Có nên cho con ngủ riêng sớm?

  1. Giáo dục

Mình thấy nhiều mẹ cho con ra ngủ riêng rất sớm. Không biết như thế liệu có tốt không nhỉ?

Từ khóa: 

giáo dục

Bản thân mình - mình cũng đã từng ở cạnh mẹ ôm mẹ quá nhiều nên khi tách riêng mình cảm thấy rất lạnh chân tay, do hơi ấm đó quá sâu sắc đối với mình. Mình cũng đã từng đi trông trẻ nhỏ, chăm sóc độ tuổi em bé cũng có, bé 4 tuổi cũng có. Mình nghĩ cách tốt nhất chúng ta hãy yêu thương theo cách riêng của bản thân, đừng bỏ mặc trẻ quá nhiều nhưng cũng đừng ôm hôn con nhiều quá. Trẻ âu lo thì bạn hãy cho trẻ ngậm ti giả - vì điều đó khiến trẻ an tâm và k khóc nhè. Hãy hát cho trẻ nghe, đoc sách, nói chuyện với trẻ như người bạn. Cũng đừng nên để trẻ cáu, hãy dạy cho trẻ luôn luôn sáng tạo, cũng phải biết suy nghĩ làm việc đó có đúng hay không nữa ạ. Chơi với trẻ và nếu trẻ hư hãy dỗi lại và giả vờ như mình buồn mình đau mình khóc để trẻ biết trẻ sai. Nói chung hãy yêu thương theo cách của bạn. Vì khi con đi học rồi - con sẽ xa rời vòng tay của bố mẹ và rất ít khi mở lòng.

DLT

Trả lời

Bản thân mình - mình cũng đã từng ở cạnh mẹ ôm mẹ quá nhiều nên khi tách riêng mình cảm thấy rất lạnh chân tay, do hơi ấm đó quá sâu sắc đối với mình. Mình cũng đã từng đi trông trẻ nhỏ, chăm sóc độ tuổi em bé cũng có, bé 4 tuổi cũng có. Mình nghĩ cách tốt nhất chúng ta hãy yêu thương theo cách riêng của bản thân, đừng bỏ mặc trẻ quá nhiều nhưng cũng đừng ôm hôn con nhiều quá. Trẻ âu lo thì bạn hãy cho trẻ ngậm ti giả - vì điều đó khiến trẻ an tâm và k khóc nhè. Hãy hát cho trẻ nghe, đoc sách, nói chuyện với trẻ như người bạn. Cũng đừng nên để trẻ cáu, hãy dạy cho trẻ luôn luôn sáng tạo, cũng phải biết suy nghĩ làm việc đó có đúng hay không nữa ạ. Chơi với trẻ và nếu trẻ hư hãy dỗi lại và giả vờ như mình buồn mình đau mình khóc để trẻ biết trẻ sai. Nói chung hãy yêu thương theo cách của bạn. Vì khi con đi học rồi - con sẽ xa rời vòng tay của bố mẹ và rất ít khi mở lòng.

DLT

Có thể nói cho con ngủ riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có cái lợi và hại riêng. Ở Việt Nam, ngày xưa không nhiều nhà có điều kiện có phòng riêng, nên trẻ em vẫn hay ngủ chung với ba mẹ, thành thói quen cho đến bây giờ. Và có lẽ chúng ta cũng hiểu cảm giác trẻ thích ngủ với mẹ như thế nào. Trên hết là trẻ có được cảm giác an toàn vì biết có mẹ ở cạnh.

Tình mẫu tử hình thành từ lúc trẻ được mẹ mang nặng chín tháng mười ngày, đặc biệt ở giai đoạn trước 3 tuổi, mối quan hệ mẹ con được thể hiện qua sự vuốt ve, bồng bế, chăm sóc. Những thể hiện này càng nhiều thì trẻ càng có tâm lý vững vàng, an tâm. Sau 3 tuổi, trẻ có thể sẵn sàng cho những hoạt động xã hội (học mẫu giáo), tự lập theo độ tuổi (trong đó có tự ngủ một mình).

Bên cạnh đó, xét về yếu tố văn hóa, có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Ở nhiều nước, phụ huynh thường cho con ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời với quan niệm để con tự lập từ nhỏ. Ở nước ta điều này rất hiếm. Vì vậy, không có con số chính xác là mấy tuổi trẻ cần ngủ riêng, quan trọng là phụ huynh đã sẵn sàng hay chưa! Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi đã có thể tách khỏi bố mẹ để ngủ một mình. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.

Như Tây thì con ngủ riêng từ khi bé xíu vì họ quan niệm không muốn con bện hơi, con phụ thuộc vào bố mẹ nhưng Việt Nam thì lại sợ con ốm, con lạnh, con ra mồ hôi không phát hiện được.

Nói chung tuỳ theo từng bé và từng nhà mà nên cho ngủ riêng hay không nhưng mình nghĩ con tầm 6t là ok, khi đó cũng quá lớn để ngủ chung với bố mẹ rồi.

- Theo quan điểm của tôi tập cho con ngủ riêng sớm, sẽ tập và rèn luyện tính tự lập và hạn chế cũng như bỏ dần thói quen bám víu cha mẹ (nhiều trường hợp trẻ không thể dứt khỏi cha mẹ, lúc nào cũng muốn lên giường ngủ chung. Cha mẹ đã tập cho tôi ngủ riêng từ rất sớm, năm tôi 8 tuổi và cho đến hiện tại. 
- Ngủ riêng cũng giúp cho trẻ có được không gian ngủ thoải mái và ngủ ngon giấc. Cho con ngủ một phòng riêng, cạnh phòng cha mẹ ngủ để tiện việc quan sát trẻ vào ban đêm. Tôi suy nghĩ chuyện này rất thoáng, không giống như sự không đồng ý của một số bậc cha mẹ phụ huynh có con nhỏ kia (không thể chối bỏ và phản đối với ý kiếm và cách suy nghĩ nhìn nhận của mỗi người)
-  Tập cho trẻ tự giác đi vệ sinh, không cần phải lúc nào cũng kêu cha mẹ dẫn đi vệ sinh.

Chào bạn, mình nghĩ cần tùy vào tâm tính và cũng nên tham khảo nguyện vọng của đứa trẻ. Có thể tính đến việc cho con ngủ riêng ở giai đoạn bước vào cấp một (6-7 tuổi) hoặc bước sang cấp hai (11-12 tuổi).

Nhìn chung càng kết nối tốt với các bạn ấy thì sẽ càng có lợi cho cả đôi bên. Vì có những khoảng thời gian đã qua rồi thì không thể lấy lại được nữa.

Khi cho con ngủ riêng, cha mẹ cũng nên lưu ý có thể con sẽ thiếu ngủ. Bởi nếu có đồ chơi, truyện tranh, điện thoại, máy tính, tivi thì con sẽ rất dễ thức khuya mà cha mẹ không biết, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe và học lực của con.

Mình hồi xưa tới lớp 9 mới ngủ riêng, vì nhà mình nhỏ, không rộng rãi.

Hahaha mấy tuần đầu ngủ khóc quá trời vì sợ ma =]]]]]