ít khác sống thử một cách lành mạnh thì em không kể nhưng đa số là như trên ạ )

Và có một bạn đã nói khá hay là : ''Đồng ý với sống thử. Nhưng chỉ khi các bạn áp dụng đúng quy trình trong giáo dục giới tính, tình dục an toàn. Nếu ko hậu quả bạn nữ phải chịu là rất lớn..''

-Theo như quan niệm ''Gia đình bền vững thì xã hội mới bền vững'' Em thấy nếu mọi người chỉ thích ''Sống thử'' mà không có ý định xây dựng ổn định thì sẽ không được ổn lắm, những cặp sống thử dễ gặp vấn đề lớn về điều kiện kinh tế, giáo dục . Vì nếu những đưá trẻ em sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế khó khăn như thế sẽ thiếu cơ hội phát triển toàn diện:thiếu điều kiện học tập tốt, thiếu cơ hội giáo dục tốt nhất....

=> Kết lại thì em thấy Sống thử sẽ còn phát triển trong xã hội ở một khoảng thời gian daì nữa. Khi chọn sống thử thì phải suy nghĩ những tích cực, tiêu cực mà nó mang lại. Đa phần số tích cực chẳng thể bù đắp cho số tiêu cực mà lối sống này gây nên. Với em ,bản thân không tán thành việc Sống thử cho lắm vì các bạn dù sau đó chia tay rồi thì chắc chắn sẽ là ''rào cản'' lớn cho người sau đó. ''Sống thật, đừng sống thử'' (Và em nghĩ nếu là đã chọn sống thật thì hai người đã có sự hiểu nhau, thông cảm nhau để quyết định xây dựng một gia đình bền vững và chỉ khi chịu sự ràng buộc cuả pháp luật thì mỗi người mới có thể phát huy hết mức trách nhiệm cuả mình => Thúc đâỷ xã hội phát triển hơn, hạn chế phần nào được những vấn đề tiêu cực vì gia đình là gốc rễ cuả xã hội )

Trên đây là những ý kiến bàn luận cuả em về vấn đề này 🤔 ! Em cảm ơn mọi người đã đọc 😄 Em khẳng định lại vấn đề này khá hay và còn nhiều cái để nói !

Trả lời

Cảm ơn chị đã mời em ! Vấn đề này thì em thấy nó hay và có nhiều cái để tranh luận xung quanh nó

Ý kiến, suy nghĩ cuả em là:

- Sống thử dưới góc nhìn cuả xã hội, văn hoá ngày nay nó cũng có nhiều nhìn nhận tích cực lẫn tiêu cực á. Nhìn nhận tiêu cực hay tích cực là do bản thân theo quan niệm Á-Đông hay phương Tây mà thôi, thực thì phương Tây nó thoáng chuyện này lắm.

* Nhưng em lại thấy nó tiêu cực nhiều hơn là tích cực

Trong sự vận động cuả xã hội thì việc ''Sống thử'' là điều tất yếu cuả xã hội hiện đại ngày nay. Để an toàn, hạn chế hậu quả nó dẫn đến thì người trẻ cần được cảnh báo, giúp đỡ.

*Bàn luận đi xa về nguyên nhân thì em nghĩ có vài nguyên nhân phổ biến:

1. Các bạn trẻ chưa đủ tiền hay khả năng tài chính để tổ chức đám cưới hay cuộc sống gia đình tương lai.

2. Các bạn đều xa gia đình nên không chịu sự quản lí cuả bố mẹ nên có thể muốn sống theo ý cuả bản thân mình.

3. Các bạn bị thôi thúc bởi nhu cầu sinh lí, thỏa mãn ạ (Cái này nói ra hơi thô nhưng lại thật ạ 😅😅)

- Và theo em thì một trong những nguyên nhân phổ biến là tâm lý tò mò muốn khám phả cái mới. Không phải bạn trẻ nào cũng thích Sống thử nhưng nhìn chung tâm lý là bao giờ cũng thích thử.

Để giải thích cho nhận định tiêu cực về Sống thử cuả mình thì cũng có lí do cả, em cũng thấy nhiều trường hợp rồi ạ.

Theo ý kiến cuả bản thân thì:

-Sống thử dễ tàn phá tình yêu, rạn nứt tình cảm bởi khi sống thử thì người ta sẽ thấy những cái xấu cuả nhau dẫn đến nhiều việc cãi vã nếu không hiểu ý nhau, không thông cảm nhau. Khi yêu thì mọi thứ đều đẹp nhưng đến khi ''sống thử'' thì va chạm các thứ để rồi xung đột, chia tay. Cũng vì chưa có ràng buộc về pháp lý trong hôn nhân giữa những người ''sống thử'' nên họ rất dễ bỏ nhau, hậu quả khá là lớn.

