Các đặc điểm chính của Xã hội học của Emile Durkheim là gì?

  1. Xã hội

Đối tượng nghiên cứu xã hội học của Emile Durkheim là gì? Nền tảng tư tưởng trong quan điểm của ông chịu chi phối từ đâu? Đối tượng nghiên cứu xhh của ông là gì ? Nền tảng tư tưởng trong quan điểm của ông chịu chi phối từ đâu? Theo ông thế nào là sự kiện xã hội ? Đặc điểm sự kiện xã hội?

Từ khóa: 

xã hội học

,

xã hội

Emile Durkheim là một nhà xã hội học. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập ra ngành xã hội học hiện đại và là "cha đẻ của xã hội học Pháp".

https://cdn.noron.vn/2021/12/04/32362319811381501-1638601534.jpg

Tư tưởng của ông có kế thừa một phần từ Herbert Spencer. Herbert spencer chịu ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin (1809-1882). Ông coi xã hội như một cơ thể sống, cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy luật. Theo Spencer nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiển hóa. Các xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hỏa cao, liên kết ổn định bền vững. Herbert Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống hội nào có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Đối tượng nghiên cứu chính

Với Emile Durkheim đối tượng nghiên cứu chính của ông là các sự kiện xã hội. Theo ông, không phải các cá nhân, mà các hội nhóm mới là trung tâm nghiên cứu của ngành xã hội học (Tương tự như các hội nhóm, group trên Facebook ngày này). Ông cho rằng con người là động vật xã hội và có hành vi, suy nghĩ bị chi phối bởi sự chờ mong, phong tục, luật lệ của hội nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia. Chính vì thế không thể nghiên cứu con người như một cá thể độc lập, mà phải đặt vào một quần thể.

Sự kiện xã hội

Theo Durkheim, cho dù các sự kiện xã hội luôn tồn tại ở bên ngoài cá nhân và chung cho cả xã hội, nhưng chúng lại có khả năng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong của mỗi cá nhân. Đê giải thích điều này, người ta phải dựa vào cơ chế “xã hội hóa” tức là các cá nhân lĩnh hội những chuẩn mực, quy tắc của xã hội và biến nó thành những định hướng chi phối các hành động của mình và cơ chế “khách thể hóa” tức là sau khi hấp thụ được những khuôn ưiẫu, chuẩn mực từ xã hội thì cá nhân lại biến nó thành những suy nghĩ và hành động cụ thể của chính mình.

Đóng góp Nổi bật:

Emile Durkheim phân chia lịch sử xã hội thành 2 loại: xã hội truyền thống và xã hội hiện đại tương ứng với nó là 2 hình thức đoàn kết: đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ.

Đoàn kết cơ giới là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất đơn điệu của hệ thống giá trị và niềm tin.

Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội.

Theo ông, xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất.

Ông có ba tác phẩm quan trọng: “sự phân công lao động xã hội”, “các quy tắc của phương pháp xã hội học”, “Tự tử”.

Trả lời

Emile Durkheim là một nhà xã hội học. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập ra ngành xã hội học hiện đại và là "cha đẻ của xã hội học Pháp".

https://cdn.noron.vn/2021/12/04/32362319811381501-1638601534.jpg

Tư tưởng của ông có kế thừa một phần từ Herbert Spencer. Herbert spencer chịu ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa của Darwin (1809-1882). Ông coi xã hội như một cơ thể sống, cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy luật. Theo Spencer nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiển hóa. Các xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hỏa cao, liên kết ổn định bền vững. Herbert Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống hội nào có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Đối tượng nghiên cứu chính

Với Emile Durkheim đối tượng nghiên cứu chính của ông là các sự kiện xã hội. Theo ông, không phải các cá nhân, mà các hội nhóm mới là trung tâm nghiên cứu của ngành xã hội học (Tương tự như các hội nhóm, group trên Facebook ngày này). Ông cho rằng con người là động vật xã hội và có hành vi, suy nghĩ bị chi phối bởi sự chờ mong, phong tục, luật lệ của hội nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia. Chính vì thế không thể nghiên cứu con người như một cá thể độc lập, mà phải đặt vào một quần thể.

Sự kiện xã hội

Theo Durkheim, cho dù các sự kiện xã hội luôn tồn tại ở bên ngoài cá nhân và chung cho cả xã hội, nhưng chúng lại có khả năng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong của mỗi cá nhân. Đê giải thích điều này, người ta phải dựa vào cơ chế “xã hội hóa” tức là các cá nhân lĩnh hội những chuẩn mực, quy tắc của xã hội và biến nó thành những định hướng chi phối các hành động của mình và cơ chế “khách thể hóa” tức là sau khi hấp thụ được những khuôn ưiẫu, chuẩn mực từ xã hội thì cá nhân lại biến nó thành những suy nghĩ và hành động cụ thể của chính mình.

Đóng góp Nổi bật:

Emile Durkheim phân chia lịch sử xã hội thành 2 loại: xã hội truyền thống và xã hội hiện đại tương ứng với nó là 2 hình thức đoàn kết: đoàn kết cơ giới và đoàn kết hữu cơ.

Đoàn kết cơ giới là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất đơn điệu của hệ thống giá trị và niềm tin.

Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội.

Theo ông, xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất.

Ông có ba tác phẩm quan trọng: “sự phân công lao động xã hội”, “các quy tắc của phương pháp xã hội học”, “Tự tử”.