Các con robot trí tuệ nhân tạo có chỉ số EQ ko?
công nghệ thông tin
,trí tuệ nhân tạo
Mục tiêu EQ hay IQ hướng đến là một thang đo về độ thông minh cảm xúc hay thông minh logic, mà rõ ràng để đo được thì phải dựa vào các bài test. Tranh luận về 2 thang đo này chủ yếu xoay quanh các bài test, liệu chúng có thực sự mapping được với các tính chất của 2 loại thông minh này không; hơn là việc thảo luận xem trí thông minh cảm xúc là như thế nào (cái đó người ta khảo sát đầy đủ cả trăm năm trước rồi).
Dù sao thì, vì là một bài test nên hoàn toàn có thể training một con AI để nó làm test được. Lấn cấn ở đây là, AI hiện tại học dựa trên "thuật toán bắt chước". Muốn nó làm một bài thơ thì phải cho nó đọc qua cả ngàn bài trước đã. Nếu người ta cho nó xem đáp án của 100 bài test và đưa bài thứ 101 cho nó làm thì đảm bảo kết quả sẽ không thua chi con người. Nhưng ai lại đo IQ hay EQ kiểu đó. Ngay cả con người với IQ/EQ thấp, sau khi cho ôn qua các dạng đề khác nhau rồi test lại, chỉ số cũng có thể được cải thiện.
Hình dung rộng ra, việc ôn đề cũng giống như việc cho bé chơi game luyện não, hoặc tập cho bé giao tiếp với bạn bè từ nhỏ, cũng giúp bé phát triển IQ/EQ (ở chừng mực nào đó, trong giới hạn di truyền - nếu có). Thế thì, nếu có thể thiết kế một thuật toán mà có thể học các kỹ năng tư duy logic hay cảm xúc, từ việc cho chơi game hay giao tiếp với con người và nhận feedback, thì thuật toán đó hoàn toàn có thể làm bài test IQ/EQ với điểm số cạnh tranh với con người.
Vậy câu hỏi nên được đặt ra là, làm sao để thiết kế một thuật toán "bắt chước" ở mức độ tổng quát như vậy? Còn với câu hỏi ở trên thì, nếu nó test EQ được 100đ thì bạn có cấp chứng nhận cho nó không? :D
Nguyễn Đăng Trung Tiến
Mục tiêu EQ hay IQ hướng đến là một thang đo về độ thông minh cảm xúc hay thông minh logic, mà rõ ràng để đo được thì phải dựa vào các bài test. Tranh luận về 2 thang đo này chủ yếu xoay quanh các bài test, liệu chúng có thực sự mapping được với các tính chất của 2 loại thông minh này không; hơn là việc thảo luận xem trí thông minh cảm xúc là như thế nào (cái đó người ta khảo sát đầy đủ cả trăm năm trước rồi).
Dù sao thì, vì là một bài test nên hoàn toàn có thể training một con AI để nó làm test được. Lấn cấn ở đây là, AI hiện tại học dựa trên "thuật toán bắt chước". Muốn nó làm một bài thơ thì phải cho nó đọc qua cả ngàn bài trước đã. Nếu người ta cho nó xem đáp án của 100 bài test và đưa bài thứ 101 cho nó làm thì đảm bảo kết quả sẽ không thua chi con người. Nhưng ai lại đo IQ hay EQ kiểu đó. Ngay cả con người với IQ/EQ thấp, sau khi cho ôn qua các dạng đề khác nhau rồi test lại, chỉ số cũng có thể được cải thiện.
Hình dung rộng ra, việc ôn đề cũng giống như việc cho bé chơi game luyện não, hoặc tập cho bé giao tiếp với bạn bè từ nhỏ, cũng giúp bé phát triển IQ/EQ (ở chừng mực nào đó, trong giới hạn di truyền - nếu có). Thế thì, nếu có thể thiết kế một thuật toán mà có thể học các kỹ năng tư duy logic hay cảm xúc, từ việc cho chơi game hay giao tiếp với con người và nhận feedback, thì thuật toán đó hoàn toàn có thể làm bài test IQ/EQ với điểm số cạnh tranh với con người.
Vậy câu hỏi nên được đặt ra là, làm sao để thiết kế một thuật toán "bắt chước" ở mức độ tổng quát như vậy? Còn với câu hỏi ở trên thì, nếu nó test EQ được 100đ thì bạn có cấp chứng nhận cho nó không? :D
Đỗ Văn Hoàng
Theo mình nghĩ là có, và nó =0 :)))) đơn giản vì nó chỉ hoạt động theo những gì lập trình sẵn, ko có nhận thức như con người thì lấy đâu ra eq
Duc Nam
ko có ai rep câu này à, mình cũng muốn biết câu trả lời
Châu Anh
ôi câu hỏi này thú vị thế, quan tâm ạ