-Sống thử không có sự "can thiệp" của pháp luật nên nếu có mâu thuẫn thì sẽ rất khó giải quyết. Phần thiệt thòi bạn nữ sẽ chịu nhiều hơn. Vì không có pháp luật nên mọi quan hệ sẽ không bị ràng buộc nhau bởi các giới hạn khác.=> Em thấy nhận định này hợp lí 👌

-Sống thử làm tổn hại sức khoẻ cuả những bạn nữ, chưa kể đến là việc có thai ngoài ý muốn và những hệ lụy xấu xung quanh nếu như họ không muốn giữ ...( Số ít khác sống thử một cách lành mạnh thì em không kể nhưng đa số là như trên ạ )

Và có một bạn đã nói khá hay là : ''Đồng ý với sống thử. Nhưng chỉ khi các bạn áp dụng đúng quy trình trong giáo dục giới tính, tình dục an toàn. Nếu ko hậu quả bạn nữ phải chịu là rất lớn..''

-Theo như quan niệm ''Gia đình bền vững thì xã hội mới bền vững'' Em thấy nếu mọi người chỉ thích ''Sống thử'' mà không có ý định xây dựng ổn định thì sẽ không được ổn lắm, những cặp sống thử dễ gặp vấn đề lớn về điều kiện kinh tế, giáo dục . Vì nếu những đưá trẻ em sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế khó khăn như thế sẽ thiếu cơ hội phát triển toàn diện:thiếu điều kiện học tập tốt, thiếu cơ hội giáo dục tốt nhất....

=> Kết lại thì em thấy Sống thử sẽ còn phát triển trong xã hội ở một khoảng thời gian daì nữa. Khi chọn sống thử thì phải suy nghĩ những tích cực, tiêu cực mà nó mang lại. Đa phần số tích cực chẳng thể bù đắp cho số tiêu cực mà lối sống này gây nên. Với em ,bản thân không tán thành việc Sống thử cho lắm vì các bạn dù sau đó chia tay rồi thì chắc chắn sẽ là ''rào cản'' lớn cho người sau đó. ''Sống thật, đừng sống thử'' (Và em nghĩ nếu là đã chọn sống thật thì hai người đã có sự hiểu nhau, thông cảm nhau để quyết định xây dựng một gia đình bền vững và chỉ khi chịu sự ràng buộc cuả pháp luật thì mỗi người mới có thể phát huy hết mức trách nhiệm cuả mình => Thúc đâỷ xã hội phát triển hơn, hạn chế phần nào được những vấn đề tiêu cực vì gia đình là gốc rễ cuả xã hội )

Trên đây là những ý kiến bàn luận cuả em về vấn đề này 🤔 ! Em cảm ơn mọi người đã đọc 😄 Em khẳng định lại vấn đề này khá hay và còn nhiều cái để nói !

Chào bạn, chủ để tranh luận khá hay đấy, lúc đầu mình đọc cũng có vẻ bối rối xong đọc kĩ thì cảm thấy thật thích câu hỏi này.

Thứ nhất trào lưu "sống thử" này tràn từ phương Tây vào nước ta chứ không bắt nguồn từ chính xã hội của Việt Nam mình, song nó lại được xem là một xu hướng mới và nó đi từ phương tây sang mà tất nhiên sẽ đi cùng với chữ tiến bộ hơn. Và quả thực đây là một cơ hội tốt để những kẻ sở khanh lừa đảo nhân danh cái tiến bộ của phương tây mà dụ dỗ, mà làm điều xằng bậy như thế quá sức nguy hiểm, nhưng bạn đừng lo đó chỉ mới là mặt trái thôi.

