Đám đông thông minh hay ngu ngốc hơn trung bình?

  1. Tâm lý học

  2. Giáo dục

Mình vừa mới đọc một review của cuốn sách này:

Sách nói về trí tuệ của đám đông, cách đám đông thể hiện trí tuệ vượt bậc vượt qua mức tưởng tượng.

Cũng có những nghiên cứu cho thấy là đám đông hành xử bản năng và ngu ngốc, khi trong đám đông ta dễ đưa ra quyết định cảm tính và sai lầm nhiều hơn

Vậy thì rốt cuộc trí tuệ đám đông so với cá nhân là như thế nào?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

giáo dục

- Để trả lời câu hỏi này mình dùng một đoạn trích của một nhà văn Nga sau:

- Trước kia người thông minh thống trị thế giới. Thật là tàn nhẫn. Người thông minh ép kẻ ngu dốt phải học. Những kẻ ngu dốt gặp nhiều khó khăn. Giờ thì những kẻ ngu dốt thống trị thế giới. Cũng đúng thôi, vì chúng đông hơn rất nhiều. Giờ thì người thông minh phải học cách nói chuyện sao cho kẻ ngu dốt có thể hiểu được họ. Nếu chúng không hiểu thì đó là vấn đề của người thông minh. Trước kia kẻ ngu dốt chịu thiệt thòi, giờ thì ngược lại. Nhưng sự thiệt thòi ngày càng ít bởi những người thông minh cũng ngày càng ít đi - mikhail zhvanetsky- 
- Suy ruông ra: chất lượng hơn số lượng. 
- Giống như trong đám đông ấy có người thông minh có người ngu dốt, người thông minh suy nghĩ ngược lại với đám đông.
- Hãy tưởng tượng người thông minh là người chăn cừu mới chủ động cầm cây và lùa được đám đông là bọn cừu. Làm thịt, lấy lông, bán cho người khác cũng người chăn cừu quyết định. 
- Đám đông đại diện cho tâm lí, hành vi, thói quen được thống kê theo số liệu có căn cứ nhờ điều này người thông minh biết được đám đông như thế nào mà có thể tạo ra sản phẩm, cơ hội để kiếm tiền, mua bán. 
- Nếu ai cũng thông minh như nhau thì thông minh rẻ mạt vậy chất xám từ thông minh cũng rẻ mạt. Thế giới chẳng hề tồn tại những nhà quân sự, chính trị, bác học, vĩ nhân kiệt suất vĩ đại. Vì ai ai cũng thông minh. 
Vĩ content - Sứ Giả Content 
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nha. Cảm ơn bạn ^^
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/12-01-1-1657772358.jpg
Chất lượng hơn số lượng
Trả lời

- Để trả lời câu hỏi này mình dùng một đoạn trích của một nhà văn Nga sau:

- Trước kia người thông minh thống trị thế giới. Thật là tàn nhẫn. Người thông minh ép kẻ ngu dốt phải học. Những kẻ ngu dốt gặp nhiều khó khăn. Giờ thì những kẻ ngu dốt thống trị thế giới. Cũng đúng thôi, vì chúng đông hơn rất nhiều. Giờ thì người thông minh phải học cách nói chuyện sao cho kẻ ngu dốt có thể hiểu được họ. Nếu chúng không hiểu thì đó là vấn đề của người thông minh. Trước kia kẻ ngu dốt chịu thiệt thòi, giờ thì ngược lại. Nhưng sự thiệt thòi ngày càng ít bởi những người thông minh cũng ngày càng ít đi - mikhail zhvanetsky- 
- Suy ruông ra: chất lượng hơn số lượng. 
- Giống như trong đám đông ấy có người thông minh có người ngu dốt, người thông minh suy nghĩ ngược lại với đám đông.
- Hãy tưởng tượng người thông minh là người chăn cừu mới chủ động cầm cây và lùa được đám đông là bọn cừu. Làm thịt, lấy lông, bán cho người khác cũng người chăn cừu quyết định. 
- Đám đông đại diện cho tâm lí, hành vi, thói quen được thống kê theo số liệu có căn cứ nhờ điều này người thông minh biết được đám đông như thế nào mà có thể tạo ra sản phẩm, cơ hội để kiếm tiền, mua bán. 
- Nếu ai cũng thông minh như nhau thì thông minh rẻ mạt vậy chất xám từ thông minh cũng rẻ mạt. Thế giới chẳng hề tồn tại những nhà quân sự, chính trị, bác học, vĩ nhân kiệt suất vĩ đại. Vì ai ai cũng thông minh. 
Vĩ content - Sứ Giả Content 
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nha. Cảm ơn bạn ^^
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/12-01-1-1657772358.jpg
Chất lượng hơn số lượng

