Bạn suy nghĩ thế nào về quan điểm này trong sách?

  1. Sách

Mình thấy cách lập luận này có vấn đề. Đọc xong thú thật là mình không hiểu tác giả nói những điều này với mục đích gì? và sẽ như thế nào nếu người đọc tin rồi làm theo những điều như trong sách

https://cdn.noron.vn/2021/12/30/388092970615626345-1640834200.jpg
Từ khóa: 

sách

Theo mình:

Tốt hay không thì đây là sự thật cuộc sống. Hiện tại được hình thành từ quá khứ, đây là chuyện hiển nhiên.

Điều này thường được dùng nhiều ở những nước đã phát triển như Hoa Kỳ. Vì khi kinh tế của họ đã phát triển và không còn đi lên, các mặt tiêu cực của cuộc sống được hiện rõ hơn khi không có nhãn hiệu "giàu hơn" che đi.

Những người nói những câu tương tự như thế này thường có cuộc sống tệ hơn hoặc không tốt hơn mấy so với ba mẹ họ. Khá giống với nước Mỹ bây giờ. Thế hệ hiện nay của Mỹ sống với chi phí cao ngất ngưỡng so với thu nhập trung bình, chính phủ không được tin cậy, vô gia cư gia tăng, v.v. So với ba mẹ họ thời trước, khi mà tiền đại học, giá xăng, y tế rẻ hơn rất nhiều. Nhà cửa, khu dân cư, cơ sở hạ tầng mọc lên như nấm, Mỹ lúc đó đang đứng đầu thế giới gần như về mọi mặt. Khác với bây giờ. (đây chỉ là một ví dụ).

Nên vì thế, thệ hệ bây giờ của nước Mỹ thấy mình đang sống một cách khó khăn, trong khi thế hệ trước, những người đã sống trong xung túc, thì luôn phán xét, chỉ trích thế hệ nay vì không "đủ cố gắng vượt khó." Từ đó, những câu trên được dùng bởi thế hệ mới.

Nhưng trong trường hợp của xã hộ VN thì không có lý lắm, vì nước ta đang phát triển, kinh thế đang khởi sắc, cuộc sống tốt hơn theo ngày. Thế hệ nay sống tốt hơn thế hệ trước. Nên câu này sẽ không thể áp dụng đối với tình hình hiện tại của nước ta.

Đây là đóng góp của mình.

Trả lời

Theo mình:

Tốt hay không thì đây là sự thật cuộc sống. Hiện tại được hình thành từ quá khứ, đây là chuyện hiển nhiên.

Điều này thường được dùng nhiều ở những nước đã phát triển như Hoa Kỳ. Vì khi kinh tế của họ đã phát triển và không còn đi lên, các mặt tiêu cực của cuộc sống được hiện rõ hơn khi không có nhãn hiệu "giàu hơn" che đi.

Những người nói những câu tương tự như thế này thường có cuộc sống tệ hơn hoặc không tốt hơn mấy so với ba mẹ họ. Khá giống với nước Mỹ bây giờ. Thế hệ hiện nay của Mỹ sống với chi phí cao ngất ngưỡng so với thu nhập trung bình, chính phủ không được tin cậy, vô gia cư gia tăng, v.v. So với ba mẹ họ thời trước, khi mà tiền đại học, giá xăng, y tế rẻ hơn rất nhiều. Nhà cửa, khu dân cư, cơ sở hạ tầng mọc lên như nấm, Mỹ lúc đó đang đứng đầu thế giới gần như về mọi mặt. Khác với bây giờ. (đây chỉ là một ví dụ).

Nên vì thế, thệ hệ bây giờ của nước Mỹ thấy mình đang sống một cách khó khăn, trong khi thế hệ trước, những người đã sống trong xung túc, thì luôn phán xét, chỉ trích thế hệ nay vì không "đủ cố gắng vượt khó." Từ đó, những câu trên được dùng bởi thế hệ mới.

Nhưng trong trường hợp của xã hộ VN thì không có lý lắm, vì nước ta đang phát triển, kinh thế đang khởi sắc, cuộc sống tốt hơn theo ngày. Thế hệ nay sống tốt hơn thế hệ trước. Nên câu này sẽ không thể áp dụng đối với tình hình hiện tại của nước ta.