Thứ 2, là hai nền văn minh đông, tây xưa nay vốn khác nhau, xấu cũng có đẹp cũng có, song không thể đánh đồng. Đông tĩnh, tây động, tính cách và suy nghĩ của con người hai phương cũng khác nhau vì vậy không phải bất cứ thứ gì mà phương tây coi là bình thường là hiển nhiên thì phương đông cũng xem là hiển nhiên đâu. Đồng thời bạn cũng đừng biện hộ là giáo lí phương đông đã quá lỗi thời nên học theo phương tây, không bạn nên nghĩ lại phương tây giàu, tiến bộ là ở cái vật chất không ở cái tinh thần, tinh thần của người phương đông mới gọi là tinh hoa bởi họ bỏ qua vật chất cả ngàn năm nay để theo đuổi tinh thần cơ mà. Mình cho bạn một ví dụ nha bạn hãy xem thử những tôn giáo đứng đầu thế giới, mà đông tây đều theo, đều được công nhận là tinh họa của đạo học, thì do người phương nào sáng tạo, đông hay tây? Nói chung ta là người phương dông thì vẫn nên cẩn trọng với những xu hướng mới song đừng cẩn trọng quá nếu không sẽ cứng nhắc như người già đấy.

Thứ 3, tình yêu không phải là một thứ để đùa giỡn, nên khi bạn chưa chắc người sẽ sống thử cùng mình có yêu mình thật không thì đừng nên sống thử, có nhiều cách định nghĩa tình yêu nhưng mình sẽ lấy thử một cách cho bạn dễ phân biệt. Đó là người ta chia tình yêu thành 3 yếu tố:

- sự yêu thích về tâm hồn tạo nên tình bạn.

- sự yêu thích về thể xác tao nên dục vọng.

- và sự yêu thích về trí tuệ tạo nên lòng kính trọng.

Một tình yêu phải đủ cả ba mới gọi là yêu nếu chỉ có dục vọng thôi thì chưa thể sống thử được.

Thứ 4, tuy ở đây ta dùng từ "sống thử" nhưng nó không phải thử mà là thật 100%, từ việc chi tiêu ăn uống đến việc quan hệ tình dục tất cả đều là thật vì vậy một khi đã làm bất cứ điều gì trong quá trình này thì đều không thể thay đổi được nữa.

Thứ 5 là vấn đề muôn thuỡ của đông phương giáo lí đó là chữ "trinh", và ta có thể nói rằng thời đại hiện nay đã thay đổi, có những thứ ta đừng nên quá đặt nặng nữa. Nhưng mình chỉ nói câu nói này với những người con gái mạnh mẽ thôi còn những con người hiền lành, an phận không dám bức phá họ sẽ sống ra sao với lời dèm pha của thiên hạ. Tư tưởng về chữ trinh của phương đông còn nặng lắm bạn phải ở vị trí người bị dèm pha mới có hiểu hết nỗi đau đớn của một người phụ nữ bị xã hội bỏ rơi, khinh bĩ.

Nói chung lại thì nếu bạn thấy tình yêu của hai người là thật, bạn đã trưởng thành đã đủ can đảm để chấp nhận mọi rủi ro thì bạn hãy cứ sống thử. Còn nếu không đủ bãn lĩnh để chấp nhận những rủi rỏ quá lớn của việc sống thử, cũng như cảm thấy người đó chỉ đến với mình vì tình dục thì xin hãy dừng lại.

Đã có rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này, việc có nên sống thử hay không cũng tùy vào cách nhìn nhận của mỗi con người chúng ta. Tuy nhiên, xét theo văn hóa phương Đông về phong tục, tập quán, đặc biệt là phụ nữ, thì việc thiệt thòi cũng như hậu quả của cuộc sống sau việc sống thử là khó có thể chối bỏ được.

Ở Việt Nam, dù đã có sự thay đổi ở các thành phố lớn, tuy nhiên, đa số các hộ gia đình đều bao gồm ba hay thậm chí bốn thế hệ, nghĩa là con cái ở chung với ba mẹ, ông bà,... Điều đó dẫn đến sự phụ thuộc vào gia đình là rất lớn, nếu một cá nhân làm một việc gì đó, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thành viên trong nhà. Nếu việc sống thử có thể dẫn đến một kết thúc tốt đẹp thì không sao, nhưng nếu điều đó gây đến tổn thương cho cả hai, nó cũng ít nhiều tác động đến cả một tập thể liên quan đến họ. 

Thêm vào đó, nếu như cả hai đã thật sự chín chắn và trưởng thành trong suy nghĩ, chắc chắn họ sẽ không còn tư tưởng "thử" nữa khi mà đã dành thời gian công sức để tìm hiểu nhau rồi. Trong trường hợp một người đề nghị sống thử, có lẽ người đó đang cố ý trốn tránh trách nhiệm khi không muốn làm tròn bổn phận của một người trưởng thành, hoặc họ chưa thực sự nghiêm túc về vấn đề này. Để xác định được bạn có rơi vào trường hợp này hay không, cần nhiều hơn những biểu hiện nhằm xác định liệu đối phương có thực sự quan tâm đến mình hay chỉ xem nó như một cuộc dạo chơi của tuổi trẻ. 

