Thời buổi này học sinh, sinh viên càng chịu áp lực rất nhiều, theo bạn để hạn chế điều này như thế nào?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Phong cách sống

Mình nghe tin, Nam sinh cấp 3 nhảy từ tầng 28 chung cư xuống đất, mà liên tưởng hồi xưa cấp 3 mình học với nhau vui là mấy áp lực có nhưng học cùng nhau san sẻ thì vui và xem tiktok thấy chủ tịch quốc hội ngân cũng khẳng định giờ học sinh toàtoàn dành time việc học, đánh mất rất nhiều kỷ niệm và tuổi thơ.

Từ khóa: 

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

,

phong cách sống

Nếu áp lực quá mà không có cách giải tỏa cũng như người chia sẻ lâu dần sinh ra trầm cảm và người trầm cảm họ rất khó để điều khiển hành vi của mình . Cách của mình thì cũng không phải cao siêu gì gia đình nếu cả 2 phụ huynh đều không nhận ra là mình đặt quá nhiều áp lực vào con mình thì sẽ phải có người nhận ra để làm người có thể chia sẻ áp lực đó , có thể là anh chị em hoặc ông bà , hãy là người tin tế biết quan sát biểu hiện của người thân để kịp thời hỏi han . Còn không thì có thể giới thiệu cho các em ấy web noron này để đặt câu hỏi , cho nhiều người tư vấn cho , web này còn có chế độ ẩn danh tiện cho ai không muốn lộ danh tính mà . Nhiều khi chỉ cần có thể nói ra , viết ra thì mọi uất ức cũng đã vơi bớt phần nào

Trả lời

Nếu áp lực quá mà không có cách giải tỏa cũng như người chia sẻ lâu dần sinh ra trầm cảm và người trầm cảm họ rất khó để điều khiển hành vi của mình . Cách của mình thì cũng không phải cao siêu gì gia đình nếu cả 2 phụ huynh đều không nhận ra là mình đặt quá nhiều áp lực vào con mình thì sẽ phải có người nhận ra để làm người có thể chia sẻ áp lực đó , có thể là anh chị em hoặc ông bà , hãy là người tin tế biết quan sát biểu hiện của người thân để kịp thời hỏi han . Còn không thì có thể giới thiệu cho các em ấy web noron này để đặt câu hỏi , cho nhiều người tư vấn cho , web này còn có chế độ ẩn danh tiện cho ai không muốn lộ danh tính mà . Nhiều khi chỉ cần có thể nói ra , viết ra thì mọi uất ức cũng đã vơi bớt phần nào

