Chia sẻ những thứ bạn biết về tình hình biểu tình 'ôn hoà' đang diễn ra ở Pháp?

  1. Tin Tức

Có người gọi là bạo loạn, bạo động. Nhưng vì mình chưa đọc được nguồn tin chính thống nào nói hay phân tích sâu về vấn đề này, nên mình sẽ tạm gọi là Biểu tình 'ôn hoà' - theo cách mà gần đây nhiều người hay dùng.

Mong nhận được những chia sẻ chất lượng từ cộng đồng!

Từ khóa: 

nước pháp

,

biểu tình

,

bạo động

,

tin tức

Trích 1 cmt trên Reddit mà mình thấy miêu tả khá rõ nét:

Emmanuel Macron được nhậm chức một năm rưỡi về trước. Ông giành chiến thắng trước ứng cử viên phái cực hữu Marine Le Pen. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là trong vòng đầu tiên (có 11 ứng cử viên) Macron thuyết phục được 18% cử tri. (Cụ thể hơn 24% số phiếu thuộc về ông; 22% cử tri bỏ phiếu trắng)

Có nghĩa là phần trăm dân số được Macron thật sự thuyết phục chiếm tỉ lệ khá thấp ngay từ ban đầu.

Cũng giống như nhiều Tổng thống Pháp tiền nhiệm trước đó, số người ủng hộ ông đang giảm dần qua các tháng kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kì. Mặc dù việc này không chỉ xảy ra riêng gì với Macron, cộng thêm với việc người Pháp thường hay có phản ứng gay gắt với các vị Tổng thống của họ, đây vẫn là một thực tế đang xảy ra và đáng lo ngại. (Ông vừa trải qua một mùa hè khá là tồi tệ. Tôi sẽ không đi vào quá chi tiết vì đó là một câu chuyện khác, nói một cách đơn giản thì là ông gặp rắc rối trong việc 'gắn kết' với người dân trong nhiều tháng qua).

Phong tráo "áo vest vàng" được triển khai khoảng một tháng trước. Ban đầu phong trào này xuất hiện trên mạng xã hội. Người dân bất bình vì giá các nguyên liệu tăng.

Phần lớn sự tăng giá này là do các yếu tố quốc tế/chính trị quốc tế can thiệp vào. Nhưng đồng thời chính quyền của Macron cũng thông qua một thuế mới được cho là "nhằm bảo vệ môi trường", làm giảm ô nhiễm chủ yếu gây ra do ô tô chạy diesel. Đây là một động thái rất không công bằng với rất NHIỀU người. Vì nhiều lí do như sau:

- Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tục ban hành những luật lệ ủng hộ việc sử dụng ô tô chạy diesel, dù rằng từ đầu những năm 80 họ đã biết về ô nhiễm vi hạt gây ra do diesel (khiến cho trẻ nhỏ bị bệnh hen).

-> Sự thay đổi đột ngột trong điều luật những năm vừa qua rất khó để chấp nhận được. Người dân hiểu rõ rằng việc đấu tranh chống lại ô nhiễm, bảo vệ Trái Đất và thế hệ tương lai là quan trọng. Nhưng bạn có thể trách họ không, khi những gì họ thấy trên TV lại là những công ti sản xuất ô tô gian lận những bài kiểm tra về ô nhiễm để bán đi hàng triệu những chiếc ô tô nguy hiểm và không có một tác động chính trị hay pháp luật nào nhằm chống lại những tập đoàn quyền lực này?

- Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tục ban hành những luật lệ ủng hộ sử dụng ô tô. Các thành phố cỡ vừa, các thị trấn và các khu vực ít dân cư đang chết dần. Các khu buôn bán (xấu xí) được xây tại các vùng ngoại ô xa khu dân cư, các siêu thị nhỏ rời khỏi các trung tâm thành phố, các phương tiện công cộng cũng được nhóm lại trong các thành phố lớn.

