Bản thân không bằng người khác thì phải làm sao?

  1. Tâm sự cuộc sống

Mình sợ cảm giác đi lùi nhưng đã cố gắng làm đi làm lại kết quả không như mong muốn giống như bị bỏ lại phía sau so với xã hội các bạn đi nhanh quá mình theo không kịp.

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không?

Đó là khi bạn tìm được chính mình, hiểu được giá trị của riêng mình, biết mình là duy nhất. Luôn nỗ lực trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình mà không cần phải so sánh với ai khác.

Người giỏi, luôn có người giỏi hơn, không ai biết hết tất cả mọi thứ. Thay vì ngồi lo sợ bản thân thụt lùi, bản thân không bằng người khác thì bạn hãy nỗ lực thêm một chút. Đọc sách nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, ra ngoài nhiều hơn trong khả năng của mình là được rồi bạn ạ.

Trong công sở có một câu dựa trên triết lý 10.000 cú đá của Lý Tiểu Long thế này: "Biết lắm hiểu nhiều không bằng biết điều, biết việc!"

Vậy nên cứ ung dung mà sống đời của mình thôi bạn nhé!

Trả lời

Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không?

Đó là khi bạn tìm được chính mình, hiểu được giá trị của riêng mình, biết mình là duy nhất. Luôn nỗ lực trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình mà không cần phải so sánh với ai khác.

Người giỏi, luôn có người giỏi hơn, không ai biết hết tất cả mọi thứ. Thay vì ngồi lo sợ bản thân thụt lùi, bản thân không bằng người khác thì bạn hãy nỗ lực thêm một chút. Đọc sách nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, ra ngoài nhiều hơn trong khả năng của mình là được rồi bạn ạ.

Trong công sở có một câu dựa trên triết lý 10.000 cú đá của Lý Tiểu Long thế này: "Biết lắm hiểu nhiều không bằng biết điều, biết việc!"

Vậy nên cứ ung dung mà sống đời của mình thôi bạn nhé!

Theo mình, thay vì so sánh mình với người khác thì hãy so sánh bản thân mình hôm nay với ngày hôm qua và trả lời câu hỏi: “Liệu mình có tốt/tiến bộ hơn không?”.

So sánh có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Mấu chốt của vấn đề là bạn đang so sánh và mục đich của việc so sánh là gì.

-So sánh tiêu cực: là cách so sánh theo kiểu: thứ nhất là ganh đua, phải giỏi, thành công hơn người ta cho bằng được, thứ 2 là kiểu luôn so sánh để thấy những mặt tiêu cực, kém cỏi của bản thân, tự trách móc chính mình vì không làm tốt hơn so với người khác. Cả hai kiểu so sánh này đều tiêu cực. Ngay cả khi bạn thắng thế trong cuộc cạnh tranh thì nó chỉ là một niềm vui nhất thời. Ngay hôm sau, có thể bạn sẽ tiếp tục so sánh với một người nào đó giỏi hơn,...Quá trình đó sẽ liên tục tiếp diễn và có thể không thể dừng lại. Bạn sẽ cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi. Cuộc sống của bạn sẽ còn rất ít niềm vui.

-So sánh tích cực: là khi mà bạn nhìn vào một ai đó và bạn cảm thấy nên học hỏi ở người ta những gì. Có thể bạn cùng lớp của bạn có kĩ năng giao tiếp tốt, bạn có thể nhìn nhận lại bản thân và học hỏi, bổ sung, rèn luyện kĩ năng ấy cho mình…Là khi phát triển bản thân là mục tiêu chính của bạn chứ không phải là để chiến thắng mọi cuộc chơi. Khi ấy, nhìn sự thành công của người khác, bạn sẽ tìm ra động lực học hỏi của bản thân chứ không phải là cảm giác áp lực, mệt mỏi.

Vì thế, thay vì so sánh mình với người khác, bạn hãy so sánh mình với ngày hôm qua, rằng mình đã học hỏi được những gì, làm mới thêm bản thân hay chưa. Hãy lắng nghe bản thân và vững tin vào chính mình nhé!

