Business Analyst (BA) là làm gì Cần học những gì Và tương lai nghề này ở Việt Nam như thế nào?

  1. Hướng nghiệp

Bussiness Analyst (BA)là gì? Công việc này thường làm những gì? Con đường phát triển nghề BA? Cần học những gì để làm tốt nghề BA? Và mức lương của nghề BA như thế thế nào? Mình học quản trị kinh doanh có làm được BA hay không?

Từ khóa: 

ba

,

business analyst

,

hướng nghiệp

Business Analyst (BA) đang nổi lên thành một nghề khá hot đối với các bạn trẻ và nhu cầu thị trường với ngành này cũng rất lớn. Kỹ năng giải quyết vấn đề mà tốt thì bạn chẳng bao giờ lo thất nghiệp với ngnafh này.

1. BA là gì?

Theo định nghĩa của IIBA, BA là một hoạt động tạo nên sự thay đổi trong hoàn cảnh của tổ chức, bằng cách xác định rõ mong muốn/vấn đề/cơ hội, để từ đó BA sẽ đưa ra giải pháp và quan trọng là những giải pháp đó mang lại giá trị cho các bên liên quan, những đối tượng thụ hưởng. Và hiểu đơn giản thì Business Analyst là những người chuyên giải quyết vấn đề.

Do đó, BA không gói gọn trong ngành IT, không gói gọn trong lĩnh vực phát triển phần mềm mà BA có ở khắp mọi nơi. Ở đâu có nhu cầu, có vấn đề, có cơ hội là các bạn là 1 BA. Ở Việt Nam, khi nói đến BA đa phần mọi người sẽ hiểu đó là IT BA, nhưng thực tế nghề này còn có thể đảm nhiệm các vị trí khác như: Tư vấn chiến lược, sale – marketing, phát triển sản phẩm....

Và ví dụ vui cho các bạn hiểu thế này, Ở thời Tam Quốc, Lưu Bị mới lập nghiệp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu tranh, giành đất đai, lập quốc, xây dựng thương hiệu... Lúc này Lưu Bị cần một BA để giúp xử lý các vấn đề trên và Gia Cát Lượng là BA tốt nhất được chọn. Bằng kỹ năng xác định vấn đề, phân tích tình hình nội tại và bên ngoài, cơ hội cũng như thách thức với nhà Thục Hán, Gia Cát lượng đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp Lưu Bị giải quyết vấn đề, mang lại giá trị về mặt thương hiệu, lãnh thổ... cho Lưu Bị

Vậy nên, BA ở đây có thể là vị trí công việc nhưng cũng có thể là một bộ kỹ năng làm việc.

Với BA không nhất thiết làm việc trong ngành IT mà bạn còn rất nhiều ngành nghề để lựa chọn. Cơ hội cũng rộng mở đối với ngành này. Và mức lương dành cho người chuyên giải quyết xử lý vấn đề cũng luôn xứng đáng.

https://cdn.noron.vn/2022/02/11/25530129856118542-1644569550.png

2. Làm thế nào để trở thành BA chuyên nghiệp?

Học nhiều khóa học để có chứng chỉ, và đọc sách vở là cách hiệu quả giúp bạn nhiều kiến thức giúp ích cho bạn để trở thành một BA. Nhưng lý thuyết vẫn mãi chỉ là lý thuyết, trải nghiệm mới là nhân tốt quyết định sự giỏi/ chuyên nghiệp của một BA.

Muốn làm BA tốt bạn cần trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm cuộc đời và mọi thứ xung quanh, nghe có vẻ chả liên quan nhưng thực sự nó lại vô cùng cần thiết để giúp bạn thành công được với nghề BA. Lý thuyết thì luôn hay, luôn đúng, nhưng thực tế thì lại rất phũ phàng. Bạn cần thật nhiều trải nghiệm để làm việc được trong ngành này.

Chia sẻ thêm với bạn ngoài câu trả lời từ bạn Trọng Phúc.

Trả lời

Business Analyst (BA) đang nổi lên thành một nghề khá hot đối với các bạn trẻ và nhu cầu thị trường với ngành này cũng rất lớn. Kỹ năng giải quyết vấn đề mà tốt thì bạn chẳng bao giờ lo thất nghiệp với ngnafh này.