Sống thử cũng có những mặt tốt, tuy nhiên, mặt trái của nó lại nhiều hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này của bạn. Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sống thử, vì nó không đơn thuần là "thử" đâu.

Mình thấy sống thử là việc nên làm nếu cả 2 đã thực sự trưởng thành và xác định tương lai lâu dài với nhau (thành vợ chồng). Lúc này việc sống thử như một phép thử để xem 2 bên có thực sự phù hợp hay không vì cuộc sống khi yêu vs cuộc sống hôn nhân có nhiều cái khác biệt cần phải trải nghiệm đầy đủ để ra quyết định. Còn hiện tượng các bạn trẻ đặc biệt là giới sinh viên chọn sống thử khi chưa sẵn sàng bước vào hôn nhân(tiết kiệm chi phí, tò mò, thỏa mãn dục vọng ...) thường kết thúc không có hậu và để lại những tổn thương lâu dài đặc biệt các bạn nữ.

Ưu điểm

1. Có nhiều thời gian bên nhau hơn

Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đàn ông đặc biệt của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày.
 
 2. Hiểu nhau rõ hơn 

Những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh ấy. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều. Bạn có thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của anh ấy, và ngược lại.

3. Chia sẻ tài chính

Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.

4. Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp

Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.

5. Tự do “yêu đương”

Một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho bạn - đó chính là sự tự do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Nó cũng giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục của bạn được thỏa mãn.

Nhược điểm

1. Không còn hào hứng sau kết hôn

Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì nữa.

2. Rắc rối về mặt pháp lý

Nếu mối quan hệ không thành và bạn cùng anh ấy quyết định chia tay thì hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi cả hai cùng bỏ tiền đầu tư vào một tài sản chung nào đó. Lúc này, có thể bạn và anh ấy sẽ vướng vào những rắc rối liên quan đến pháp lý.

3. Tranh cãi

Cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.

4. Mọi người dèm pha

Mặc dù kiểu sống thử này hiện không quá xa lạ nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận những cặp đôi chọn cách sống này. Trên thực tế, kiểu sống này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên nhiều nước và bị cấm ở một số thành phố lớn.

Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.

5. Tự do “yêu đương”


Một lợi ích khác nữa mà sống thử có thể mang lại cho bạn - đó chính là sự tự do “yêu đương”. Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Nó cũng giúp bạn giải tỏa mọi ức chế khi những ham muốn tình dục của bạn được thỏa mãn.


Mình thấy là các bạn nam sống thử với người yêu chủ yếu là vì tình dục, còn vấn đề tạo môi trường gần giống với hôn nhân để tìm hiểu đối phương thì là suy nghĩ của các bạn nữ thôi. Để hiểu rõ về tính cách người mình yêu đâu nhất thiết phải sống thử đâu, và môi trường hôn nhân cũng khác so với khi yêu, kể cả sống thử. Suy nghĩ của các bạn nam là "cơm no bò cưỡi" tội gì ko hưởng.

Người có đủ chín chắn và trách nhiệm hướng tới hôn nhân thì họ sẽ ko ngại bị ràng buộc bởi pháp luật cũng như những điều loằng ngoằng khác liên quan đến đôi bên. Vì suy cho cùng tờ giấy đăng ký kết hôn cũng chỉ là hình thức mà thôi, cái chính là sự chấp nhận và tự nguyện ở bên cạnh người mình yêu, vì người mình yêu vô điều kiện.

