Đánh giá sản phẩm sáng tạo của UX designer cần dựa vào những tiêu chí nào?

  1. Phát triển sản phẩm

Thông thường riêng với ngành Marketing, hiệu quả công việc của mình thường được cấp trên đánh giá dựa vào so sánh các chỉ số KPI, nhưng với các sản phẩm sáng tạo như thiết kế, các leader sẽ đánh giá 1 sản phẩm tốt xấu dựa vào các tiêu chí nào, theo bạn?

Từ kinh nhiệm của một Design Leader - Anh Trí Nguyễn có chia sẻ 1 số các tiêu chí sau:

  • Đánh giá sản phẩm của nhân viên tiên quyết là không được theo cảm tính. Nhất là với các sản phẩm sáng tạo.
  • Đi làm việc sáng tạo là đều có mục đích, có nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể. Như vẽ giao diện app, tạo banner, làm video intro...Nên khi đánh giá thì phải xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu không.
  • Designer có giỏi đến đâu, thiết kế skill vô địch vũ trụ mà yêu cầu nói 1 kiểu, sản phẩm 1 đằng thì trớt quớt rồi. Sản phẩm tương đối tốt theo nhiều người chưa chắc thực sự là sản phẩm tạo ra đột phá...
  • Một bạn designer giỏi còn là người biết làm cho người khác tôn trọng mình và biết cách phối hợp với người khác để hoàn thiện sản phẩm, chứ ko phải là 1 nhà hoạt động nghệ thuật bảo thủ: tôi làm ra là chỉ có đúng, các người không hiểu được đâu...

Cá nhân mình thấy, việc đánh giá các sản phẩm sáng tạo tùy thuộc nhiều vào nhận định, mắt thẩm mĩ và style của mỗi người, để quyết định chọn hay không 1 phương án nào đó của Designer mỗi leader cần có các tiêu chí rõ ràng, không cảm tính và quan trọng là cần 1 sự tinh tế, cùng xây dựng từ 2 bên.

Từ khóa: 

ux

,

phát triển sản phẩm

,

phát triển sản phẩm

Các tiêu trí của anh Trí Nguyễn hình như là đánh giá về 1 UI designer chứ không hẳn là của UX designer.

Việc Hương hỏi về tiêu trí đánh giá 1 UX designer giỏi thì cá nhân anh cho rằng dựa trên các tiêu trí:

  • Hiểu sản phẩm, các yêu cầu từ sản phẩm
  • Giải quyết được các vấn đề về User need, User target.
  • Giải quyết được vấn đề kinh doanh trên sản phẩm của mình.

VD: Giả sử giải quyết được việc làm user vui, hạnh phúc khi sử dụng sản phẩm nhưng không tạo ra lợi nhuận cho sản phẩm thì không phải Good UX. Ngược lại tạo ra lợi nhuận nhưng User không vui không muốn quay lại dùng thì cũng không phải Good UX. Ví dụ thực tế anh đang làm về báo mạng thì quảng cáo nhiều tạo ra doanh thu lớn nhưng user ghét vì quảng cáo nhiều. Ngược lại không có quảng cáo user thích thì lại chẳng có tiền. Thế nên cần quy hoạch các vị trí quảng cáo. Vừa đủ để user không cảm thấy khó chịu.

Vấn đề đặt ra là phải dựa theo tiêu trí Win - Win. User vui mà vẫn tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trả lời

Các tiêu trí của anh Trí Nguyễn hình như là đánh giá về 1 UI designer chứ không hẳn là của UX designer.

Việc Hương hỏi về tiêu trí đánh giá 1 UX designer giỏi thì cá nhân anh cho rằng dựa trên các tiêu trí:

  • Hiểu sản phẩm, các yêu cầu từ sản phẩm
  • Giải quyết được các vấn đề về User need, User target.
  • Giải quyết được vấn đề kinh doanh trên sản phẩm của mình.

VD: Giả sử giải quyết được việc làm user vui, hạnh phúc khi sử dụng sản phẩm nhưng không tạo ra lợi nhuận cho sản phẩm thì không phải Good UX. Ngược lại tạo ra lợi nhuận nhưng User không vui không muốn quay lại dùng thì cũng không phải Good UX. Ví dụ thực tế anh đang làm về báo mạng thì quảng cáo nhiều tạo ra doanh thu lớn nhưng user ghét vì quảng cáo nhiều. Ngược lại không có quảng cáo user thích thì lại chẳng có tiền. Thế nên cần quy hoạch các vị trí quảng cáo. Vừa đủ để user không cảm thấy khó chịu.

Vấn đề đặt ra là phải dựa theo tiêu trí Win - Win. User vui mà vẫn tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.