Chuyện Phan Thanh Giản - một ông cụ đáng thương?

  1. Lịch sử

Phan Thanh Giản quê ở Bến Tre, khi ông chào đời thì vua Quang Trung mất được 4 năm, và vua Gia Long đang sôi sục kế hoạch bắc tiến. Bến Tre khi đó tương đối yên bình vì xa vùng chiến sự giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn. 

Năm 1802, khi đất nước thống nhất liền một dải, cậu bé Giản mồ côi mẹ. Cũng ít năm sau đó cha bị kẻ gian vu khống phải đi tù. Giản dọn về gần nhà ngục sống, hằng ngày vào thăm cha và đem sách vở theo học hành. Cậu được một người phụ nữ tốt bụng cấp dưỡng tiền gạo để nuôi ăn học. Cuối cùng trời không phụ lòng người, cậu Giản cũng đỗ Tiến sĩ. Bộ "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" cũng do Phan Thanh Giản làm tổng biên tập.

Tuy là người liêm khiết, ngay thẳng, nhưng sự nghiệp của ông ở triều đình cũng không suôn sẻ lắm, bị giáng chức mấy lần, có khi phải xuống làm chân... bưng bê trà nước và quét dọn. Làm quan được 3 đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, thì tính ra đời Tự Đức là ông vinh hiển nhất, làm tới thượng thư bộ Lại (tương đương bộ trưởng nội vụ), rồi được cai quản miền Tây đất Nam Kỳ. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người nông thôn, đối xử với bà con theo phong cách rất bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Nhưng hạnh phúc đó chẳng được bao lâu...

-Tấn công!

Thực dân Pháp đổ bộ Nam kỳ và bắt đầu hành trình xâm lược Việt Nam. Lúc đó miền nam không có nhiều tỉnh như giờ, được 6 tỉnh thôi nên rất dễ nhớ. Miền đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà. Còn miền tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. 

Pháp múc mất 3 tỉnh miền đông và tỉnh Vĩnh Long. Với sức mạnh ghê gớm của đất nước tới từ phương Tây, vua Tự Đức phải giảng hoà. Lập tức Pháp chụp lấy cơ hội đưa ra rất nhiều điều khoản chèn ép, nổi bật là:

-Nhượng cho pháp 3 tỉnh miền đông và Côn Đảo.

-Bồi thường chiến phí.

-Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long.

Vua Tự Đức quả thật không muốn nhường Gia Định chút nào hết. Ngày xưa vua Gia Long khởi nghiệp ở đó, là mảnh đất huyền thoại của đại nghiệp phục hưng nhà Nguyễn. Tự Đức tuy giao phó cho ông việc ký kết hiệp ước, nhưng cũng dặn trả tiền để chuộc lại toàn bộ đất, và không đồng ý nhượng đất cho Pháp.

Đáng tiếc các ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp thất bại. Pháp vẫn lấy 3 tỉnh cùng một đống chiến phí. Hai ông về Huế tâu trình thì vua than trời, điều khoản bất công thế mà cũng ký cho được, làm gì thì làm, tìm cách sửa lại đi. Cụ Giản khổ tâm quay lại miền Nam. Sau đó ông già tội nghiệp tuổi cao sức yếu phải lặn lội đi thuyền vạn dặm sang tận Pháp để xin chuộc lại đất cho nước Việt, vẫn chẳng kết quả gì.


Cuối cùng Pháp trở mặt, đánh phá luôn tỉnh Vĩnh Long (vốn đã trả lại), rồi bắt đầu gửi thư đòi:

-Ông Giản, chúng tôi muốn thương lượng. Mời ông ra thuyền.

Phan Thanh Giản hồi đáp:

-Tôi sẽ thương lượng với các ông.

Để rồi khi cụ Phan đến chỗ hội họp, Pháp đã bất ngờ trở mặt đánh chiếm và lấy nốt nơi cụ vừa rời đi. Ông cụ thở dài, nước mắt chảy đầy hai má, quyết định đầu hàng, mở toang cổng thành Vĩnn Long để cứu chúng sinh. Những ngày sau đó quá đau khổ vì vận nước, Phan Thanh Giản nhịn đói hơn nửa tháng, còn chút hơi tàn ông uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản có di bút:

-Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy ở đó Phan Thanh Giản còn sống...