1. BA là gì?

Theo định nghĩa của IIBA, BA là một hoạt động tạo nên sự thay đổi trong hoàn cảnh của tổ chức, bằng cách xác định rõ mong muốn/vấn đề/cơ hội, để từ đó BA sẽ đưa ra giải pháp và quan trọng là những giải pháp đó mang lại giá trị cho các bên liên quan, những đối tượng thụ hưởng. Và hiểu đơn giản thì Business Analyst là những người chuyên giải quyết vấn đề.

Do đó, BA không gói gọn trong ngành IT, không gói gọn trong lĩnh vực phát triển phần mềm mà BA có ở khắp mọi nơi. Ở đâu có nhu cầu, có vấn đề, có cơ hội là các bạn là 1 BA. Ở Việt Nam, khi nói đến BA đa phần mọi người sẽ hiểu đó là IT BA, nhưng thực tế nghề này còn có thể đảm nhiệm các vị trí khác như: Tư vấn chiến lược, sale – marketing, phát triển sản phẩm....

Và ví dụ vui cho các bạn hiểu thế này, Ở thời Tam Quốc, Lưu Bị mới lập nghiệp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu tranh, giành đất đai, lập quốc, xây dựng thương hiệu... Lúc này Lưu Bị cần một BA để giúp xử lý các vấn đề trên và Gia Cát Lượng là BA tốt nhất được chọn. Bằng kỹ năng xác định vấn đề, phân tích tình hình nội tại và bên ngoài, cơ hội cũng như thách thức với nhà Thục Hán, Gia Cát lượng đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp Lưu Bị giải quyết vấn đề, mang lại giá trị về mặt thương hiệu, lãnh thổ... cho Lưu Bị

Vậy nên, BA ở đây có thể là vị trí công việc nhưng cũng có thể là một bộ kỹ năng làm việc.

Với BA không nhất thiết làm việc trong ngành IT mà bạn còn rất nhiều ngành nghề để lựa chọn. Cơ hội cũng rộng mở đối với ngành này. Và mức lương dành cho người chuyên giải quyết xử lý vấn đề cũng luôn xứng đáng.

https://cdn.noron.vn/2022/02/11/25530129856118542-1644569550.png

2. Làm thế nào để trở thành BA chuyên nghiệp?

Học nhiều khóa học để có chứng chỉ, và đọc sách vở là cách hiệu quả giúp bạn nhiều kiến thức giúp ích cho bạn để trở thành một BA. Nhưng lý thuyết vẫn mãi chỉ là lý thuyết, trải nghiệm mới là nhân tốt quyết định sự giỏi/ chuyên nghiệp của một BA.

Muốn làm BA tốt bạn cần trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm cuộc đời và mọi thứ xung quanh, nghe có vẻ chả liên quan nhưng thực sự nó lại vô cùng cần thiết để giúp bạn thành công được với nghề BA. Lý thuyết thì luôn hay, luôn đúng, nhưng thực tế thì lại rất phũ phàng. Bạn cần thật nhiều trải nghiệm để làm việc được trong ngành này.

Chia sẻ thêm với bạn ngoài câu trả lời từ bạn Trọng Phúc.

Business Analyst (BA) là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” nhưng ở Việt Nam mọi người thường dùng cách gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

Hiện tại, Việt Nam chưa có đơn vị hay trường nào đào tạo chuyên về ngành Business Analyst.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn phát triển trong ngành Business Analyst, có thể tham khảo nhóm ngành dưới đây:

Nhóm ngành Kinh tế:

Những chuyên ngành trong nhóm này có thể kể đến như tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán,... Hầu hết, Business Analyst sẽ cần phân tích các dữ liệu liên quan đến lợi ích kinh tế, tài chính, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp hoặc khách hàng.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin

Business Analyst cần các kiến thức liên quan đến xây dựng, vận hành, phát triển hệ thống thông qua phần mềm, kiến thức CNTT.

Business Analyst thường có những mức độ phát triển tương ứng với các mức lương khác nhau. Có thể dao động từ 7-60 triệu.

Kết lại, bạn học quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể trở thành 1 BA nhé.

theo mình biết thì nghề này có nhiều cơ hội ở Việt Nam, vì số lượng nhân sự ít, và ở VN mình k thấy phổ biến vị trí này lắm trong khi ở nước ngoài thì rất phổ biến.