Cái này mình được chứng kiến thường xuyên luôn, trên facebook, tiktok,...Nói chung chỗ nào có sự tồn tại của mxh và tin tức thì chỗ đấy là chỗ những sự ngu ngốc của đám đông to đùng, bình luận, đá xéo, dắt mũi lẫn nhau. Còn về thực tại thì hình thức đa cấp khi về VN bị biến dạng và trở thành lừa đảo, mới đây còn toàn ông hoàng đọc lệnh, bà hoàng thổi nến, lôi kéo những con lừa để lừa những con lừa ngu hơn :)) Người thông minh bây giờ lặn hết rồi, có phải thường xuyên ló mặt ra như ở đây đâu. Có nhiều cộng đồng chất lượng nhưng lặn ở những nơi mà đám đông kia không thể vào!

Mình nghĩ rằng cuốn sách này và nguồn thông tin kia đang chỉ ra hai loại đám đông (đám đông khôn ngoan và đám đông phi lí) khác nhau mà kp để so sánh chung vào một cái mà chỉ đơn giản là chung một từ "đám đông" mà thôi, điều đấy chứng tỏ sự khập khiễng.

Cuốn sách thì nói về đám đông khôn ngoan, người mà hình thành mạng lưới chuyên nghiệp mà không cần hệ thống nào để kiểm soát hình vi hoặc trực tiếp thực thi sự tuân thủ. Như Wiki nói đó là một thị trường tự do chuyên nghiệp thứ mà hình thành nền kinh tế, doanh nghiệp, xã hội và quốc gia và như mình thấy 1 đám đông thông minh 5 yếu tố là sự độc lập, đa dạng ý kiến, phân quyền, tổ hợp và lòng tin.

Còn về đám đông phi lí, nguồn thông tin đó lấy ví dụ từ những con kiến, tôi đọc xong cảm thấy khá thú vị, khi mà cả làng kiến đi theo "sự hấp tấp" của vài con kiến mà thay cho việc đi theo những con kiến ra quyết định "cẩn thận", cho thấy tâm lí đám đông đã làm cho bản thân không có chính kiến, mà chỉ dăm dắp theo những hình động của người khác.

Cho nên comment không nhằm chỉ ra sự khác nhau giữa cái này và cái kia, hơn hay thua. Nếu là một người có chính kiến và tin vào quyết định của mình, thì chắc chắn là sẽ không bao giờ có thể hòa vào trong đám đông phi lý kia được, họ sẽ tự tạo ra 1 cộng đồng khôn ngoan hoặc hướng tới một cộng động mà mình mong muốn phát triển được. 

