Có nên học đại học không?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Mình xin chia sẻ góc độ của một người đã từng suy nghĩ rất nhiều về việc có nên học đại học không và rồi vẫn đang học đại học cùng với những kinh nghiệm của riêng mình (Khối ngành kinh tế)

Mình chia sẻ góc độ tư duy và nhận thức đã thay đổi như thế nào qua những giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Nhận thức về khái niệm học ĐH trong lớp 12

+ Giai đoạn 2: Nhận thức về việc học ĐH tại thời điểm hiện tại (Năm hai)

* Giai đoạn 1: Nhận thức về khái niệm học ĐH trong lớp 12

Bản thân mình hồi lớp 12 cũng đã từng suy nghĩ rất nhiều về việc này, nhiều đến mức mà mình còn không tập trung ôn thi ĐH nữa. Tại vì sao? Lý do 1: Vì mình xác định là mình sẽ làm về lĩnh vực kinh tế, hồi đó ngây thơ nghĩ rằng kinh tế đơn giản là việc mua bán cao hơn nữa là kinh doanh nhưng nhiều người kinh doanh đâu cần bằng cấp. Lý do 2: Vì nói là mình sẽ học về kinh tế nhưng lại không hiểu ngành đó có những công việc cụ thể gì? Làm ra sao?,vv và hàng tỉ các câu hỏi khác trong đầu mình. Nói chung là trước khi làm việc gì là mình đều mong muốn vì sao mình lại làm nó. Cũng chính là cứ nghĩ hoài như thế mà trong lúc mấy đứa bạn đứa nào cũng cắm đầu vào ôn thi mệt mài thì mình vẫn đang cực đau đầu về việc "Có nên học ĐH không?", " Có nên gap year để làm việc trước khi đi học không?" Và mình nghĩ đây cũng là vấn đề của rất nhiều các em học sinh cấp 3, đặc biệt là khi còn bị ảnh hưởng bởi truyền thông và báo chí nữa

* Giai đoạn 2: Nhận thức của mình về việc học ĐH tại thời điểm hiện tại (Năm hai)

Rồi thì cũng "Học Đại Học", nếu nói cảm nhận của mình tại thời điểm hiện tại thì "Mình Thích Học Đại Học" bởi lẽ suy cho cùng thì việc ĐH hay không học cũng nhằm phục vụ mục đích là tìm ra con đường nghề nghiệp nhưng đây lại là một điều không dễ dàng nên việc học ĐH sẽ giúp bạn có thêm thời gian trong việc gán cái mác "Sinh viên" để trải nghiệm, để làm để có thêm kinh nghiệm và trải nghiệm trong cuộc sống, quan trọng nhất vẫn luôn đặt câu hỏi là Mình muốn gì? Luôn luôn lắng nghe và hiểu bản thân. Những kiến thức ở trường ĐH tuy không được áp dụng trong thao tác, thực hành nhiều nhưng là để rèn luyện tư duy. Mà chả phải là mọi hành động, kết quả đều đến từ việc phân tích, tư duy của bộ não ư? Khi mình biết nhiều kiến thức hơn thì có thông tin chính xác hơn để đúc kết lại trong việc chọn nghề với mình hơn.

Nên kết luận là: Nếu bạn chưa biết mình sẽ làm gì và việc chi tiết ra sao thì quan điểm của mình là nên đi học ĐH và coi nó chỉ như là mới bắt đầu để không ngừng tìm tòi, chớ từng nghĩ ĐH là đích đến rồi bung lụa. 

Học hay không học mục đích vẫn là chọn cho mình một cái nghề trước hết có thể nuôi sống mình và điều mong ước của nhiều người là chúng ta sẽ thích công việc mà chúng ta làm và làm được điều này thì cần thời gian và cần thời gian thì học ĐH là một lựa chọn.

