Các chủ nợ sẽ đòi tiền như thế nào khi con nợ là một quốc gia?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Đầu tư & Tài chính

Từ khóa: 

vay nợ nước ngoài

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

Thông thường các quốc gia đại diện chính phủ đi vay. Chính phủ hàng năm trả nợ cho các chủ nợ. Khi đi vay thì cũng đều có tài sản đảm bảo mang đi cầm cố. Hiện nay hầu hết các quốc gia đang là con nợ của FED, kể cả Mỹ.

Có thể nói, thế giới nằm trong tay các tài phiệt ngân hàng. Đây mới là thế lực vận hành thế giới. Hiện nay, cuộc chiến tiền tệ vẫn đang diễn ra giữa các đồng tiền mạnh: Đô Mỹ, Euro, Nhân dân tệ… Nước nào có đồng tiền mạnh nhất sẽ chiếm ngôi bá chủ thế giới. Vì các nước khác sẽ phải đến các nước mạnh đấy gõ cửa vay.

Ngoài ra, hệ thống các đồng tiền mạnh vẫn đang lôi kéo các nước khác về phe của mình. Đất nước nào càng vay tiền của mình nhiều hơn thì càng lệ thuộc vào mình, nằm trong hệ sinh thái của mình. Khi có vấn đề vỡ nợ, họ sẽ giang tay ra cứu, và đổi lại là có 1 chính phủ nước khác làm việc, phục tùng cho lợi ích và theo mong muốn của họ.

Trả lời

Thông thường các quốc gia đại diện chính phủ đi vay. Chính phủ hàng năm trả nợ cho các chủ nợ. Khi đi vay thì cũng đều có tài sản đảm bảo mang đi cầm cố. Hiện nay hầu hết các quốc gia đang là con nợ của FED, kể cả Mỹ.

Có thể nói, thế giới nằm trong tay các tài phiệt ngân hàng. Đây mới là thế lực vận hành thế giới. Hiện nay, cuộc chiến tiền tệ vẫn đang diễn ra giữa các đồng tiền mạnh: Đô Mỹ, Euro, Nhân dân tệ… Nước nào có đồng tiền mạnh nhất sẽ chiếm ngôi bá chủ thế giới. Vì các nước khác sẽ phải đến các nước mạnh đấy gõ cửa vay.

Ngoài ra, hệ thống các đồng tiền mạnh vẫn đang lôi kéo các nước khác về phe của mình. Đất nước nào càng vay tiền của mình nhiều hơn thì càng lệ thuộc vào mình, nằm trong hệ sinh thái của mình. Khi có vấn đề vỡ nợ, họ sẽ giang tay ra cứu, và đổi lại là có 1 chính phủ nước khác làm việc, phục tùng cho lợi ích và theo mong muốn của họ.

Muốn biết được điều này thì cần hiểu được "quốc gia muốn vay nợ thì làm thế nào?" bởi chỉ cần trả lời được câu hỏi này thì cũng sẽ trả lời được "làm sao chủ nợ siết được nợ".

Tất cả các quốc gia (ngoại lệ có thể chỉ là Mỹ) khi muốn vay nợ thì họ cần phải thông qua một bên thứ ba. Định chế tài chính thứ 3 này nổi tiếng nhất có thể kể như IMF, WB hay ADB.

Hình thức vay là thông qua trái phiếu chính quyền, tuy nhiên, khác với trái phiếu chính quyền phát hành trong nước, trái phiếu quốc tế có một thứ khác: Tài sản thế chấp.

Nhắc lại là trái phiếu trong nước không có kèm theo tài sản thế chấp cũng không có cơ chế đảm bảo quyền lợi chủ nợ, bởi thế, nó dường như là sự bắt ép của chính quyền đối với người dân quốc gia đó. Tuy vậy, việc bán trái phiếu nội địa số lượng lớn cho các doanh nghiệp lại thường kèm theo các điều kiện khác có lợi cho doanh nghiệp. Việc này khác hẳn với việc bán trái phiếu cho người dân, các nước nghèo như VN thì 90% là mất tiền mà không được gì, các nước phát triển thì người dân chẳng ai ngu lại đi mua trái phiếu đó, họ thích trái phiếu quốc tế hơn và họ mua được trái phiếu quốc tế của quốc gia mình sống bởi vì nó không bị cấm như ở các nước tương tự VN.

Trái phiếu quốc tế luôn luôn có tài sản thế chấp, đó có thể là một hòn đảo hay một phần đất, đó có thể là đặc quyền khai thác khoáng sản hay các đặc quyền kinh tế và BDS khác. Các tài sản thế chấp này sẽ được bên thứ ba như IMF, ABD, WB đảm bảo, và về cơ bản là theo nguyên tắc: một lần bất tín vạn lần bất tin.

Tôi nói kỹ hơn: trên thế giới có rất ít các định chế tài chính có được sự tin tưởng cao như WB, IMF, bởi thế khả năng huy động tiền cho vay của các định chế này là rất lớn. Cũng bởi vì quá ít định chế tài chính uy tín, nên các quốc gia muốn vay nợ đều không muốn làm phật lòng các định chế hiếm hoi này. Bởi vậy, một khi quốc gia đó hứa sẽ bán một hòn đảo nếu vỡ nợ, thì quốc gia đó chắc chắn là phải làm cho kỳ được, nếu không làm được thì sẽ chẳng có bất kỳ định chế tài chính lớn nào chịu đảm bảo cho các kèo sau này.