Người dân cần ô tô để làm gần như tất cả mọi thứ. Đi làm, đưa con đi học, đi siêu thị, đi gặp bác sĩ, etc. Trong các thành phố cũng có mạng lưới các phương tiện công cộng, nhưng chúng không hề rẻ và rất đông. Xe đạp là một lựa chọn khác cho người thành thị, nhưng cơ sở hạ tầng ở đây chưa được phát triển như những nước trong châu Âu khác (và sự thay đổi trong 'văn hóa' tư duy này cũng mới chỉ bắt đầu tại Pháp).

-> Do vậy, người dân cảm thấy đột nhiên như bị đổ tội và bị đối xử như những kẻ vô học, những kẻ ngốc nghếch thiếu trách nhiệm và ích kỉ. Họ thấy rằng như vậy là rất không công bằng, theo ý kiến của tôi điều này là dễ hiểu.

- Chính quyền của Macron cho rằng loại thuế mới này vô cùng quan trọng để giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Họ nhấn mạnh mục đích 'nhằm bảo vệ môi trường'. Nhưng trên thực tế phần lớn thuế thu được lại được thêm vào kinh phí chung cho cả quốc gia.

-> Việc đặt mục đích thuế một đằng nhưng sử dụng một nẻo khá là đạo đức giả, nếu không muốn nói là lừa lọc. Người dân cho rằng họ sẽ thấy thuyết phục hơn nếu tiền thu được để giành hoàn toàn cho Bộ Môi trường nhằm mục đích giải quyết hệ thống mà Macron thừa hưởng từ những người tiền nhiệm trước đó. Trên thực tế điều này không xảy ra, do đó động thái này được xem là sự không công bằng với tầng lớp trung lưu thấp, vốn cũng đang chật vật với các khoản phí của họ.

Phong trào này không chỉ bởi vì giá nguyên liệu. Đó là một giọt nước tràn ly; những cuộc biểu tình xã hội như thế này có thể được trông chờ từ nhiều tháng trước, nếu không muốn nói là năm. Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc thanh toán xăng xe, tiền nhà, đồ ăn, quần áo cho con cái họ...

Theo những cuộc khảo sát gần đây, khoảng 75% người Pháp nói rằng họ hưởng ứng với phong trào 'áo vest vàng' này. Đây là một con số vô cùng cao! (Cụ thể hơn, tôi có thấy một khảo sát cho thấy các cử tri từ tất cả các Đảng phái đều đồng cảm với phong trào này với tỉ lệ người đồng ý là 72% đến 90% TRỪ các cử tri của Macron là 33%. Đây là cuộc đấu giữa những người bầu cho Macron và toàn bộ mọi người dân khác. Sự chia cắt này đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể từ khi Macron bắt đầu nhiệm kì).

Dẫu rằng có thể phản biện là không phải ai trong số họ cũng sẽ tham gia các cuộc biểu tình, cuộc biểu tình vẫn đang được hoan nghênh bởi một tỉ lệ lớn người dân Pháp.

Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tuc tác động nhằm làm giảm quyền lực của các công đoàn. Cũng như gần đây là uy tín của các tổ chức/các nhà chính trị địa phương (một điều mà mới đây Macron đang bị phe đối lập chỉ trích). Vậy thì, bạn có nghĩ rằng làm vậy sẽ ngăn người dân không giận dữ và quyết định không biểu tình nữa không? Tuy các cuộc biểu tình có trì hoãn lại trong một thời gian ngắn nhưng giờ đây hệ quả đó là các phong trào xã hội đang tự xuất hiện một cách có hệ thống.

Điều này đồng nghĩa với việc những người tổ chức các cuộc biểu tình này không còn ở đó để đảm bảo cho chúng diễn ra một cách an toàn và có phép tắc nữa (kết quả là hai người chết và hàng trăm người bị thương trong hai tuần qua).

Điều đó cũng có nghĩa là không còn một vị lãnh đạo nào có thể nói chuyện và đàm phán cùng chính quyền nữa. Điều này khiến cho vấn đề chính trị khó có thể giải quyết ổn thỏa.

Còn vài điều nữa để bổ sung thêm (về thông tin đại chúng, về ảnh hưởng chính trị hay cách mà những người biểu tình chống lại phân biệt đối xử quốc tịch/phân biệt giới tính/phân biệt người Do Thái/phân biệt người Đạo Hồi/bạo lực bị đối xử so với những phong trào xã hội trước đó), nhưng tôi sẽ dừng lại ở đây.