Đây là đóng góp của mình.

   Với em là một người thuộc thế hệ genZ thì em nghĩ không nên cho cái từ "chẳng bằng" vào đây ạ... Thật sự rất vô lý và khập khiễng khi đem hai thế hệ ra so sánh với nhau...            
    Với những thế hệ trước, họ chỉ rằng thế hệ sau "chẳng bằng" là vì họ vốn không ở thế hệ sau, họ không hiểu rõ về những gì mà thế hệ sau đang phải trải qua và chịu đựng nên kết luận như vậy là có phần không đúng... Nhưng nếu các bạn trẻ như chúng em mà tự tin nhận rằng "thế hệ sau rõ ràng tốt hơn thế hệ trước" thì chúng em cũng quá vội vàng và chưa có sự tìm hiểu, đặt mình vào thế hệ trước để suy ngẫm về những thành tựu, công lao mà thế hệ trước đã tạo ra cho chúng em... Điều gây nên sự tranh cãi giữa hai thế hệ là tất cả chúng ta đều chưa có sự thấu hiểu, chưa biết  đặt mình vào vị trí của người khác vậy nên sẽ không hiểu được những nỗi gì mà thế hệ đó phải trải qua mà chỉ kể về những thành tựu, thành công cũng như khó khăn, vất vả của bản thân thôi, họ đều chưa nhìn nhận vấn đề này theo nhiều hướng.... 
       Ông cha ta đổ biết bao xương máu để xây dựng đất nước, còn thế hệ chúng em không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách để giữ nước và phát triển... Cả hai thế hệ đều rất tốt và tuyệt vời, vậy nên không nên so sánh như vậy .. Ngoại hình, giáo dục, quan niệm, môi trường,... đều do thế hệ trước để lại nhưng thế hệ chúng em cũng có thể  thay đổi, mặc dù thay đổi đó có thể  đi theo  chiều hướng tích cực hay tiêu cực... Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng chắc chắn chúng ta đều không thể phủ nhận được chính sự tồn tại của cả hai thế hệ  mới làm nên  đất nước, dân tộc, cuộc sống của chúng ta trong quá khứ, hiện tại, và thậm chí là cả tương lai...
     Dưới góc nhìn của một thế hệ genZ, chúng em có thể học hỏi và tiếp thu những lời dạy, những điều chỉ bảo của các thế hệ đi trước để trở nên tốt hơn, nhưng chúng em từ chối sự so sánh đầy khập khiễng đó... Chúng em cũng chỉ là những cô bé, cậu bé mới lớn, vẫn còn đang trong tuổi ăn học, ngày ngày chập chững trên con đường tìm kiếm ước mơ của bản thân, vẫn còn quá sớm để đánh giá bước đi, tương lai, cuộc đời của chúng em, việc so sánh như vậy sẽ gây nên sự mẫu thuẫn không đáng có, lại vừa tạo những cảm xúc tự ti trong lòng những đứa trẻ vùng vẫy giữa bao lời định kiến, gièm pha như chúng em, chúng em cũng cần cơ hội để chứng minh thế hệ sau cũng quan trọng và tốt như thế hệ trước chứ ạ

ơ có việc này ấy haaả 0.0 tớ thì chả thấy vậy đâu không có thế hệ trước thì lấy ai nuôi dạy chúng mìnhh??? :<<<< mang tiếng cho thế hệ trước quá T.T sách này chắc không bao giờ tớ đọc đâuuu :"<<<<

tiêu cực và sặc mùi thụ động! thông điệp là đổ lỗi hết cho cuộc đời rồi khóc tu tu ăn vạ chứ còn gì nữa bạn? cuốn này nên hủy đi nhé đừng giữ mà cũng đừng đem cho ai

thực ra mình thấy cũng có ý đúng đấy vì giáo dục với quan niệm mình đâu có được khác thế hệ trước đâu? đến trường cũng để học những cái mà người khác muốn dạy mình chứ đâu phải là cái mình muốn học. Còn ở nhà nhiều khi bày tỏ suy nghĩ khác lại với quan điểm của người lớn thì bị mắng là hỗn láo