Bạn sử dụng những mô hình nào để đánh giá năng lực của bản thân?

  1. Kiến thức chung

Hồi còn học cấp 3, ngoài việc lắng nghe các bài giảng hướng nghiệp của thầy cô giáo cũng như các bác sĩ tâm lý và chuyên gia , mình thường xuyên làm một số bài trắc nghiệm tính cách để nhận ra điểm mạnh riêng và tìm hướng đi phù hợp. Cũng may là mình đã chọn đúng :D

Đứng trước những quyết định lớn trong đời, nhiều bạn trẻ tỏ ra lúng túng vì không "định vị" được bản thân. Mà cái này chỉ có "tự mình hiểu mình" chứ người ngoài không thể giúp được.

Bạn còn biết những kiểu mô hình đánh giá năng lực nào để các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh áp dụng trong việc hướng nghiệp? 

Ảnh: Ketnoigiaoduc.vn

tu-van-huong-nghiep-cho-hoc-sinh-dua-tren-xu-huong-nghe-nghiep-trong-5-nam-toi-1
Từ khóa: 

đánh giá năng lực

,

mô hình đánh giá năng lực

,

đánh giá khả năng

,

hướng nghiệp

,

trắc nghiệm tính cách

,

kiến thức chung

  • Đây là vấn đề then chốt trong học đường, "hướng nghiệp" thường theo các hướng: 1. thi đại học hay cao đẳng, trung cấp, học nghề 2. chọn ngành nghề nào
  • Muốn làm điều này thiết thực thì không những bản thân bạn trẻ mà gia đình, nhà trường, các tổ chức, đoàn thể liên quan cần nhận thức đúng và có hiểu biết cụ thể (tôi lấy ví dụ đã được báo chí, truyền thông nhắc nhiều mỗi kì tuyển sinh đại học các năm gần đây, ban đầu các em rất thích ngành giáo viên chẳng hạn, nhưng nhìn thấy thực trạng sinh viên sư phạm ra trường khó vào biên chế, vì vậy cuối năm phổ thông trung học, các em và gia đình đều đổi hướng vào một trường mà xã hội đang có nhu cầu lớn). Bản thân các em nhận thức thay đổi là phù hợp và gia đình các em cũng đồng thuận thì hướng đi là phù hợp. Nhiều trường hợp khác nữa tôi không nói ra ở đây nhưng chúng ta ít nhiều đều ý thức được.
  • Tình trạng ép các em học nhồi nhét bằng mọi cách để đỗ đại học, bắt con em thi vào ngành nghề do bố mẹ lựa chọn mà bản thân các em không thích, không có năng khiếu là không nên. Hướng nghiệp bây giờ theo hiểu biết của tôi thì đưa xuống từ cấp phổ thông cơ sở, học sinh có thể học nghề sớm không nhất thiết cứ phải đỗ đại học (hình thức này triển khai thông qua nhiều nội dung cụ thể, thời tôi học không có môn "hướng nghiệp" nhưng giờ đã thành môn ngoại khóa?). Lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều câu đại khái như "không nhất thiết phải đậu đại học hoặc học đại học mới thành công", để làm được điều này thì bản thân các bạn trẻ là rất quan trọng, gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần có nhận thức đúng đắn, quan niệm bằng cấp ở nước ta còn lớn, nếu không học đại học chúng ta sẽ đi bằng con đường nào?
  • Đấy là những gợi mở và trả lời của tôi, nói riêng về hướng nghiệp trong nhà trường và thế hệ trẻ thì mang nặng yếu tố giáo dục nhà trường, gia đình và các tổ chức tâm lý, tư vấn. Nhưng vấn đề này rất rộng, phụ thuộc quan điểm của chúng ta, đòi hỏi của xã hội và liên quan nhiều tới giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Tôi cũng muốn biết ý kiến của các bạn
Trả lời
  • Đây là vấn đề then chốt trong học đường, "hướng nghiệp" thường theo các hướng: 1. thi đại học hay cao đẳng, trung cấp, học nghề 2. chọn ngành nghề nào
  • Muốn làm điều này thiết thực thì không những bản thân bạn trẻ mà gia đình, nhà trường, các tổ chức, đoàn thể liên quan cần nhận thức đúng và có hiểu biết cụ thể (tôi lấy ví dụ đã được báo chí, truyền thông nhắc nhiều mỗi kì tuyển sinh đại học các năm gần đây, ban đầu các em rất thích ngành giáo viên chẳng hạn, nhưng nhìn thấy thực trạng sinh viên sư phạm ra trường khó vào biên chế, vì vậy cuối năm phổ thông trung học, các em và gia đình đều đổi hướng vào một trường mà xã hội đang có nhu cầu lớn). Bản thân các em nhận thức thay đổi là phù hợp và gia đình các em cũng đồng thuận thì hướng đi là phù hợp. Nhiều trường hợp khác nữa tôi không nói ra ở đây nhưng chúng ta ít nhiều đều ý thức được.
  • Tình trạng ép các em học nhồi nhét bằng mọi cách để đỗ đại học, bắt con em thi vào ngành nghề do bố mẹ lựa chọn mà bản thân các em không thích, không có năng khiếu là không nên. Hướng nghiệp bây giờ theo hiểu biết của tôi thì đưa xuống từ cấp phổ thông cơ sở, học sinh có thể học nghề sớm không nhất thiết cứ phải đỗ đại học (hình thức này triển khai thông qua nhiều nội dung cụ thể, thời tôi học không có môn "hướng nghiệp" nhưng giờ đã thành môn ngoại khóa?). Lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều câu đại khái như "không nhất thiết phải đậu đại học hoặc học đại học mới thành công", để làm được điều này thì bản thân các bạn trẻ là rất quan trọng, gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần có nhận thức đúng đắn, quan niệm bằng cấp ở nước ta còn lớn, nếu không học đại học chúng ta sẽ đi bằng con đường nào?
  • Đấy là những gợi mở và trả lời của tôi, nói riêng về hướng nghiệp trong nhà trường và thế hệ trẻ thì mang nặng yếu tố giáo dục nhà trường, gia đình và các tổ chức tâm lý, tư vấn. Nhưng vấn đề này rất rộng, phụ thuộc quan điểm của chúng ta, đòi hỏi của xã hội và liên quan nhiều tới giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Tôi cũng muốn biết ý kiến của các bạn