Có nên thiết lập một mô hình quản lí trường học như một chính quyền?

  1. Giáo dục

  2. Luật pháp

  3. Xã hội

  4. Tin Tức

Tổ chức bầu cử toàn trường, kể cả giáo viên và học sinh

Học sinh + cán bộ công nhân viên chức bầu cử các đại biểu Nghị viện để nâng cao khả năng tranh luận, tránh việc lạm quyền, tạo nên một môi trường tự do, dân chủ hơn

Bầu ra Hội đồng nhà trường để quản lý chặt chẽ, quy củ hơn

Bầu ra Hội đồng xét xử để xử phạt nghiêm minh, đúng với quy đinh hơn...

https://cdn.noron.vn/2021/12/09/65581012611970454-1639023564_1024.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/12/09/4506283682891391-1639023601_1024.jpg
Từ khóa: 

quản lí

,

trường học

,

chính quyền

,

mô hình

,

giáo dục

,

luật pháp

,

xã hội

,

tin tức

Để trả lời thắc mắc của bạn, tôi nghĩ cần đặt ngược lại 2 câu hỏi:

Thứ nhất: Trường học nào?

Nếu đó là các trường đại học cao đẳng, tôi nghĩ còn chấp nhận được. Còn lứa tuổi nhỏ hơn như tiểu học hay trung học thì cần cân nhắc. Lứa tuổi này cần tập trung vào chuyện học, không nên đụng đến chính trị. Hiểu biết đại đa số lứa tuổi này còn nông cạn, tôi cho rằng cho phép "dân chủ" chỉ làm loạn hơn mà thôi. Theo kiểu sẽ bầu theo cảm xúc hơn là chuyện tìm người thích hợp.

Thứ 2: Để làm gì?

Mô thức của xã hội VN là luôn hướng tới Đảng Cộng sản là lãnh đạo duy nhất. Chính vì vậy nên mới tổ chức Đội thiếu niên tiền phong, rồi hướng các bạn ở Đội gia nhập Đoàn TNCS, rồi từ Đoàn lại hướng các bạn tham gia Đảng CS. Hình thức tổ chức xã hội ở VN cũng là "Đảng cử dân bầu", tức là người dân chỉ được bầu theo ứng viên đã được Đảng cử ra, mà Đảng cử nghĩa là gì? Đó có nghĩa là sự thống nhất từ trên xuống. Nói ngắn gọn, hình thái quản lý xã hội VN là việc quản lý từ trên xuống, và bầu chỉ là bầu ở một cấp trực tiếp (tức người dân bầu đại biểu, đại biểu bầu chính quyền, hay Trung ương Đảng bầu Bộ Chính trị, rồi Bộ Chính trị bầu các chức danh lãnh đạo đất nước), hoàn toàn không giống với kiểu bầu trực tiếp như ở các nước như Mỹ (người dân vừa bầu quốc hội, lại vừa bầu trực tiếp Tổng thống).

Tôi hỏi câu thứ hai này là để muốn nói rằng: Nếu trong trường thực hiện một hình thức khác với xã hội, thì khi đó trường học không còn là nơi giáo dục cho xã hội đó nữa. Nó dùng để giáo dục một xã hội khác. Tôi không tranh luận chuyện xã hội dân chủ tốt hơn hay không, tôi chỉ nói là có sự khác biệt giữa mô hình bạn nói và thực tế xã hội tại VN thôi.

Nhìn ngược lại, vì xã hội VN được vận hành theo hình thức "Đảng cử dân bầu", nên các trường học đều cũng phải vận hành theo hình thức tương tự, nhằm đảm bảo trật tự xã hội.

Nếu bạn muốn thay đổi, tôi nghĩ không nên yêu cầu chuyện đó từ nhà trường, mà nên yêu cầu đối với chính quyền VN kìa. Cá nhân tôi nghĩ không cần thay đổi. Ai không đồng ý với xã hội VN thì có thể tìm xã hội khác mà sống và đóng góp.