Trả lời

Mình xin chia sẻ góc độ của một người đã từng suy nghĩ rất nhiều về việc có nên học đại học không và rồi vẫn đang học đại học cùng với những kinh nghiệm của riêng mình (Khối ngành kinh tế)

Mình chia sẻ góc độ tư duy và nhận thức đã thay đổi như thế nào qua những giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Nhận thức về khái niệm học ĐH trong lớp 12

+ Giai đoạn 2: Nhận thức về việc học ĐH tại thời điểm hiện tại (Năm hai)

* Giai đoạn 1: Nhận thức về khái niệm học ĐH trong lớp 12

Bản thân mình hồi lớp 12 cũng đã từng suy nghĩ rất nhiều về việc này, nhiều đến mức mà mình còn không tập trung ôn thi ĐH nữa. Tại vì sao? Lý do 1: Vì mình xác định là mình sẽ làm về lĩnh vực kinh tế, hồi đó ngây thơ nghĩ rằng kinh tế đơn giản là việc mua bán cao hơn nữa là kinh doanh nhưng nhiều người kinh doanh đâu cần bằng cấp. Lý do 2: Vì nói là mình sẽ học về kinh tế nhưng lại không hiểu ngành đó có những công việc cụ thể gì? Làm ra sao?,vv và hàng tỉ các câu hỏi khác trong đầu mình. Nói chung là trước khi làm việc gì là mình đều mong muốn vì sao mình lại làm nó. Cũng chính là cứ nghĩ hoài như thế mà trong lúc mấy đứa bạn đứa nào cũng cắm đầu vào ôn thi mệt mài thì mình vẫn đang cực đau đầu về việc "Có nên học ĐH không?", " Có nên gap year để làm việc trước khi đi học không?" Và mình nghĩ đây cũng là vấn đề của rất nhiều các em học sinh cấp 3, đặc biệt là khi còn bị ảnh hưởng bởi truyền thông và báo chí nữa

* Giai đoạn 2: Nhận thức của mình về việc học ĐH tại thời điểm hiện tại (Năm hai)

Rồi thì cũng "Học Đại Học", nếu nói cảm nhận của mình tại thời điểm hiện tại thì "Mình Thích Học Đại Học" bởi lẽ suy cho cùng thì việc ĐH hay không học cũng nhằm phục vụ mục đích là tìm ra con đường nghề nghiệp nhưng đây lại là một điều không dễ dàng nên việc học ĐH sẽ giúp bạn có thêm thời gian trong việc gán cái mác "Sinh viên" để trải nghiệm, để làm để có thêm kinh nghiệm và trải nghiệm trong cuộc sống, quan trọng nhất vẫn luôn đặt câu hỏi là Mình muốn gì? Luôn luôn lắng nghe và hiểu bản thân. Những kiến thức ở trường ĐH tuy không được áp dụng trong thao tác, thực hành nhiều nhưng là để rèn luyện tư duy. Mà chả phải là mọi hành động, kết quả đều đến từ việc phân tích, tư duy của bộ não ư? Khi mình biết nhiều kiến thức hơn thì có thông tin chính xác hơn để đúc kết lại trong việc chọn nghề với mình hơn.

Nên kết luận là: Nếu bạn chưa biết mình sẽ làm gì và việc chi tiết ra sao thì quan điểm của mình là nên đi học ĐH và coi nó chỉ như là mới bắt đầu để không ngừng tìm tòi, chớ từng nghĩ ĐH là đích đến rồi bung lụa. 

Học hay không học mục đích vẫn là chọn cho mình một cái nghề trước hết có thể nuôi sống mình và điều mong ước của nhiều người là chúng ta sẽ thích công việc mà chúng ta làm và làm được điều này thì cần thời gian và cần thời gian thì học ĐH là một lựa chọn.