Những người không hiểu chuyện mỉa mai ông và Lâm Duy Hiệp là kẻ phản bội tổ quốc:

-Phan Lâm bán nước, triều đình thí dân!

Cả miền Nam chửi bới:

"Thà thua xuống láng xuống bưng,

Kéo ra đầu giặc lỗi chung quần thần!"

Phan Bội Châu nguyền rủa:

-Gan dê chó mà mưu cáo chuột!

Vua Tự Đức đau đớn:

-Ôi! Con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế!

Tức giận vì mất hết toàn bộ miền Nam, công lao khai khẩn của bao đời chúa Nguyễn mấy trăm năm trôi đi sạch sẽ, hoàng đế liền lột hết chức tước và đục bỏ tên cụ Giản ở bia tiến sĩ. Nguyễn Đình Chiểu, người thi sĩ mù, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn:

"Ý người đặng xem tấm bản phong trần, 

Phan học sĩ hết lòng cứu nước..."

Đáng buồn là đường Phan Thanh Giản cũng không còn do đã bị đổi tên. Bấy giờ xem lại Phan Thanh Giản có chí lập công danh, cả đời cần cù khổ hạnh, chẳng những sự nghiệp rỡ ràng, mà trong cuộc sống riêng cũng không thẹn là nghi biểu một thời. Có sĩ quan Pháp Reunier nhận xét:

-Sống gần vị lão thành cao thượng ấy trong 4 tháng, chúng tôi có thể đánh giá đức tính của ông ta. Một người nhiệt thành ái quốc.


Từ khóa: 

phan thanh giản

,

thực dân pháp

,

nam kỳ

,

tự đức

,

vĩnh long

,

lịch sử

Trong hoàn cảnh đó e nghĩ ông cụ cũng đã cố gắng hết sức rồi! Với thực lực của nước mình khi ấy đâu thể all in với Pháp rồi hi sinh vô ích được! Chỉ buồn cho ông đã chết tức tưởi còn mang tiếng xấu thôi!

Trả lời

Trong hoàn cảnh đó e nghĩ ông cụ cũng đã cố gắng hết sức rồi! Với thực lực của nước mình khi ấy đâu thể all in với Pháp rồi hi sinh vô ích được! Chỉ buồn cho ông đã chết tức tưởi còn mang tiếng xấu thôi!

Thương nước Phan Học sĩ

Lòng trung có ai hay

Ở vào khoảnh khắc ấy

Mới thấu hiểu lẽ này

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh có viết về Phan Thanh Giản như sau: "...Nhiều người đã khẳng định Phan Thanh Giản là một người yêu nước và thương dân. Thương dân có đồng nghĩa với trọng dân hay không ở các nhà nho xưa còn là chuyện phải bàn, nhưng uyên nguyên của tấn bi kịch lịch sử nơi Phan Thanh Giản là ở chỗ ông đã theo một cái học coi triều là nước. Cho nên lúc vua sợ giặc mà dân chống giặc, Phan Thanh Giản cũng dần dần rơi vào bế tắc trên một lập trường chính trị chiết trung. Vừa mong ái dân vừa muốn trung quân, cái tâm thế lưỡng phân này khiến từ 1859 Phan không kế thừa được một cách tích cực truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và sau Hòa ước 1862 thì có nhiều hành động bất lợi cho phong trào chống Pháp “chẳng nghe Thiên tử chiếu”. Cho nên bi kịch lúc còn sống của Phan Thanh Giản trước hết là sự thất bại về trí tuệ của thế giới cũ, một thế giới già cỗi đang rúng động và từng bước giải thể trong quá trình tiếp xúc với cái thế giới mới sung sức, năng động và tàn nhẫn hơn tới từ phương Tây. Đây cũng là bi kịch của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ XIX nói chung và nhà Nguyễn nói riêng, vì với một chính quyền thì sự bất lực trước nhiệm vụ thực tiễn luôn gắn liền với sự suy thoái về đạo đức chính trị. Dĩ nhiên trong chính trị thì không phải có tội lỗi hay sai lầm là không có tinh thần yêu nước, nên vẫn có thể nói Phan Thanh Giản là một người yêu nước ít nhất theo kiểu của ông....."