Trả lời

Để trả lời thắc mắc của bạn, tôi nghĩ cần đặt ngược lại 2 câu hỏi:

Thứ nhất: Trường học nào?

Nếu đó là các trường đại học cao đẳng, tôi nghĩ còn chấp nhận được. Còn lứa tuổi nhỏ hơn như tiểu học hay trung học thì cần cân nhắc. Lứa tuổi này cần tập trung vào chuyện học, không nên đụng đến chính trị. Hiểu biết đại đa số lứa tuổi này còn nông cạn, tôi cho rằng cho phép "dân chủ" chỉ làm loạn hơn mà thôi. Theo kiểu sẽ bầu theo cảm xúc hơn là chuyện tìm người thích hợp.

Thứ 2: Để làm gì?

Mô thức của xã hội VN là luôn hướng tới Đảng Cộng sản là lãnh đạo duy nhất. Chính vì vậy nên mới tổ chức Đội thiếu niên tiền phong, rồi hướng các bạn ở Đội gia nhập Đoàn TNCS, rồi từ Đoàn lại hướng các bạn tham gia Đảng CS. Hình thức tổ chức xã hội ở VN cũng là "Đảng cử dân bầu", tức là người dân chỉ được bầu theo ứng viên đã được Đảng cử ra, mà Đảng cử nghĩa là gì? Đó có nghĩa là sự thống nhất từ trên xuống. Nói ngắn gọn, hình thái quản lý xã hội VN là việc quản lý từ trên xuống, và bầu chỉ là bầu ở một cấp trực tiếp (tức người dân bầu đại biểu, đại biểu bầu chính quyền, hay Trung ương Đảng bầu Bộ Chính trị, rồi Bộ Chính trị bầu các chức danh lãnh đạo đất nước), hoàn toàn không giống với kiểu bầu trực tiếp như ở các nước như Mỹ (người dân vừa bầu quốc hội, lại vừa bầu trực tiếp Tổng thống).

Tôi hỏi câu thứ hai này là để muốn nói rằng: Nếu trong trường thực hiện một hình thức khác với xã hội, thì khi đó trường học không còn là nơi giáo dục cho xã hội đó nữa. Nó dùng để giáo dục một xã hội khác. Tôi không tranh luận chuyện xã hội dân chủ tốt hơn hay không, tôi chỉ nói là có sự khác biệt giữa mô hình bạn nói và thực tế xã hội tại VN thôi.

Nhìn ngược lại, vì xã hội VN được vận hành theo hình thức "Đảng cử dân bầu", nên các trường học đều cũng phải vận hành theo hình thức tương tự, nhằm đảm bảo trật tự xã hội.

Nếu bạn muốn thay đổi, tôi nghĩ không nên yêu cầu chuyện đó từ nhà trường, mà nên yêu cầu đối với chính quyền VN kìa. Cá nhân tôi nghĩ không cần thay đổi. Ai không đồng ý với xã hội VN thì có thể tìm xã hội khác mà sống và đóng góp.

Trường nào cũng có hội đồng kỷ luật mà nhỉ? Hồi đi học thấy thầy cô họp thứ 4 hàng tuần để tổng kết và kỷ luật. Thậm chí mình từng trốn học rất nhiều lần và bị dọa nếu tiếp diễn sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.

Thế bạn thấy mô hình quản lý trường học bây giờ ko giống 1 bộ máy chính quyền thu nhỏ hả bạn?

Tổng là hiệu trưởng, rồi có phó hiệu trưởng. Phân bổ các môn học cho các giáo viên bộ môn và chia các lớp học cho các thầy cô chủ nhiệm.

Mỗi lớp lại phân bổ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.

Mình chỉ nói sơ qua về sự phân bổ, còn chưa kể là trong bộ máy trường học thì chia ra nhiều vị trí hơn. Nhìn chung mình thấy giống 1 bộ máy chính quyền thu nhỏ nè ^^