Vấn đề sinh viên Việt Nam gặp phải không phải là chương trình học nặng lý thuyết không phù hợp với thị trường lao động mà là chương trình học thiếu việc phát triển kỹ năng và cọ xát thực tiễn. Chương trình học Đại học vốn dĩ là chương trình học cung cấp lý thuyết chuyên ngành để làm nền tảng cho chuyên ngành đó. Thân là người học thì không bao giờ nên đánh giá thấp lý thuyết, mà đó là điều mà giáo dục Đại học Việt Nam, vốn được ảnh hưởng từ giáo dục Xô - Nga, đang làm tốt. 
Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta gặp phải là quá trọng thành tích và giáo dục có tính điều hướng chính trị mà học sinh vốn bị "nhồi" từ nhỏ. Điều đó dẫn đến phần lớn sinh viên Việt Nam không có kỹ năng tự học, kỹ năng phản biện - 2 kỹ năng tối quan trọng trong việc học Đại học. Việc xiết chặt đầu vào của các trường Đại học và nới lỏng đầu ra cũng là một vấn đề. Chương trình học thiếu thực tiễn, thiếu việc học chủ động, nhiều hình thức đã dẫn tới các bạn sinh viên nhiều khi chắc lý thuyết nhưng thiếu thực tế, đây là điều mà các trường Đại học cần khắc phục. 
Trong xã hội có một số ngành nghề không cần học Đại học, nhưng cũng vẫn tồn tại nhiều ngành nghề không thể không học Đại học, như bác sỹ, luật sư, các ngành nghiên cứu,....đều đòi hỏi giáo dục ở mức cao cấp chứ không thể dừng lại ở mức độ phổ thông. Nếu bạn đi học Đại học mà chăm chỉ thì bạn sẽ có nền lý thuyết rất tốt và chắc cho công việc và sau này bạn chỉ cần bổ sung thêm các kỹ năng thực tiễn, điều mà trường Đại học không dạy bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm đi làm của mình thì người đi học Đại học và không học Đại học, tốt nghiệp Đại học bằng xuất sắc, giỏi, khá, trung bình vẫn có sự khác biệt nhất định.
Câu trả lời là nên bạn nhé! Hiện nay việc đậu được một trường đại học không hề khó như xưa, lỡ rớt thì vào đại học tư (tuy chất lượng thì không đảm bảo được gì) chứ không thì trở thành "thành phần dân trí thấp" trong xã hội. Giờ nhà nước phổ cập đại học rồi nên thế hệ trẻ nên và phải học đại học. Không chỉ là kiến thức hay tấm bằng, cái quan trọng là ta đổi lại được tầm nhìn, sự tôn trọng, sự phát triển bản thân,... Vài năm sau nữa, các trường cao đẳng sẽ không còn nhóm ngành giáo viên và số lượng ngành đào tạo cũng sẽ ít hơn hiện tại rất nhiều đủ để thấy được xu thế của xã hội ngày nay.
Cần thiết nhưng ở vn thì chất lượng k cao, hay nói cách khác là chất lượng thấp, rất ít trường có chất lượng tốt trở lên.
Giáo trình dành cho kỹ năng mềm, kiến thức thực tiễn quá ít, riêng trải nghiệm của ngành tôi đang học thì hầu như dạy qua loa, 95% là kiến thức lý thuyết mà khả năng áp dụng thành công cho thực tiễn là gần bằng 0 vì thực tế không suông sẻ như lý thuyết, thậm chí đôi khi còn ngược lại với lý thuyết thì mới là thực tế.

Không học ĐH vẫn có thể thành công.

Nhưng thực tế cho thấy những người không học đại học mà vẫn thành công thường họ là thiên tài mà thiên tài thì chỉ chiếm số ít và nếu bạn không phải là một trong số họ thì điều đó hết sức bình thường. Hoặc số khác không phải thiên tài thì đơn giản họ có hậu thuẫn từ gia đình như: nối nghiệp từ bố mẹ, được đầu tư tài chính để kinh doanh và phát triển. Có thể các bạn đã từng nghĩ rằng lượng kiến thức hàng ngày các thầy cô “nhồi nhét” vào đầu chỉ phát huy tác dụng vào mỗi kỳ thi. Vậy có khi nào bạn thắc mắc rằng tại sao giáo trình, sách vở đầy đủ kiến thức nhưng vẫn cần có giảng viên không? Đó chính là tầm quan trọng của sự truyền tải tri thức. Những kiến thức đó chỉ có thể học đại học bạn mới có cơ hội tiếp thu và biến nó trở thành hành trang quý báu góp phần làm nên thành công của mình.

Thật ra học đại học giống như việc xây dựng một ngôi nhà, nếu dùng nguyên liệu tốt nhất và được xây bởi những người thợ lành nghề nhất thì ngôi nhà đó dù có trải qua mưa bão vẫn sẽ trường tồn cùng thời gian. Bản thân mỗi chúng ta cũng vậy, dù có vấp ngã hay thất bại thì những gì ta nhận được khi học đại học sẽ phần nào giúp chúng ta có nghị lực và bản lĩnh để đứng dậy và đi tiếp hành trình của mình.