Trả lời

Trích 1 cmt trên Reddit mà mình thấy miêu tả khá rõ nét:

Emmanuel Macron được nhậm chức một năm rưỡi về trước. Ông giành chiến thắng trước ứng cử viên phái cực hữu Marine Le Pen. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là trong vòng đầu tiên (có 11 ứng cử viên) Macron thuyết phục được 18% cử tri. (Cụ thể hơn 24% số phiếu thuộc về ông; 22% cử tri bỏ phiếu trắng)

Có nghĩa là phần trăm dân số được Macron thật sự thuyết phục chiếm tỉ lệ khá thấp ngay từ ban đầu.

Cũng giống như nhiều Tổng thống Pháp tiền nhiệm trước đó, số người ủng hộ ông đang giảm dần qua các tháng kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kì. Mặc dù việc này không chỉ xảy ra riêng gì với Macron, cộng thêm với việc người Pháp thường hay có phản ứng gay gắt với các vị Tổng thống của họ, đây vẫn là một thực tế đang xảy ra và đáng lo ngại. (Ông vừa trải qua một mùa hè khá là tồi tệ. Tôi sẽ không đi vào quá chi tiết vì đó là một câu chuyện khác, nói một cách đơn giản thì là ông gặp rắc rối trong việc 'gắn kết' với người dân trong nhiều tháng qua).

Phong tráo "áo vest vàng" được triển khai khoảng một tháng trước. Ban đầu phong trào này xuất hiện trên mạng xã hội. Người dân bất bình vì giá các nguyên liệu tăng.

Phần lớn sự tăng giá này là do các yếu tố quốc tế/chính trị quốc tế can thiệp vào. Nhưng đồng thời chính quyền của Macron cũng thông qua một thuế mới được cho là "nhằm bảo vệ môi trường", làm giảm ô nhiễm chủ yếu gây ra do ô tô chạy diesel. Đây là một động thái rất không công bằng với rất NHIỀU người. Vì nhiều lí do như sau:

- Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tục ban hành những luật lệ ủng hộ việc sử dụng ô tô chạy diesel, dù rằng từ đầu những năm 80 họ đã biết về ô nhiễm vi hạt gây ra do diesel (khiến cho trẻ nhỏ bị bệnh hen).

-> Sự thay đổi đột ngột trong điều luật những năm vừa qua rất khó để chấp nhận được. Người dân hiểu rõ rằng việc đấu tranh chống lại ô nhiễm, bảo vệ Trái Đất và thế hệ tương lai là quan trọng. Nhưng bạn có thể trách họ không, khi những gì họ thấy trên TV lại là những công ti sản xuất ô tô gian lận những bài kiểm tra về ô nhiễm để bán đi hàng triệu những chiếc ô tô nguy hiểm và không có một tác động chính trị hay pháp luật nào nhằm chống lại những tập đoàn quyền lực này?

- Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tục ban hành những luật lệ ủng hộ sử dụng ô tô. Các thành phố cỡ vừa, các thị trấn và các khu vực ít dân cư đang chết dần. Các khu buôn bán (xấu xí) được xây tại các vùng ngoại ô xa khu dân cư, các siêu thị nhỏ rời khỏi các trung tâm thành phố, các phương tiện công cộng cũng được nhóm lại trong các thành phố lớn.

Người dân cần ô tô để làm gần như tất cả mọi thứ. Đi làm, đưa con đi học, đi siêu thị, đi gặp bác sĩ, etc. Trong các thành phố cũng có mạng lưới các phương tiện công cộng, nhưng chúng không hề rẻ và rất đông. Xe đạp là một lựa chọn khác cho người thành thị, nhưng cơ sở hạ tầng ở đây chưa được phát triển như những nước trong châu Âu khác (và sự thay đổi trong 'văn hóa' tư duy này cũng mới chỉ bắt đầu tại Pháp).

