"Ghét của nào trời trao của ấy" dưới góc nhìn của luật hấp dẫn?

  1. Tâm linh

Nếu bạn biết và tin vào luật hấp dẫn thì bạn kiến giải như thế nào về câu nói trên?

Từ khóa: 

luật hấp dẫn

,

tâm linh

Theo em hiểu thì luật hấp dẫn dựa trên nguyên lý "cái gì thừa thì bớt đi, cái gì thiếu thì bù vào" để vạn vật đạt cân bằng về năng lượng.

Hiện nay có nhiều bạn học và thực hành luật hấp dẫn bằng cách tái cấu trúc nhận thức bằng các khẳng định tích cực để thay thế những suy nghĩ tiêu cực. Kết quả thực hành cho thấy sự mơ hồ không như kì vọng, và những người thực hành chưa thành công chỉ có thể giải thích là do duyên nghiệp chưa đủ nên lại động viên nhau tiếp tục.

Sự thật là chúng ta chỉ hút những thứ tương đồng về năng lượng với phần vô thức trong , tâm trí của mình. Ví dụ, một người trong lòng lúc nào cũng tức giận thì khó mà hấp dẫn bạn bè vui vẻ được. Ngược lại người đó sẽ liên tục gặp phải những việc làm người đó ghét bỏ, cho đến lúc khổ quá không chịu được nữa phải tự biết đi tìm cách tiết chế để cho mình cân bằng lại cảm xúc. Một ví dụ khác là người nào thực lòng hào phóng, cho đi nhiều hơn nhận vô điều kiện (về tiền hoặc kiến thức...), thì lại được bù thêm năng lượng tương ứng nên trong dân gian hay có câu "xởi lởi thì trời cho" hoặc rất hay gặp may mắn bất ngờ.

Trả lời

Theo em hiểu thì luật hấp dẫn dựa trên nguyên lý "cái gì thừa thì bớt đi, cái gì thiếu thì bù vào" để vạn vật đạt cân bằng về năng lượng.

Hiện nay có nhiều bạn học và thực hành luật hấp dẫn bằng cách tái cấu trúc nhận thức bằng các khẳng định tích cực để thay thế những suy nghĩ tiêu cực. Kết quả thực hành cho thấy sự mơ hồ không như kì vọng, và những người thực hành chưa thành công chỉ có thể giải thích là do duyên nghiệp chưa đủ nên lại động viên nhau tiếp tục.

Sự thật là chúng ta chỉ hút những thứ tương đồng về năng lượng với phần vô thức trong , tâm trí của mình. Ví dụ, một người trong lòng lúc nào cũng tức giận thì khó mà hấp dẫn bạn bè vui vẻ được. Ngược lại người đó sẽ liên tục gặp phải những việc làm người đó ghét bỏ, cho đến lúc khổ quá không chịu được nữa phải tự biết đi tìm cách tiết chế để cho mình cân bằng lại cảm xúc. Một ví dụ khác là người nào thực lòng hào phóng, cho đi nhiều hơn nhận vô điều kiện (về tiền hoặc kiến thức...), thì lại được bù thêm năng lượng tương ứng nên trong dân gian hay có câu "xởi lởi thì trời cho" hoặc rất hay gặp may mắn bất ngờ.

Luật hấp dẫn có hai khả năng sảy ra đó là ngược lại sự mong muốn hoặc đúng sự mong muốn