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng là con đường ngắn nhất và ổn định nhất mà bạn nên chọn.

Người ta trả tiền cho con người hay cái bằng? 100 người học đại học có hơn 90 người tốt nghiệp thì cái bằng đại học chả có gì để mà quá tự hào, để mà dựa dẫm vào nó. Học đến tiến sĩ còn bị gọi là "tiến sĩ giấy" nữa là đại học?
Mấu chốt ở đây là CON NGƯỜI. Cùng tốt nghiệp như vậy, ta có gì khác biệt, nỗi trội, ưu việt hơn để người khác phải chọn ta vào làm cho họ. Ta dễ dàng nhìn thấy được các điều này trên các thông tin tuyển dụng: yêu cầu bằng cấp thường chỉ có 1 dòng duy nhất, còn lại là yêu cầu về con người thường là CHỊU KHÓ.
ĐỌC TẦM 10 tin đăng như vậy trên các trang tuyển dụng có thể giúp ta quay trở về thực tế, tránh ảo tưởng về bản thân.
CHỊU KHÓ không phải là chịu làm mà là CHỊU LÀM VIỆC KHÓ.
HỌC và LÀM là 2 thứ khác nhau. HỌC giỏi không có nghĩa là LÀM GIỎI. HỌC là để có biết điều gì đó. BIẾT được chưa chắc làm. LÀM chưa chắc làm được. LÀM được chưa chắc làm đều.
Vậy nên theo tôi việc học không chỉ có ở ĐH, bất kỳ đâu bạn cũng có thể thu lượm được kiến thức. Những nguồn tài liệu ở ĐH có bạn cũng dễ dàng có được. Quan trọng với lượng kiến thức đó bạn sử dụng và áp dụng được gì. Ngoài kiến thức, kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng và điều này thì ĐH hiện tại đang làm chưa tốt vậy nên dù sao bạn cũng phải tự học và thu lượm bên ngoài.

Bên nào lợi bạn cứ làm. Mình khuyên nên chọn việc không chỉ vì kinh tế mà còn thể hiện cả tính nhân đạo nữa.

Cần thiết chứ, không học thì lấy đâu kiến thức

Câu trả lời là có!

Học đại học là để tạo nền móng, để xác định được đối với ngành nghề của mình bạn cần những gì và phải đi như thế nào. Dù cho những kiến thức trong sách vở có trừu tượng, hàn lâm thì bạn vẫn có thể tiếp thu theo cách của mình vì kiến thức thật sự không vô dụng chỉ do bạn chưa biết áp dụng đúng mà thôi. Xã hội là nơi bạn cọ xát thực tế, cho bạn những bài học kinh nghiệm để thích nghi với sự thay đổi nhưng trường học là nơi cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn. Người ta vẫn nói trường học cho phép bạn học trước rồi mới làm bài kiểm tra, còn trường đời sẽ kiểm tra bạn trước rồi bạn mới rút ra bài học. Thực tế là có những bài học ở trường đời mà chúng ta phải trả “học phí” vô cùng “đắt đỏ”.

Việc học đại học xem ra chẳng có giá trị nhiều khi tấm bằng không quyết định sự thành công mà phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực và kỹ năng thực tế học được ngoài đời.

Chúng ta không cần học đại học mới có thể biết được những kiến thức cơ bản miễn phí trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Mớ bài tập khi đi học chẳng mấy khi được ứng dụng cho công việc sau này.

Giá trị lớn nhất của thời sinh viên là có thời gian giao lưu, mở rộng mối quan hệ với những người cùng độ tuổi trước khi gia nhập thị trường lao động và lập nghiệp. Chính những mối quan hệ này mới là tài sản đáng quý nhất hỗ trợ những người muốn khởi nghiệp sau này.

Cái quan trọng là bạn phải có hiểu biết sâu về trí thông minh nhân tạo (AI) cũng như khả năng ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo một cách hiệu quả. Bạn không cần bằng Đại học, mà tôi cũng chẳng quan tâm nếu như bạn chưa tốt nghiệp cấp 3, miễn là bạn có khả năng", Tỷ phú Musk trả lời trong một hội thảo về AI.

https://cdn.noron.vn/2022/05/11/photo-1-1638681698318614462114-1652268487.png