Mỗi ngày tốt hơn mình ngày hôm qua 1% là tuyệt lắm rồi bạn ạ. Không nên so sánh quá nhiều!
Có 1 câu chuyện thế này.
Có 2 bạn chơi với nhau. Bạn A ăn ớt rất giỏi. Thấy vậy bạn B luôn cho rằng mình kém bạn A quá nhiều. Bạn B ngày ngày học ăn ớt để có thể ngang hàng với bạn A. Tuy vậy, càng cố gắng lại càng thua. Vì bạn B đã tự đặt mình vào một cuộc chiến. Ngược lại, bạn B lại rất giỏi chịu đau. Còn bạn A lại không thể làm điều đó.
Tập trung quá nhiều vào điểm mạnh của người khác sẽ đánh mất điểm mạnh của chính mình.
Mình nghĩ là tất cả chúng ta ra ngoài xã hội là để thất bại chính vì vậy mà bạn hãy mặc kệ tất cả mà làm tới nhé có làm thì mới có Sai mà rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại là được.

Thường thì khi bản thân chúng ta kém cỏi, không bằng người khác thì sẽ hãy lôi chính mình ra và so sánh với người khác. Thật ra thì đó là một suy nghĩ không thể tránh khỏi được bởi bản thân chúng ta ai chẳng muốn tốt lên. Nhưng mà cách này lại rất dễ cực đoan. Ngẫm lại thì nó cũng có một chút trẻ con và ích kỷ khi ta luôn thầm ước được như họ. Nhưng mà thời điểm tỏa sáng của mỗi người khác nhau. Trong chúng ta ai cũng có một chiếc đồng hồ cuộc đời của riêng mình. Chiếc đồng hồ này chẳng chạy theo một quy luật nào cả, cũng không tuân thủ giờ giấc giống nhau. Bởi đơn giản là vì mỗi chúng ta đều khác nhau. Có những người là thần đồng, họ tỏa sáng lúc 8-9 tuổi nhưng cũng có người 20, 30 mới bắt đầu "trổ bông". Thậm chí chúng ta còn có những bông hoa nở muộn hơn. Hồi đi học thì chắc chắn không thể tránh khỏi cạnh tranh khác nhau. Có người giỏi cũng có người kém hơn. Năng lực của mỗi người là khác nhau. Mình từng nghe được chị Khánh Vy nói thế này: " Kể cả bạn có muốn cạnh tranh cho sự phát triển thì hãy cố gắng coi người cạnh tranh của mình là người bạn. Hãy biết đứng lên vỗ tay chúc mừng, vui mừng cho sự thành công của họ rồi yên tâm thời khắc của bạn cũng sẽ đến thôi và sự so sánh xứng đáng nhất mà nên so sánh là so sánh mình của quá khứ và bây giờ."

Cách tốt nhất bây giờ chính là bạn nên cố gắng. Nếu người ta cố gắng 1 bạn phải cố gắng gấp 10. Mình không thể bằng 10 phần của người ta nhưng ít nhất cũng không chịu kém người ta quá 7 phần. Cứ nhích lên từng chút một thôi. "Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn đừng bao giờ dừng lại". Chậm mà chắc. Đúng không? Có thể bạn là con ốc sên trên đường đua dài 1km ấy nhưng chỉ cần kiên trì thể nào cũng sẽ tới đích. Cố gắng lên nhé!

Mỗi người đều có một thế mạnh riêng cho mình, có người giỏi về mảng này nhưng cũng có người giỏi về mảng kia. Điều quan trọng nhất là bạn đừng nên tạo áp lực cho chính mình, đừng lấy bản thân ra so sánh với 1 ai cả, thay vào đó bạn nên dựa vào điểm mình giỏi nhất mà cứ tiếp tục phát huy, chắc chắn 1 ngày nào đó thành công sẽ đến với bạn.