Câu trả lời của mình ở một câu hỏi khác gần giống như này, up lại thôi :v

Vẫn là câu chuyện gia đình nhà mình, nãy mình vừa nói chuyện qua đt với mẹ:
- Tiếc em kia mẹ nhỉ?
- Thương thật, con bảo lỗi do ai?
- ....chắc là cả 2 mẹ ạ, mà giờ cũng k trách mọc được ai nữa rồi, con cũng từng như em kia mà có lẽ mẹ không biết (đợt đó mình học 11, kết quả tệ lắm, bạn bè không có, cũng không ra ngoài chơi bao giờ, bố mẹ cũng mắng mỏ nhiều), nhưng sau đó con cũng nghĩ về bố mẹ, bố mẹ làm ăn vất vả nuôi con lớn khôn...
   (sau đó mình với mẹ có nói về nội dung những dòng cuối mà e trai kia viết)
- Mẹ thấy chắc là không có ai để chia sẻ, ít nhất trong gia đình phải có bố hoặc mẹ về phe con cái
- Con cũng hay chia sẻ với mẹ
- Cả con vs e gái đều hay nói với mẹ (e gái lại hay tâm sự với mình trước, mà chắc mẹ cũng biết rồi :v), có những chuyện mẹ không giải quyết được nhưng mẹ quan tâm, mẹ cứ gặng hỏi phải không?
- Vâng ^^
Cuộc nói chuyện hơn 20p mà tóm lược sơ sơ là vậy.
Những điều mình viết ở đây cũng là cho chính mình của tương lai sau này. Một gia đình nên là nơi san sẻ niềm vui lỗi buồn cho nhau, là nơi để tin tưởng. Bố mẹ phải là người gây dựng được niềm tin đó, bởi vì trẻ thơ thì đâu có kinh nghiệm gì, đâu biết bám víu vào đâu. Đừng đặt nặng áp lực học hành cho con trẻ, đừng để con học vì ước mơ dang dở của bản thân. Đa phần bố mẹ nào cũng nói câu ngày xưa bằng tuổi con bố làm được cái này, mẹ làm được cái kia, vậy mà bây giờ nuôi con ăn học có mỗi cái việc này việc kia làm cũng không xong, những câu nói đó là có ý tốt đấy ạ, nhưng các bố mẹ có thể thay đổi cách dùng từ được không ạ, bọn con không có những trải nghiệm của ngày xưa, bọn con nhiều khi không hiểu được cái khổ mà bố mẹ trải qua nên làm ơn đừng dùng cách diễn tả đó! Có những chuyện con chỉ chia sẻ cho nhẹ lòng chứ không cần cách giải quyết, hãy chỉ lắng nghe và chia sẻ lại câu chuyện của bố mẹ có được không? Có thể nào không dùng những lời lẽ mạt sát đó? Túm lại nếu là bố mẹ thì hãy lắng nghe con trẻ, thực sự đấy ạ, bọn con k cần lời khuyên cũng được mà.
Giờ đến phần con cái, phần của các bạn trẻ. Mình cũng từng như các bạn (cái từng kia cũng mới đây thôi chứ k xa lắm đâu), mình biết các bạn ở thành phố chịu áp lực học tập rất cao, phải giỏi cho vượt bạn vượt bè, bố mẹ đi làm rót tiền cho đi học thêm cũng chỉ vì lí do vậy. Mình may mắn k có áp lực là phải học quá giỏi hay gì, nhưng mình tin ngoài kia có nhiều bạn như mình, tự gây áp lực cho bản thân, cộng thêm điều kiện ngoại hữu gây áp lực chứ k phải là học hành, chẳng hạn như là con trai, con trưởng, con cả (tưởng tượng ở dưới có cả đàn em nhìn mình xem, kém xíu thì ê mặt lắm) hoặc là gia cảnh khó khăn... Cứ coi như ngang ngửa nhau he? Việc cần làm là cố gắng chia sẻ, sống có niềm tin. Ngày xưa, mẹ mình cũng y như lời mẹ em trai kia ấy, nhưng tâm sự, nói chuyện thật lòng rất nhiều rồi mẹ mình cũng thay đổi. Chia sẻ với em gái, em trai của mình cũng là một giải pháp. Kiếm những người bạn tốt, cùng nhau chơi game, nói về cuộc sống. Mấy cái áp lực đó nhìn tích cực thì nó chính là động lực nhỉ. Xin lỗi mà nói xuông là ê nhìn tích cực coi thì khó nghe thật, nhưng lớn hơn thì k phải mỗi áp lực học hành nữa mà có áp lực đồng tiền nè, có con cái lại phải chăm lo cho nó như cách bố mẹ làm bây giờ, nên các bạn hãy nghĩ như này từ sớm đi. Được sinh ra và sống ở đời đã là một loại ân huệ rồi, vậy cũng phải cố gắng mà trả cái ơn đó chứ ^^. 
Mà sau cùng sợ nhất là k có ai chia sẻ ở độ tuổi đó, không riêng gì mỗi học tập, bố mẹ và con đều là điều kiện cần, mở lòng và thấu hiểu là điều kiện đủ. Áp dụng công thức là ra, chúc gia đình các bạn hạnh phúc ^^
P/s: nếu có ý kiến trái chiều thì mình xin phép k tranh luận thêm ạ
 

 

Cuộc sống vốn đầy cạnh tranh, thậm chí có người ví cuộc sống với một đường đua mà chúng ta chính là những người ganh đua nhau từng milimet để chiến thắng. Thật không may, suy nghĩ này lại mở ra những đau khổ, những mặt tiêu cực trong xã hội. Khi con người không thể chống cự với áp lực cuộc sống nữa, họ quyết định từ bỏ cuộc sống như một cách giải thoát. Gần đây nhất là vụ nam sinh cấp 3 quyết định quyên sinh trước mắt người bố của mình vì áp lực học tập. Vụ việc đau lòng này đã khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về áp lực mà mỗi đứa trẻ phải gánh chịu suốt bao nhiêu năm cắp sách đến trường.

Vậy, làm thế nào để giảm áp lực học tập? Theo mình, đây là vấn đề của phụ huynh và cả học sinh. Áp lực sinh ra từ 2 phía, vậy nên truy vấn cách giải quyết cũng phải bắt nguồn từ cả hai. Có nhiều cách để giảm áp lực học tập mà các bạn có thể học trên mạng hay nghe trên youtube, radio, báo đài,...nhưng đối với mình, quan trọng nhất là chúng ta THAY ĐỔI SUY NGHĨ của mình về vấn đề học tập.

Một điều đáng buồn là hầu hết phụ huynh áp đặt con cái phải đứng nhất lớp hay vào trường top là vì chính danh dự của mình, là có thể tự hào đi nói với mọi người rằng “con tôi” giỏi thế này thế nọ với hàng xóm, đồng nghiệp,...thay vì lo cho tương lai của con mình. Chính vì vậy, họ không thể biết được con họ thực sự muốn gì, đam mê lĩnh vực nào và liệu con mình đã trải qua những gì khi bị bố mẹ nó áp đặt như thế. Ngay cả những lời chống đối hay lời than thở của con trẻ, bố mẹ chỉ nghĩ đó chỉ là dấu hiệu của sự lười nhác mà không biết rằng đấy là những dấu hiệu đầu tiên của những hệ luỵ sau này. Vậy bây giờ, phụ huynh phải thay đổi suy nghĩ của mình về vấn đề học tập của con cái. Nếu chúng ta suy nghĩ thoáng hơn, nghĩ cho con nhiều hơn, để ý đến những thay đổi nhỏ nhất của con, dành cho con thời gian để lắng nghe và thấu hiểu thì dần dần chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy con dần mở lòng.

