Bạn nhận định như thế nào về hiện trạng cử nhân ra trường với tấm bằng, nhưng vẫn thất nghiệp?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

  3. Tư duy

  4. Hướng nghiệp

Bạn suy nghĩ gì sau khi xem video này.

Từ khóa: 

thất nghiệp

,

xã hội

,

giáo dục

,

tư duy

,

hướng nghiệp

Mình nghĩ nếu ra trường mà chỉ có tấm bằng thì đúng là dễ thất nghiệp.

Đầu tiên là có bằng, nhưng bằng đó xếp loại gì cũng là điều phải xem xét. Có một số bạn tư duy theo hướng có bằng là được, không quan trọng loại gì (mất đi 20% cơ hội được chọn)

Tiếp theo là có bằng, nhưng chưa từng làm việc ở đâu; rất ít tham gia hoạt động ngoại khóa; thực tập, kiến tập thiếu thực chất, theo kiểu đi xin dấu (mất đi tiếp 20% cơ hội được chọn)

Do không có gì ngoài tấm bằng, nên kiến thức xã hội, kỹ năng mềm còn tương đối hạn hẹp, không biết quan tâm đến người khác, mắc tật ích kỷ (mất đi tiếp 40% cơ hội được chọn và được giữ lại)

Còn lại 15% được chọn là do các mối quan hệ được chuẩn bị sẵn, vào làm trong công ty gia đình hoặc có điểm mạnh là đáp ứng được một số nhu cầu của cá nhân hoặc tập thể.

Cuối cùng 5% là do tính chất bất quy tắc của cuộc sống, không nói trước được.

Nếu Cử nhân ra trường chỉ có mỗi tấm bằng, thì mình nghĩ thất nghiệp không phải là điều quá khó hiểu.

Trả lời

Mình nghĩ nếu ra trường mà chỉ có tấm bằng thì đúng là dễ thất nghiệp.

Đầu tiên là có bằng, nhưng bằng đó xếp loại gì cũng là điều phải xem xét. Có một số bạn tư duy theo hướng có bằng là được, không quan trọng loại gì (mất đi 20% cơ hội được chọn)

Tiếp theo là có bằng, nhưng chưa từng làm việc ở đâu; rất ít tham gia hoạt động ngoại khóa; thực tập, kiến tập thiếu thực chất, theo kiểu đi xin dấu (mất đi tiếp 20% cơ hội được chọn)

Do không có gì ngoài tấm bằng, nên kiến thức xã hội, kỹ năng mềm còn tương đối hạn hẹp, không biết quan tâm đến người khác, mắc tật ích kỷ (mất đi tiếp 40% cơ hội được chọn và được giữ lại)

Còn lại 15% được chọn là do các mối quan hệ được chuẩn bị sẵn, vào làm trong công ty gia đình hoặc có điểm mạnh là đáp ứng được một số nhu cầu của cá nhân hoặc tập thể.

Cuối cùng 5% là do tính chất bất quy tắc của cuộc sống, không nói trước được.

Nếu Cử nhân ra trường chỉ có mỗi tấm bằng, thì mình nghĩ thất nghiệp không phải là điều quá khó hiểu.

Tôi chưa thấy có ai xung quanh mình "thất nghiệp dù học rất giỏi" cả. Những người như vậy có thể không thực sự giỏi, hoặc họ chỉ giỏi khi học tiểu học thôi. Bạn đừng nghĩ việc học là không quan trọng. Điểm số có thể không quan trọng nhưng việc học là con đường ngắn và dễ dàng nhất để trưởng thành.

Những kiến thức mà bạn học có thể không thực tiễn (hoặc chưa thấy được tính ứng dụng của nó) bởi đó chỉ giống như các bài tập rèn luyện thể chất cho bộ não của mình thôi. Sau này, khi có điều kiện học lên cao hơn, bạn mới thấy những bài "rèn luyện" đó làm cho bộ não của mình "khỏe" tới nhường nào. Tôi nghĩ rằng việc học quan trọng nhất là sự tập trung và khả năng tự tạo cảm hứng cho mình.

Nhiều bạn xem những video và trường hợp như này lý luận rằng có không ít người có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp. Nhưng đó là các bạn chưa thấy số người không có bằng cấp còn thất nghiệp nhiều gấp trăm lần. Hoặc họ có việc làm nhưng phải lao động chân tay vất vả, làm việc suốt 10, 12 tiếng trong các khu công nghiệp gò bó với đồng lương rẻ mạt. Thất nghiệp hay không không phải chỉ ở tấm bằng. Có bằng cấp rồi, ra đời bạn còn phải phấn đấu rất nhiều. Ai buông bỏ sớm sẽ coi như thất bại. Tấm bằng chính là điều kiện cần để có thành công (số người không bằng cấp mà vẫn thành đạt chỉ là thiểu số).

Nhiều người chán học vì không thấy được ý nghĩa của việc học. Họ bỏ đi làm công nhân may, và thời gian làm công nhân đó làm họ sáng mắt ra. Họ hiểu không có học vất vả thế nào? Do đó, hãy quay lại, tập trung vào việc học ngay khi còn có thể và đỗ điểm cao trước khi viết tiếp tương lai của mình.

Cử nhân ra trường với tấm bằng, nhưng vẫn thất nghiệp. Vấn đề này không phải do xã hội mà chính là do bản thân người đó khiến mình rơi vào thất nghiệp.
"Nhiều người giỏi thất nghiệp": Người giỏi sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp. Chỉ có người lười, người học vẹt và "giỏi" kiểu thành tích rỗng mới thất nghiệp.

Nhu cầu nghề đó vẫn còn vậy tại sao bạn lại không được lựa chọn? Học miệt mài trên trường để nhận được thành tích tốt nhưng liệu như vậy đã đủ?

Học giỏi nhưng chưa chắc làm việc đã giỏi. Với trường hợp của bạn trong video này, là 1 cử nhân Sư phạm bạn ấy hoàn toàn có thể sử dụng kiến thức của mình để mang đi dạy học cho xã hội. Nếu gặp khó khăn khi xin vào các trường học thì bạn ấy có thể dạy thêm tại nhà, nhận gia sư, nếu tiếng Anh tốt thì cơ hội càng rộng mở hơn nữa. Lựa chọn bỏ qua tấm bằng để về quê ''nuôi lợn'' là do bản thân mình bỏ cuộc, do bản thân lựa chọn con đường đó.

Suy cho cùng vấn đề là lỗi của bản thân không phải ở tấm bằng Đại học.