-> Do vậy, người dân cảm thấy đột nhiên như bị đổ tội và bị đối xử như những kẻ vô học, những kẻ ngốc nghếch thiếu trách nhiệm và ích kỉ. Họ thấy rằng như vậy là rất không công bằng, theo ý kiến của tôi điều này là dễ hiểu.

- Chính quyền của Macron cho rằng loại thuế mới này vô cùng quan trọng để giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Họ nhấn mạnh mục đích 'nhằm bảo vệ môi trường'. Nhưng trên thực tế phần lớn thuế thu được lại được thêm vào kinh phí chung cho cả quốc gia.

-> Việc đặt mục đích thuế một đằng nhưng sử dụng một nẻo khá là đạo đức giả, nếu không muốn nói là lừa lọc. Người dân cho rằng họ sẽ thấy thuyết phục hơn nếu tiền thu được để giành hoàn toàn cho Bộ Môi trường nhằm mục đích giải quyết hệ thống mà Macron thừa hưởng từ những người tiền nhiệm trước đó. Trên thực tế điều này không xảy ra, do đó động thái này được xem là sự không công bằng với tầng lớp trung lưu thấp, vốn cũng đang chật vật với các khoản phí của họ.

Phong trào này không chỉ bởi vì giá nguyên liệu. Đó là một giọt nước tràn ly; những cuộc biểu tình xã hội như thế này có thể được trông chờ từ nhiều tháng trước, nếu không muốn nói là năm. Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc thanh toán xăng xe, tiền nhà, đồ ăn, quần áo cho con cái họ...

Theo những cuộc khảo sát gần đây, khoảng 75% người Pháp nói rằng họ hưởng ứng với phong trào 'áo vest vàng' này. Đây là một con số vô cùng cao! (Cụ thể hơn, tôi có thấy một khảo sát cho thấy các cử tri từ tất cả các Đảng phái đều đồng cảm với phong trào này với tỉ lệ người đồng ý là 72% đến 90% TRỪ các cử tri của Macron là 33%. Đây là cuộc đấu giữa những người bầu cho Macron và toàn bộ mọi người dân khác. Sự chia cắt này đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể từ khi Macron bắt đầu nhiệm kì).

Dẫu rằng có thể phản biện là không phải ai trong số họ cũng sẽ tham gia các cuộc biểu tình, cuộc biểu tình vẫn đang được hoan nghênh bởi một tỉ lệ lớn người dân Pháp.

Trong nhiều thập kỉ vừa qua, chính quyền của chúng ta liên tuc tác động nhằm làm giảm quyền lực của các công đoàn. Cũng như gần đây là uy tín của các tổ chức/các nhà chính trị địa phương (một điều mà mới đây Macron đang bị phe đối lập chỉ trích). Vậy thì, bạn có nghĩ rằng làm vậy sẽ ngăn người dân không giận dữ và quyết định không biểu tình nữa không? Tuy các cuộc biểu tình có trì hoãn lại trong một thời gian ngắn nhưng giờ đây hệ quả đó là các phong trào xã hội đang tự xuất hiện một cách có hệ thống.

Điều này đồng nghĩa với việc những người tổ chức các cuộc biểu tình này không còn ở đó để đảm bảo cho chúng diễn ra một cách an toàn và có phép tắc nữa (kết quả là hai người chết và hàng trăm người bị thương trong hai tuần qua).

Điều đó cũng có nghĩa là không còn một vị lãnh đạo nào có thể nói chuyện và đàm phán cùng chính quyền nữa. Điều này khiến cho vấn đề chính trị khó có thể giải quyết ổn thỏa.

Còn vài điều nữa để bổ sung thêm (về thông tin đại chúng, về ảnh hưởng chính trị hay cách mà những người biểu tình chống lại phân biệt đối xử quốc tịch/phân biệt giới tính/phân biệt người Do Thái/phân biệt người Đạo Hồi/bạo lực bị đối xử so với những phong trào xã hội trước đó), nhưng tôi sẽ dừng lại ở đây.

Mình cũng có quan tâm về chủ đề này. Không biết bạn có thể cho mình thông tin thêm về vụ việc xảy ra ở Pháp không?