Còn về những đứa trẻ mới lớn, nếu cảm thấy áp lực, hãy lên tiếng xin sự trợ giúp. Nếu có thể, hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị em hay bạn bè,...làm tất cả mọi cách để chia sẻ với mọi người. Có như vậy, em mới có thể giải toả một phần nào áp lực của mình. Nếu may mắn, khi chia sẻ ra em có thể nhận lại lời khuyên hữu ích nào đó. Sau đó, em nên sắp xếp một buổi nói chuyện nghiêm túc với gia đình của mình. Đó là một việc quan trọng và cần thiết để em nói ra những nỗi lòng của mình. Khi mọi người đều thông cảm và thấu hiểu nhau thì những việc khác đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó, em hãy tìm cho mình một thứ mà em đam mê và theo đuổi nó. Bên cạnh việc học tập, em có thể lấy nó làm động lực và niềm vui mỗi lúc mệt mỏi.

Cuộc sống vốn rất ngắn, chúng ta có thể không thành công thành những ông này bà nọ nhưng chúng ta phải hạnh phúc. Như câu nói của Frank Tyger, nhà báo – nhà văn nổi tiếng người Mỹ “Làm điều mình thích là tự do. Thích điều mình làm là hạnh phúc”. Mình cũng rất thích câu slogan của Ovaltine “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.

https://cdn.noron.vn/2022/04/05/74332125936616388-1649130874.jpg

Mình nghĩ trường hợp bạn nam trong vụ việc này còn nhiều khúc mắc đằng sau. Mấy ngày qua dân mạng lên án gia đình họ quá trời, mình cảm thấy bức xúc vì điều ấy. Công nhận là học sinh sinh viên ngày nay phải học rất nhiều so với ngày trước (thời học sinh của mình). Áp lực từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, xã hội,....Mình có gia sư một em lớp 7, lịch học của em gần như kín mít hết tuần, không có thời gian giải trí hay làm điều em ấy thích luôn, chỉ có đúng ngày CN là được nghỉ ngơi. Mình vẫn hay nói với em rằng giờ các em học nhiều quá, k còn được vui chơi như tuổi thơ của chị ngày xưa,...

Đối với gia đình, cần thấu hiểu, lắng nghe và chủ động chia sẻ với các em. Đừng suốt ngày so sánh con cái mình với con nhà người ta nữa. Khi con mình đạt thành tích cao thì nên công nhận và có khen thưởng xứng đáng và ngược lại. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của các con, phụ huynh có muốn bị áp đặt, thúc ép học hành hay không? Hãy tạo môi trường tích cực để các em ấy tự nhân thức được tầm quan trọng của việc học và phấn đầu bằng sự quyết tâm của chính các em.

Đối với học sinh, sinh viên thì cần:

1. Lập kế hoạch

Có một kế hoạch học tập và làm việc tốt trước khi bắt đầu ngày mới là điều vô cùng cần thiết, giúp các bạn có thể kiểm soát chi tiết hơn về lịch trình và việc cần làm trong ngày. Theo timeline đó và cố gắng hoàn thành tốt mỗi ngày. Việc này sẽ giúp mn có cảm giác mình hiệu quả, giảm căng thẳng, áp lực khi có nhiều deadline.

2. Loại bỏ bớt những thứ khiến mình mất tập trung, phân tâm

Ví dụ như Tiktok hay mxh nói chung có nhiều nhưng clip "kiếm xx/tháng,..." vô hình chung nó khiến chúng ta bị áp lực, căng thẳng và mặc cảm khi mình không bằng người ta, hơn nữa việc để các thiết bị điện tử bên cạnh cũng làm giảm sự tập trung của bạn trong lúc học.

3. Chủ động chia sẻ với bạn bè, người thân, bố mẹ

thẳng thắn chia sẻ với nhau là cách tốt nhất để thấu hiểu nhau. Nói với bố mẹ những cảm xúc suy nghĩ của bản thân là cách giúp họ hiểu những điều bạn đang trải qua, từ đó họ sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, quan hệ gia đình sẽ tốt hơn.

Xã hội càng phát triển lượng kiến thức cũng sẽ theo đó tăng lên, con người muốn chở nên đa nhiễm thì phải học hỏi nhiều nhất có thể. Nếu muốn bớt học lại thì đều đó bạn trở thành người đơn nhiễm,có nghĩa là hiểu biết của bạn sẽ bị giới hạn ở một lĩnh vực hay chuyên ngành nào đó. Áp lực nó đến từ nhu cầu xã hội và khát vọng bản thân của mỗi người, nhu cầu lớn khát vọng lớn bạn sẽ cảm thấy áp lực.