Theo mình khi hoà vào đám đông thường mỗi cá nhân không còn là chính họ, bị ảnh hưởng đến lối suy nghĩ một cách nghiêm trọng. Mỗi người không còn tỉnh táo thì hợp cả tập thể cá nhân như vậy hẳn là một đám đông không thể có mức độ ''thông minh'' như một cá nhân đứng độc lập.
Tâm lý đám đông là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, làm quan điểm, hành động, cảm xúc của chúng ta theo đám đông chứ không còn là ý kiến chủ quan của chính mình.
Có một câu nói: 
1 vấn đề sai, nhưng mọi người nói đúng thì nó là đúng. 
Và chúng ta đang là nạn nhân của tâm lý đám đông đó, khi không phân biệt rõ sự việc mà hòa theo sự nhận định của đám đông. Đặc biệt khi có mạng xã hội, những cái nhìn phiến diện, những lời nhận xét sâu cay làm thay đổi cuộc đời của nhiều người.
Thất bại lớn nhất của con người là không biết mình là ai, và sai lầm đó chính là họ đang dựa quá nhiều vào những nhận xét xung quanh về mình rồi lầm tưởng bản thân như thế. Chúng ta đặt ra giá trị mà đám đông coi là đúng để đối chiếu với giá trị cho bản thân mình. Bị một đám đông dắt mũi một cách ngu ngốc.
Là một người có chính kiến là điều chúng ta đang tự khẳng định giá trị của bản thân. Những nhận định của đám đông ngoài kia có thể đúng, có thể sai nhưng chúng ta phải luôn tỉnh táo, hãy cho mình những nhận định, những phán đoán tỉnh táo nhất trong mọi trường hợp. Khi đó, chúng ta sẽ thấy tâm lý đám đông đáng sợ đến mức nào.
Cái quan trọng là 1 đám đông được hướng dẫn hay mang tính tự phát. Có tổ chức hay không có tổ chức.
Những đám đông luôn bị tác động một cách vô thức, họ xử xự như người nguyên thủy, bỏ qua khả năng suy luận mà họ chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các tưởng tượng. Hơn nữa, họ không kiên định, họ thất thường, và đi từ “trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất”. Còn lý thuyết hội tụ cho rằng hành vi của đám đông không phải là không hợp lý. Thay vào đó, mọi người trong đám đông biểu hiện niềm tin và giá trị hiện có để phản ứng của đám đông là sản phẩm hợp lý của cảm giác phổ biến rộng rãi. Có thể thấy, hiệu ứng đám đông có mang lại những điều tiêu cực hay không còn phụ thuộc vào mục đích của đám đông. 
Đối với những đám đông giận dữ, khi những vụ việc nổ ra, họ sẽ chỉ trích vào những điều được cho là bất lợi với phần lớn những người liên quan đến vụ việc hoặc người chịu thiệt thòi hơn mà không quan tâm đến ngọn ngành câu chuyện là như thế nào. Có những trường hợp, những đám đông giận dữ đó đã bức những nạn nhân phải tự kết liễu đời mình hay đi vào những kết cục tồi tệ nhất, nhưng không một luật pháp, một điều lệ nào có thể xóa bỏ những quan niệm tiêu cực đó. Ví dụ như các anti fan tấn công các nghệ sĩ, người nổi tiếng chỉ vì họ tin vào những trang báo lá cải trên khắp các diễn đàn thay vì suy nghĩ về những trường hợp, những câu chuyện xung quanh những tin tức đó. Sự tra tấn bằng ngôn từ và sự phiền nhiễu của các anti fan có thể gây ra sức ép lớn đến mức khiến những nghệ sĩ không thể chịu đựng được.
https://cdn.noron.vn/2022/07/15/riot-angry-sound-effect-1657877960.jpg
Còn những đám đông vui vẻ, khi những vấn đề xung quanh xã hội xuất hiện, họ cũng khá giống đám đông giận dữ, cũng sẽ chỉ trích những thứ họ cho là sai, cũng sẽ bảo vệ những điều họ cho là đúng. Điều tương phản giữa bọn họ chính là sự phù hợp thời đại và mức độ ảnh hưởng. Những niềm tin và quan điểm của đám đông vui vẻ phù hợp với thời đại, tác động tích cực lên sự phát triển của xã hội. Họ đấu tranh cho sự đồng hóa sự đa dạng của thế giới. Họ ủng hộ các phong trào đấu tranh cho sự bình đẳng giới, cho cộng đồng LGBT. Đó là những ví dụ hiện đại liên quan đến việc ngồi trong Phong trào Dân quyền. Đám đông có thể phản ánh và thách thức những tư tưởng tổ chức môi trường văn hóa xã hội của họ. Họ cũng có thể phục vụ các chức năng xã hội tích hợp, tạo ra các cộng đồng tạm thời.
Quyển Tâm lí học đám đông của Gustave Le Bon cho rằng: “Cái ngự trị con người chính là tư tưởng, tình cảm và tập tục, những điều nằm trong bản thân chúng ta”. Vì thế trở thành một phần của đám đông giận dữ hay đám đông vui vẻ? Đóng góp cho xã hội một cách tiêu cực hay tích cực? Suy nghĩ thụ động hay chủ động? Tất cả đều phụ thuộc bạn chứ không phụ thuộc vào bất kì một tập thể hay đám đông nào.
Vậy nên sẽ không có một đáp án chính xác cho câu hỏi trên ạ.