Bắt đầu theo đuổi PM nên đi lên từ BA hay PO Intern thì thuận lợi hơn ạ?

  1. Hướng nghiệp

Em base kinh tế cụ thể là Marketing muốn rẽ hướng làm PM thì hướng đi nào sẽ tốt hơn? Ngoài ra em có thể học kiến thức chuyên môn ở đâu để bắt đầu theo đuổi nghề này ạ?

Từ khóa: 

pm

,

product manager

,

ba

,

business analyst

,

hướng nghiệp

Chuyển từ Marketing sang PM thì mình cũng thấy có sự liên quan đó, về product hay mkt thì đều cần hiểu KH, có làm việc với end user, tuy nhiên PM thì k sâu. Bạn lên Udemy hay LinkedIn đều có các khóa học về PM, có thể thử 1 khóa intro để hiểu rõ hơn PM là làm gì, nhu cầu thị trg, có yêu cầu gì không, career path thế nào.

Mình có đứa em học Marketing cũng vô làm Product Manager đc. Bạn PM thì đang làm việc cùng có background học Marketing ra. Nói chung không chỉ các công ty Tech (sản phẩm là Tech) thì mới cần Product Manager đâu mà như cầu cho role PM ngày càng nhiều ý. Vd các ngành bán lẻ (retail, FMCG) ở các tập đoàn lớn (Unilever) cũng cần Product Manager nè. Khối ngành kĩ thuật, sản xuất cần PM cũng từ khá lâu rồi.

Trả lời

Chuyển từ Marketing sang PM thì mình cũng thấy có sự liên quan đó, về product hay mkt thì đều cần hiểu KH, có làm việc với end user, tuy nhiên PM thì k sâu. Bạn lên Udemy hay LinkedIn đều có các khóa học về PM, có thể thử 1 khóa intro để hiểu rõ hơn PM là làm gì, nhu cầu thị trg, có yêu cầu gì không, career path thế nào.

Mình có đứa em học Marketing cũng vô làm Product Manager đc. Bạn PM thì đang làm việc cùng có background học Marketing ra. Nói chung không chỉ các công ty Tech (sản phẩm là Tech) thì mới cần Product Manager đâu mà như cầu cho role PM ngày càng nhiều ý. Vd các ngành bán lẻ (retail, FMCG) ở các tập đoàn lớn (Unilever) cũng cần Product Manager nè. Khối ngành kĩ thuật, sản xuất cần PM cũng từ khá lâu rồi.

Đọc câu hỏi này của bạn mình muốn kể chút chuyện của bản thân.

Sơ lược về background của mình trước khi làm PM:

  • Học kinh tế 4 năm, quen với tài chính, marketing, legal, logistics, nhưng không học 1 tí gì về kỹ thuật - công nghệ.
  • Gần ra trường làm này làm kia, thử nhiều chỗ, mỗi chỗ một việc, nhưng làm một thời gian thì cảm thấy không hợp, nghỉ.

  • Cũng thi thố 1 vài chương trình về Marketing, tưởng lầm mình thích Marketing nhưng đụng vào SEO, Content, Social cứ thấy “lấn cấn", quyết định nghỉ tiếp.

  • Thử một chương trình về PM như 1 cơ hội của người trẻ (không giờ thì bao giờ?) nhưng bắt đầu vào làm, vừa làm vừa sợ vì cứ như mình-ko-thuộc-về-nơi-này.

Nếu bạn có nhiều hơn 2 yếu tố và vẫn muốn làm PM thì có khả năng bạn sẽ trải qua cảm giác giống mình: Impostor Syndrome.

Impostor Syndrome là hội chứng sẽ xuất hiện khi bất chợt bạn nhảy vào một nơi mà khả năng hoặc background trước đó của mình có vẻ như không match gì với công việc hiện tại, và nhìn mọi người làm việc thì càng hoài nghi về khả năng thực sự của mình. Từ đó bạn sẽ dễ gặp các khuynh hướng: Quá tiểu tiết, tách biệt mình với cả nhóm, lo lắng, hoài nghi…

Và nếu như bạn sợ cảm giác này xảy ra thì đừng lo, 40% những PM được hỏi cũng cảm thấy giống như bạn (ProductPlan, 2021). Điều này mình không biết tại sao, nhưng cũng có thể xuất phát từ những chuyện nghe nó cứ lạ đời khi bạn làm PM:

  • Bạn không là người thiết kế sản phẩm, nhưng bạn phải… đồng cảm với người dùng.

  • Bạn không là người develop sản phẩm, nhưng bạn phải…nắm được các technical debts, bugs hiện tại của người develop.

  • Bạn không là người chuyên nghiên cứu sản phẩm, nhưng bạn cũng phải…đi nghiên cứu sản phẩm (khá là thường xuyên).

  • Bạn không nên làm phiền khi team đang tập trung giải pháp, nhưng mọi người có quyền làm phiền bạn với những buổi meetings liên tục (điều #3).

  • Bạn là người ra quyết định, nhưng quyết định phải được sự đồng thuận…của cả nhóm.

  • Bạn ra quyết định đúng, sản phẩm thành công. Nhưng, thành công đó là thành công của cả team, không phải của mình bạn.

Trở lại mình khi ấy, đương nhiên là sẽ lao vào để làm sao xua tan cái impostor syndrome này càng sớm càng tốt, mình cố gắng làm những công việc để tạo Proof of Worth - làm những thứ mình nghĩ nhằm chứng minh là mình xứng đáng:

  • Mình tự làm wireframe, từ lo-fi, mi-fi, hi-fi đến prototype để designer biết là mình có đồng cảm với người dùng.

  • Mình tự debug, tự tracking và tự đọc thêm các thứ về tech để devs có thể respect mình hơn.

  • Mình tự học về logic của SQL, chạy thì ngu lắm, nhưng đủ để nói chuyện với các bạn Data.

  • Hơn hết, mình cố gắng phải nắm được tất cả tình hình, để “responsive” với mọi người, để ai cần là có mặt liền.

  • Mình là thợ đụng, đụng đâu làm đó.

Mặc dù mình khẳng định phương pháp này là KHÔNG KHOA HỌC, nhưng thực sự đối với mình thì nó cũng giúp ích rất nhiều để mình có thể nói chuyện, hoặc dễ hơn là “bắt sóng” được với những người trong team

Sau 1 thời gian thì mình bắt đầu quen, cái impostor syndrome này cũng không quá đáng sợ với mình nữa.

Bước đầu tiên mifhnh nghĩ bạn có thể đi học về BA (business analytics) & coding (căn bản), sau đó apply vào vị trí BA. Kinh nghiệm BA là tiền đề để bạn tiến lên PM/PO hơn là việc PO intern. Về học coding, mặc dù đúng là PM ko yêu cầu code nhưng theo quan sát của mình & kinh nghiệm của người trong ngành thì ko biết code sẽ rất khó để tiến xa trong ngành này. Khi apply, ứng viên biết code sẽ có lợi thế & được HR ưu tiên hơn, do khi biết code sẽ giúp bạn suy nghĩ có tổ chức hơn & có được niềm tin từ dev hơn (cái này rất quan trọng trong công việc). Bạn muốn làm trong ngành tech thì đầu tiên phải có kiến thức về tech trước, khi hiểu tech ròi thì kiến thức business bạn sẽ học rất nhanh. Chúc bạn chuyển ngành thành công.

đầu tiên mình nghĩ bạn nên hiểu rõ PM là gì, BA là gì, học như thế nào, lộ trình công việc ra sao. Trên Noron có bài viết này khá đầy đủ và thú vị nè, bạn tham khảo nhé: