Các biện pháp giảm sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội?

  1. Đầu tư & Tài chính

Mâu thuẫn xã hội thường nảy sinh do các nguyên nhân: sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về nhận thức, ý thức dân tộc. Làm thế nào để xóa bỏ được quan niệm này, chắc chắn phải dựa vào những người có khả năng lãnh đạo đất nước, muốn như vậy, đất nước phải có tiềm lực kinh tế, tiềm lực kinh tế dựa vào đâu. Thứ nhất là tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai là óc sáng tạo của con người. Thứ ba là nguồn đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện nay chúng ta đều thiếu về con người, tài lực và kinh nghiệm sống. Cơ bản là người trẻ không dám làm, không có cơ hội làm và ngại làm. Muốn làm giàu cho tổ quốc thì bản thân anh phải giàu đã. Song thực tế, trí thức thường quá nghèo. Phải làm gì để cán cân kinh tế cân bằng. Người tài làm ra được tiền. Người không có công ăn việc làm thì có công ăn việc làm. Đĩ thõa, tội phạm thì biết hoàn lương
Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Xã hội không bao giờ có công bằng đâu bạn. Điều công bằng nhất đó là "làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực" nghĩa là thu nhập chính là sự đánh giá khả năng của bạn.

Người nghèo không phải vì bị xã hội áp bức hay nhà nước chèn ép, mà vì họ không đủ tư duy để thoát nghèo.

Vì vậy đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh trước khi xét đến yếu tố bản thân.

Còn các nước tư bản họ có cách cân bằng giàu nghèo như sau :

Đánh thuế cực mạnh vào thu nhập của những người giàu có, ví dụ như Pháp, thuế của người giàu là 30% thu nhập, và đang đề xuất tăng đến 45% với giới siêu giầu thu nhập trên 1tr euro.

Tiền thuế đó sẽ chi cho phúc lợi xã hội, khiến người nghèo không phải tốn quá nhiều tiền cho chi phí sinh hoạt cá nhân.

Thành ra ở các nước tư bản như Mỹ, Pháp, bạn vẫn sống khá thoải mái kể cả ...không cần có năng lực. Tuy nhiên đa phần người dân chỉ đi ở nhà thuê, chi phí mua nhà rất đắt đỏ.

Tóm lại : nhà nước lo cho bạn bát cơm để bạn không đói, nhưng muốn ăn thịt thì bạn phải tự vận động.

Và thực trạng đó lại nảy sinh bất công cho những người giàu có, khi họ vất vả chỉ để nuôi người khác. thế nên tình trạng trốn thuế rất nhiều, dĩ nhiên những người giàu họ thừa IQ để biết cách lách luật.

Như ở Mỹ có một bang bị sụt giảm ngân sách nghiệm trọng chỉ vì ông tỉ phú của bang đó ..... Chuyển khẩu sang nơi khác với mức thuế dễ chịu hơn.

Vì vậy bất công trong xã hội không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ chế độ này sang chế độ khác, từ tầng lớp này sang tầng lớp khác mà thôi.

Trả lời

Xã hội không bao giờ có công bằng đâu bạn. Điều công bằng nhất đó là "làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực" nghĩa là thu nhập chính là sự đánh giá khả năng của bạn.

Người nghèo không phải vì bị xã hội áp bức hay nhà nước chèn ép, mà vì họ không đủ tư duy để thoát nghèo.

Vì vậy đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh trước khi xét đến yếu tố bản thân.

Còn các nước tư bản họ có cách cân bằng giàu nghèo như sau :

Đánh thuế cực mạnh vào thu nhập của những người giàu có, ví dụ như Pháp, thuế của người giàu là 30% thu nhập, và đang đề xuất tăng đến 45% với giới siêu giầu thu nhập trên 1tr euro.

Tiền thuế đó sẽ chi cho phúc lợi xã hội, khiến người nghèo không phải tốn quá nhiều tiền cho chi phí sinh hoạt cá nhân.

Thành ra ở các nước tư bản như Mỹ, Pháp, bạn vẫn sống khá thoải mái kể cả ...không cần có năng lực. Tuy nhiên đa phần người dân chỉ đi ở nhà thuê, chi phí mua nhà rất đắt đỏ.

Tóm lại : nhà nước lo cho bạn bát cơm để bạn không đói, nhưng muốn ăn thịt thì bạn phải tự vận động.

Và thực trạng đó lại nảy sinh bất công cho những người giàu có, khi họ vất vả chỉ để nuôi người khác. thế nên tình trạng trốn thuế rất nhiều, dĩ nhiên những người giàu họ thừa IQ để biết cách lách luật.

Như ở Mỹ có một bang bị sụt giảm ngân sách nghiệm trọng chỉ vì ông tỉ phú của bang đó ..... Chuyển khẩu sang nơi khác với mức thuế dễ chịu hơn.

Vì vậy bất công trong xã hội không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ chế độ này sang chế độ khác, từ tầng lớp này sang tầng lớp khác mà thôi.

Tôi nghĩ ko phải là chính sánh ủng hộ người nghèo mà có lẽ chúng ta nên tập chung vào giáo dục,y tế và ổn định trật tự xã hội thì khi đó kinh tế sẽ tăng trưởng kéo theo sự cân bằng giàu nghèo tốt hơn

Theo mình nghĩ thì giàu hay nghèo do mỗi cá nhân, có năng lực và ý chí để giàu lên. Thợ giỏi thì ko thể làm lệch cái lưỡi đục để xấu như thợ dỏm đc. Nên việc kéo gần người giàu và người nghèo lại với nhau là điều không thể. Có chăng Nhà Nước chỉ có thể can thiệp vào giáo dục để đào tạo nhân cách và năng lực cho mỗi người. Cùng với đó có thể là việc cho vay vốn để người nghèo làm ăn. Rồi tùy thuộc cái năng khiếu mỗi người mà tự có hướng đi phù hợp làm giàu cho bản thân và sau đó là xã hội.

Chứ người có tài mà ko làm ra tiền thì chưa phải là tài, giống như hay nói đừng tự hào nghèo mà giỏi mà phải xem lại tại sao giỏi mà vẫn nghèo vậy. Muốn giảm thất nghiệp thì cũng phải có khối tư nhân (ng giàu), chứ Nhà Nước thì sao cáng đáng hết đc.