Mình nghĩ mình sẽ sống thử trước hôn nhân. Mình thấy cũng có nhiều người áp dụng phương pháp này trước khi tiến tới lễ đường mà. Tuy rằng yêu nhau sẽ hiểu được phần nào tính cách của đối phương nhưng điều này không có nghĩa rằng đến khi kết hôn, ở chung với nhau thì lại hòa hợp 100% được. Ví dụ như những thói quen hằng ngày giữa hai người đã khác nhau rồi vậy thì khi sống chung thì có lẽ sẽ tìm ra được phương pháp hoặc cách cân bằng nào đó khiến đôi bên cùng thấy thoải mái, dễ chịu bởi không khó từ bỏ 1 thói quen nào đó đã gắn bó lâu với mình đâu. Còn khi ta hiểu được nhau thì sao, không sống chung thì chỉ cũng biết là người ấy không thích cái này, ghét cái kia thôi. Đây cũng coi như là một bài test thử cho tình yêu. Khi yêu ta cần hạ cái tôi của mình xuống để sống hòa thuận với nhau hơn. Có như vậy khi xác định có cùng nhau đi suốt đời hay không chắc sẽ không đắn đo quá nhiều vì cả 2 đều đã có cùng nhau một khoảng thời gian ở chung để tìm hiểu kĩ hơn về đối phương trước khi về chung 1 nhà. Nếu như sau khi sống chung một thời gian nhất định 2 bạn biết cách cân bằng mọi thứ, trưởng thành hơn trong việc ý thức lập gia đình với nhau thì chúc mừng hai người là 1 cặp.

Hi Linh, cảm ơn e vì đã đặt ra một vấn đề thú vị!

Cá nhân a ủng hộ việc sống thử. Lý do chủ yếu là: việc sống thử có thể giúp các cặp đôi hiểu nhau rõ hơn. Khi mình ăn, ở, ngủ nghỉ chung với một người nào đó, tất nhiên sẽ có điều kiện hiểu rõ những thói quen (bao gồm cả các tật xấu) của người này.

Những tật xấu này, trong các hoàn cảnh & điều kiện thông thường (vd: khi hẹn hò, ra khỏi nhà, xuất hiện trước đám đông...) thường rất khó nhận ra, vì chúng ta sẽ cố kiềm chế & che giấu chúng. Khi ở nhà, ta sẽ thoải mái bộc lộ các tật xấu này hơn.

Và thực chất có ko ít cặp đôi, vì bị "shocked" khi lần đầu tiên phát hiện ra các tật xấu của người yêu mình & cảm thấy ko hài lòng, ko chấp nhận đc, nên mối quan hệ lâu dần cũng phải chấm dứt. Bản thân mình đã từng trải qua một mối quan hệ như vậy.

Ở nước ta, đa phần những người thuộc thế hệ trước (ông bà, bố mẹ chúng ta) & một bộ phận người trẻ hiện nay vẫn quan niệm rằng việc sống thử sẽ làm "mất giá" người con gái (mình nghĩ người Việt cần thay đổi quan niệm này). Thế nên, nhiều bạn vẫn e ngại việc này & chọn lựa những phương án khác, ví dụ như dành nhiều thời gian hơn để đi chơi với người yêu, nhằm hiểu rõ họ hơn. Mình thấy phương án này cũng ổn, tuy nhiên có thể sẽ ko đem lại hiệu quả cao như sống thử.

Ngoài ra, nếu thực sự ngại sống thử, nhưng vẫn muốn hiểu rõ người yêu của mình, thì mình nghĩ các bạn có thể cân nhắc việc đi du lịch cùng nhau, đặc biệt là du lịch dài ngày. Việc này vừa giúp bạn khám phá thế giới, vừa giúp bạn khám phá thêm về người ấy.

Mình nghĩ các bạn trẻ bây giờ thực sự quan tâm khi hai người về ở chung thì sẽ như thế nào,ngày trước thì cũng có,nhưng có lẽ quyet tam ko đủ lớn để vượt qua rào cản là sợ bị mọi người đánh giá

Mình nghĩ khi song thu người bạn gái mà có thể nhận biết bạn trai mình có phải một người “cuồng dâm” hay ko thì gần như sẽ không phải là người chịu thiệt thòi

Cách dễ nhất là xem anh ta có like các trang ảnh mát mẻ(nhiều khi biết bạn để ý nên xoá) thì hãy để ý hơn đến bạn anh ta,nếu có những biểu hiện xấu mà còn là bạn thân nữa thì 100% anh ta cũng giống vậy nhưng ko cho bạn biết

Mới quen nhau mà từ giai đoạn nắm tay đến giai đoạn ôm hôn rất là nhanh,nếu là ôm nhẹ thì ko sao chư yêu bạn và muon thể hiện tình cảm thì nắm tay là đủ rồi,rõ ràng anh ta còn cần những thứ khác nữa nên mới đẩy nhanh tiến độ

Bạn thử ăn mặc mát mẻ mà anh ta ko nhắc thì khả năng cao là đểu

Chỉ muốn đi chơi một mình với bạn mà ko muốn bạn bè hay ai đi cùng dù chẳng ảnh hưởng gì thì rõ ràng là muốn tìm cơ hội rồi