Bí kíp viết kịch bản radio?

  1. Kỹ năng mềm

Bọn mình đang có một bài tập lên kịch bản cho 1 vài số radio, nhưng mình mới làm quen với môn học này nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Mình nhận thấy viết kịch bản radio hoàn toàn khác biệt so với viết trên social media hay website nên thấy cũng hơi gian nan :((

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Bạn có thể lưu ý một số điều sau nhé!

1. Viết ngắn gọn, chặt chẽ

Không phải là video quảng cáo dài 3 – 5 phút hay một bài viết 1000 từ để thuyết phục người đọc, kịch bản radio bạn không thể viết dài dòng. Chỉ có khoảng 30s – 60s để truyền đạt thông điệp đến người nghe. Trong thời gian đó, bạn cần thu hút sự chú ý, giải thích lý do tại sao họ nên mua sản phẩm và mua sản phẩm ở đâu.

Khi nghe radio, các thính giả chỉ lắng nghe một cách tuyến tính và chỉ tiếp tục nghe bất cứ điều gì tiếp theo. Vậy nên, tuyệt đối không được phép thừa từ. Hãy cắt bỏ bất cứ thứ gì bạn không cần.

2. Học cách biên tập

Đây là cách mình từng viết kịch bản quảng cáo trên radio.

Đầu tiên, mình bắt đầu với một bản nháp. Sau đó, đọc qua, chỉnh sửa. Rồi để nguyên như vậy và đi làm việc khác (lướt facebook chẳng hạn).

Một tiếng sau, mình trở lại và bắt đầu đọc nó thành tiếng, vừa đọc, vừa bấm thời gian. Và bạn biết đấy, lúc nào nó cũng quá dài. Vì vậy, mình phải bắt đầu cắt từ. Từ 3p xuống dần 2p30s rồi 2p. Khi không biết cắt phần nào nữa, mình lại bỏ kịch bản sang một bên và làm việc khác.

Vài tiếng sau, mình quay lại và tiếp tục đọc nó. Lạ thay những từ mà trước đó nghĩ không thể bỏ thì phát hiện ra có thể xóa nó đi hoặc thay thế bằng những từ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn. Dần dần, có thể đảm bảo trong vòng 45s cho một quảng cáo 60s.

Tại sao là 45s? Bạn biết đấy, quảng cáo radio cần để không gian cho âm thanh – nó sẽ giúp bạn tạo hiệu ứng tốt hơn.

3. Viết kịch bản radio theo phong cách văn hội thoại

Hãy nhớ rằng: viết kịch bản radio hoàn toàn khác với bài đăng mạng xã hội bởi viết cho tai khác với viết cho mắt. Con mắt dễ hình dung hơn rất nhiều. Và nó có thể quay lại bất cứ nội dung nào thấy khó hiểu.

Còn đối với thính giả, họ chỉ nghe một lần. Nếu họ không hiểu một điểm chính trong câu chuyện, họ sẽ bị sao nhãng và vậy là bản tin đã thất bại.

Vậy nên khi viết kịch bản radio, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta là người kể chuyện. Chúng ta phải khiến câu chuyện trở nên logic, mạch lạc, nên có mở đầu, giữa và kết thúc.

Không nên chỉ đọc các sự kiện và số liệu, hãy giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó. Bạn cần một tư duy logic, sắp xếp và chọn học nội dung để truyền tải đúng thông điệp yêu cầu.

4. Tuân theo các quy tắc

Viết kịch bản radio, bạn cần tuân theo các nguyên tắc nhất định, ví dụ như:

  • Không nên sử dụng những từ bóng bẩy, chơi chữ.
  • Các tên riêng nước ngoài cần được phiên âm rõ.
  • Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN …).
  • Không dùng biệt ngữ, không dùng các từ mơ hồ.
  • Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể.
  • Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm (Ví dụ: hãy viết 150 triệu thay cho 150.000.000)
  • Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha)
  • Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình.
Trả lời

Bạn có thể lưu ý một số điều sau nhé!

1. Viết ngắn gọn, chặt chẽ

Không phải là video quảng cáo dài 3 – 5 phút hay một bài viết 1000 từ để thuyết phục người đọc, kịch bản radio bạn không thể viết dài dòng. Chỉ có khoảng 30s – 60s để truyền đạt thông điệp đến người nghe. Trong thời gian đó, bạn cần thu hút sự chú ý, giải thích lý do tại sao họ nên mua sản phẩm và mua sản phẩm ở đâu.

Khi nghe radio, các thính giả chỉ lắng nghe một cách tuyến tính và chỉ tiếp tục nghe bất cứ điều gì tiếp theo. Vậy nên, tuyệt đối không được phép thừa từ. Hãy cắt bỏ bất cứ thứ gì bạn không cần.

2. Học cách biên tập

Đây là cách mình từng viết kịch bản quảng cáo trên radio.

Đầu tiên, mình bắt đầu với một bản nháp. Sau đó, đọc qua, chỉnh sửa. Rồi để nguyên như vậy và đi làm việc khác (lướt facebook chẳng hạn).

Một tiếng sau, mình trở lại và bắt đầu đọc nó thành tiếng, vừa đọc, vừa bấm thời gian. Và bạn biết đấy, lúc nào nó cũng quá dài. Vì vậy, mình phải bắt đầu cắt từ. Từ 3p xuống dần 2p30s rồi 2p. Khi không biết cắt phần nào nữa, mình lại bỏ kịch bản sang một bên và làm việc khác.

Vài tiếng sau, mình quay lại và tiếp tục đọc nó. Lạ thay những từ mà trước đó nghĩ không thể bỏ thì phát hiện ra có thể xóa nó đi hoặc thay thế bằng những từ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn. Dần dần, có thể đảm bảo trong vòng 45s cho một quảng cáo 60s.

Tại sao là 45s? Bạn biết đấy, quảng cáo radio cần để không gian cho âm thanh – nó sẽ giúp bạn tạo hiệu ứng tốt hơn.

3. Viết kịch bản radio theo phong cách văn hội thoại

Hãy nhớ rằng: viết kịch bản radio hoàn toàn khác với bài đăng mạng xã hội bởi viết cho tai khác với viết cho mắt. Con mắt dễ hình dung hơn rất nhiều. Và nó có thể quay lại bất cứ nội dung nào thấy khó hiểu.

Còn đối với thính giả, họ chỉ nghe một lần. Nếu họ không hiểu một điểm chính trong câu chuyện, họ sẽ bị sao nhãng và vậy là bản tin đã thất bại.

Vậy nên khi viết kịch bản radio, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta là người kể chuyện. Chúng ta phải khiến câu chuyện trở nên logic, mạch lạc, nên có mở đầu, giữa và kết thúc.

Không nên chỉ đọc các sự kiện và số liệu, hãy giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó. Bạn cần một tư duy logic, sắp xếp và chọn học nội dung để truyền tải đúng thông điệp yêu cầu.

4. Tuân theo các quy tắc

Viết kịch bản radio, bạn cần tuân theo các nguyên tắc nhất định, ví dụ như:

  • Không nên sử dụng những từ bóng bẩy, chơi chữ.
  • Các tên riêng nước ngoài cần được phiên âm rõ.
  • Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN …).
  • Không dùng biệt ngữ, không dùng các từ mơ hồ.
  • Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể.
  • Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm (Ví dụ: hãy viết 150 triệu thay cho 150.000.000)
  • Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha)
  • Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình.