ĐO LƯỜNG TIẾP CẬN TRONG MARKETING?

  1. Marketing

Sắp tới em sẽ làm chiến dịch cho cty em. Chiến dịch này sẽ có cả online và offline. Em muốn hỏi tiếp cận đo lường thế nào? Chỉ dừng lại ở số người lướt qua như trên fb, hay hiểu biết về thương hiệu ạ? 

Từ khóa: 

học marketing

,

marketing

Tiếp cận là lượng Reach của nội dung/ thông điệp của sản phẩm/ brand tới khán giả mục tiêu --> Nói về đo lương tiếp cận thì chỉ tập trung vào số lượng người mà thông điệp sản phẩm đã reach tới & tần suất hiển thị của thông điệp hay quảng cáo đó (Trên online thì mấy chỉ số Reach này đo khá đơn giản; offline thì có thể căn cứ vào số lượt người tham gia sự kiện hoặc traffic ở các khu vực có biển quảng cáo. Với báo giấy thì dựa trên lượng đăng ký mua báo; với quảng cáo TV thì cũng sử dụng một chỉ số gọi là chỉ số GRPs. Trong đó, chỉ số GRPs đo lường số lượng khán giả có thể tiếp cận được quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định, theo công thức GRP= Reach x Frequency x 100 (với Reach: độ phủ đối tượng mục tiêu, và Frequency: tần suất hiển thị quảng cáo)

Độ nhận biết thương hiệu thì phức tạp hơn, Từ Độ phủ về hình ảnh - thông điệp & tiếp cận khách hàng mục tiêu tới việc đạt được mức độ Nhận biết về thương hiệu/ sản phẩm là một quá trình rất dài và tốn kém của thương hiệu; một chiến dịch (campaign) chạy ngắn hạn nó chỉ có thể giải quyết 1 mục tiêu ngắn hạn chứ để đo về độ nhận biết thương hiệu cần cả 1 chiến lược dài hơi.

Trong nhận biết thương hiệu nó có nhiều mức độ khác nhau:

  1. Top of mind: Đây là mức độ nhận biết cao nhất. Khách hàng luôn nhớ ngay đến thương hiệu khi đề cập tới một lĩnh vực nào đó (ví dụ xe máy là Honda, bột giặt là Omo) --> thường các sản phẩm tiên phong & làm tốt về thị phần sẽ dễ dàng chiếm được vị trí này
  2. Spontaneous: Khách hàng không cần nhắc nhưng vẫn nhớ được thương hiệu.
  3. Prompt: Khách hàng chỉ nhớ đến thương hiệu khi được gợi ý. (ví dụ hình ảnh. slogan/ quảng cáo...)


Trả lời

Tiếp cận là lượng Reach của nội dung/ thông điệp của sản phẩm/ brand tới khán giả mục tiêu --> Nói về đo lương tiếp cận thì chỉ tập trung vào số lượng người mà thông điệp sản phẩm đã reach tới & tần suất hiển thị của thông điệp hay quảng cáo đó (Trên online thì mấy chỉ số Reach này đo khá đơn giản; offline thì có thể căn cứ vào số lượt người tham gia sự kiện hoặc traffic ở các khu vực có biển quảng cáo. Với báo giấy thì dựa trên lượng đăng ký mua báo; với quảng cáo TV thì cũng sử dụng một chỉ số gọi là chỉ số GRPs. Trong đó, chỉ số GRPs đo lường số lượng khán giả có thể tiếp cận được quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định, theo công thức GRP= Reach x Frequency x 100 (với Reach: độ phủ đối tượng mục tiêu, và Frequency: tần suất hiển thị quảng cáo)

Độ nhận biết thương hiệu thì phức tạp hơn, Từ Độ phủ về hình ảnh - thông điệp & tiếp cận khách hàng mục tiêu tới việc đạt được mức độ Nhận biết về thương hiệu/ sản phẩm là một quá trình rất dài và tốn kém của thương hiệu; một chiến dịch (campaign) chạy ngắn hạn nó chỉ có thể giải quyết 1 mục tiêu ngắn hạn chứ để đo về độ nhận biết thương hiệu cần cả 1 chiến lược dài hơi.

Trong nhận biết thương hiệu nó có nhiều mức độ khác nhau:

  1. Top of mind: Đây là mức độ nhận biết cao nhất. Khách hàng luôn nhớ ngay đến thương hiệu khi đề cập tới một lĩnh vực nào đó (ví dụ xe máy là Honda, bột giặt là Omo) --> thường các sản phẩm tiên phong & làm tốt về thị phần sẽ dễ dàng chiếm được vị trí này
  2. Spontaneous: Khách hàng không cần nhắc nhưng vẫn nhớ được thương hiệu.
  3. Prompt: Khách hàng chỉ nhớ đến thương hiệu khi được gợi ý. (ví dụ hình ảnh. slogan/ quảng cáo...)


Mình chưa hiểu rõ lắm về câu hỏi của bạn. Để xác định đo lường các chỉ số của chiến dịch bạn phải lên được mục tiêu chiến dịch là gì, các hình thức thực hiện chiến dịch ra sao, các hoạt động diễn ra ở các kênh nào, từ đó mới biết mỗi kênh mỗi hoạt động có thể đo lường hiệu quả thế nào được. Nói chung bạn phải rõ ràng về kế hoạch chứ nói chung chung vậy thì khó trả lời lắm.