Có một trường hợp: Đó là chính quyền đang mượn nợ bị lật đổ, và bị thay thế bởi một chính quyền khác, với tuyên bố rằng: nghĩa vụ nợ của chính quyền trước là sai lầm của chính quyền trước. Trong trường hợp đó, rất có thể nợ sẽ không cần phải trả. Đây cũng là lý do mà hầu hết các phong trào đòi lật đổ chính quyền VN đều không thể nhận được tài trợ nhiều từ các quốc gia lớn trên thế giới, mà hầu hết là xuất phát từ suy nghĩ của những người dân. Cũng là lý do khiến tôi cười khẩy khi có ai đó bảo "thế lực thù địch nước ngoài tài trợ để chống phá đất nước", rõ ràng là giọng điệu của những kẻ chả biết gì... Thế giới luôn cần một VN như hiện tại tồn tại tiếp, và sẵn sàng trả nợ tiếp, dù cho có phải giao đất, tài nguyên và khoáng sản giá rẻ cho các nước khác.

Giờ giả sử quốc gia đang nợ bị khánh kiệt, các định chế tài chính như WB, IMF mới bắt đầu phát mãi tài sản thế chấp, khi đó họ sẽ rao bán cái thị phần béo bở (đất, tài nguyên hoặc khoáng sản) cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới, các doanh nghiệp này khi đó mới thay đất nước trả một phần nợ. Tất nhiên, các định chế tài chính kia chẳng buồn mà siết cho hết nợ (cả gốc lẫn lãi), họ chỉ siết vừa đủ tiền lãi để quốc gia đó tiếp tục nợ tiếp và vài năm nữa lại tiếp tục siết nợ.

Toàn bộ chuyện này có một nước ngoại lệ (không chắc còn nước nào nữa không), đó chính là Mỹ. Nguyên nhân nằm ở chỗ chủ nợ lớn nhất của chính quyền Mỹ là FED, tức là Cục Dự trữ Liên bang của chính nước Mỹ, sở hữu đến 2/3 tổng lượng trái phiếu đã phát hành của Mỹ, và luôn sẵn sàng mua thêm. 1/6 tiếp theo lại thuộc về doanh nghiệp và người dân Mỹ, cho nên chỉ có 1/6 trái phiếu thuộc về nước ngoài. Điểm đặc biệt là, trong khi doanh nghiệp và người dân Mỹ không có xu hướng muốn siết nợ, mà cứ muốn giữ dài hạn, FED - chủ nợ lớn nhất - lại khá thân thiện, sẵn sàng rút hầu bao ra cứu chính quyền Mỹ bất cứ khi nào các chủ nợ quốc tế ý kiến ý cò. Tức là khi mà các chủ nợ quốc tế muốn bán trái phiếu để lấy tiền (vốn thường là nguồn cơn của việc quốc gia bị phá sản vì nợ), FED lập tức mua lại, nhưng đó là nếu FED có thể mua được, bởi vì hầu hết trường hợp là người dân và doanh nghiệp Mỹ mua lại hết rồi.

Để hiểu vấn đề này, chúng ta nên đề cập một chút về tiền bạc. Giả sử một trái phiếu Mỹ phát hành với giá 100 USD, khi đó trên thị trường tự do giá trái phiếu hoàn toàn có thể vượt mức 200 USD. Điều này có nghĩa là nếu giá trái phiếu về lại 100 USD, mà tất cả các chủ nợ đều đòi cùng một lúc, thì chính quyền Mỹ sẽ vỡ nợ, bởi không có tiền trả lại. Nhưng khi giá thị trường là 200 USD, mà có người muốn bán, trước hết họ sẽ bán chuyền tay cho những người khác (mua ở giá cao hơn 100 USD), đến khi không còn ai muốn mua giá cao thì mới về lại 100 USD và chính quyền Mỹ mới phải trả nợ. FED là thằng luôn muốn cứu chính quyền Mỹ, nên nó luôn đặt lệnh mua tất cả mọi trái phiếu nếu rớt về giá 105 USD, như vậy nó luôn cứu chính quyền Mỹ khỏi bị vỡ nợ. Tuy nhiên, rất ít có khả năng FED mua được, bởi vì sẽ có người khác mua ở giá 150 USD hay thậm chí là 200 USD hết rồi.

Chúng ta nghe rất nhiều về việc TQ là chủ nợ quốc tế lớn nhất của Mỹ, thế là nhiều người lo sợ TQ sẽ dùng nợ mà ức hiếp Mỹ, nhưng thực tế thì TQ chẳng thể làm gì. Ngược lại với các nước khác như VN, gặp các chủ nợ lớn thì phải kiêng nể ít nhiều.

Tóm lại, phần lớn các quốc gia phải cầm cố tài sản đất nước để vay nợ, và các định chế tài chính lớn sẽ đứng ra làm trung gian đảm bảo cho các chủ nợ không bị thua thiệt.

Các con nợ đều giống nhau thôi, quan trọng là khả năng trả nợ có hay ko? Chỉ cần nhìn thấy tiềm năng trả được nợ trong tương lai thì hầu hết chủ nợ đều bơm tiếp tiền cho con nợ tiếp tục sống để có thể cày tiền trả, còn hơn mất trắng.