Giải pháp nào cho thói quen lãng phí thức ăn?

  1. Phong cách sống

Cách đây mấy hôm mình có xem được một clip về “Pagpag” món ăn được chế biến từ thức ăn thừa ở những nhà hàng, quán ăn như là Mc Donald ‘s ở Phillippines. Chứng kiến quá trình làm ra món ăn pag pag từ khi được moi ra từ những bãi rác, đến khi làm sạch, lóc xương và cuối cùng là xào nấu để ra thành phẩm cuối cùng khiến mình không tránh khỏi cảm giác buồn nôn. Vậy mà, đó lại là thức ăn khoái khẩu của những người lao động nghèo ở Phillippines – một thực tế đáng buồn.


Qua tìm hiểu và đọc thêm nhiều báo mạng thì mình còn biết được một thực tế đáng buồn hơn, đó là mỗi năm có tới 1/3 lượng lương thực được sản xuất trên toàn thế giới bị lãng phí, tương đương 1.000 tỉ USD! Quá trình sản xuất ra số lương thực bị lãng phí này cũng góp phần thải ra 3,3 tỉ tấn khí gây hiệu ứng nhà kính, hay hàng triệu tấn chất độc vào bầu khí quyển!

Có thể thấy rằng lí do ra đời của món pagpag không phải đến từ việc thiếu thức ăn mà là đến từ sự lãng phí đồ ăn của các gia đình hay các nhà hàng. Và việc chống lãng phí thực phẩm cần phải có những biện pháp cụ thể, chứ không thể chỉ hô hào suông. Trong lĩnh vực này, Đan Mạch là quốc gia có nhiều sáng kiến đơn giản mà hữu hiệu để giảm lãng phí từ nguyên vật liệu tới các bữa ăn. Bộ trưởng Thực phẩm Đan Mạch Eva Kjer Hansen cho biết mỗi năm đất nước Bắc Âu 5,5 triệu dân này đã bỏ đi khoảng 700.000 tấn nguyên vật liệu, thực phẩm vẫn còn dùng được - một sự lãng phí tài nguyên cực lớn.

Cũng như tại Pháp, Anh, Thụy Điển, các siêu thị Đan Mạch thường dành một quầy bày bán giảm giá những món hàng sắp hết hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm

Đối với nhiều người Việt thì chuyện bỏ thừa thức ăn không có gì lạ, và có lẽ chuyện này đã thành một nét trong văn hóa khi bữa ăn nào cũng sẽ còn một ít đồ ăn trong bát, dĩa. Việc xóa bỏ thói quen này cần rất nhiều nỗ lực, đặc biệt là từ người trẻ, thế hệ mà tư tưởng ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngày xưa hơn.

Còn bạn, bạn có phải là người có thói quen bỏ thừa đồ ăn không? Và những biện pháp thiết thực để tránh lãng phí thức ăn là gì?

Từ khóa: 

phong cách sống

,

phong cách sống

mỗi khi đi ăn ở quán thì mình thường gọi ít hơn so với dự tính một tí, để nếu có thiếu thì gọi thêm cũng chả sao chứ để dư thì lại phí. mỗi người chỉ cần có ý thức thêm một tí thì có thể giải quyết được thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn rồi. hè năm ngoái khi đi malaysia, mình có học được một thói quen rất hay của một vài người bạn ở đây. đó là mỗi khi thấy mình ăn không nỗi bữa ăn của mình (phần ăn một người ở đây khá nhiều), mấy bạn nam sẽ tự đề nghị ăn giúp mình phần còn lại. điều đó làm mình cảm thấy khá ngạc nhiên vì ở việt nam chưa có ai đề nghị mình như vậy cả

Trả lời

mỗi khi đi ăn ở quán thì mình thường gọi ít hơn so với dự tính một tí, để nếu có thiếu thì gọi thêm cũng chả sao chứ để dư thì lại phí. mỗi người chỉ cần có ý thức thêm một tí thì có thể giải quyết được thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn rồi. hè năm ngoái khi đi malaysia, mình có học được một thói quen rất hay của một vài người bạn ở đây. đó là mỗi khi thấy mình ăn không nỗi bữa ăn của mình (phần ăn một người ở đây khá nhiều), mấy bạn nam sẽ tự đề nghị ăn giúp mình phần còn lại. điều đó làm mình cảm thấy khá ngạc nhiên vì ở việt nam chưa có ai đề nghị mình như vậy cả

Mình rất hiếm khi bỏ thừa thức ăn, vì mình luôn quan niệm rằng rồi sẽ có... quả báo. Mình rất sợ quả báo :D Kiểu như mình mà không ăn hết thì thể nào sau này con cháu mình cũng không có gì để ăn. Vì nói là hiếm khi nên tất nhiên cũng có những lúc mình bỏ thừa vì ăn không nổi (ốm thông thường và ốm nghén) hay đồ ăn quá dở và mình không thể cố gắng ép bản thân để ăn hết vì cảm thấy như vậy là có lỗi với bản thân. Nhưng mình cũng nghĩ có rất nhiều vấn đề nó phụ thuộc vào ý thức, mà cái này cũng là một trong số đó. Mà cái gì thuộc về ý thức con người thì rất khó thay đổi. Tất nhiên cũng có những giải pháp, ví như trong các quán ăn chẳng hạn thì mình có thể đưa ra điều kiện là khách hàng phải ăn hết thức ăn thì mới bán (lỡ bán rồi mà ăn không hết thì khách phải trả gấp đôi tiền), hay như treo một khẩu hiệu trước cửa nhà hàng/quán ăn rằng: "Hãy ăn đúng nhu cầu của cái bụng!" Kakaka. Vân vân...

Riêng trong mỗi gia đình thì mình nghĩ cách tốt nhất vẫn là các thành viên tự giáo dục, răn đe lẫn nhau mà thực hiện thôi.

Mình không phải là người có thói quen bỏ thừa đồ ăn, thường những bữa ăn dành cho cá nhân mình (Do mình tự nấu hoặc lấy phần ăn cá nhân tại các buổi buffet) thì tuyệt nhiên mình luôn lấy vừa đủ để không bị bỏ thừa vì ăn không hết. Nhưng sẽ có những trường hợp là mình buộc phải bỏ thừa đồ ăn khi nấu ăn cho gia đình. Những lúc như này thì trong tâm phải tự xin lỗi những người đã tạo ra lương thực, mình cũng rất sợ phải bỏ phí đồ ăn.

Mình cũng không hiểu nổi nhiều bạn đi ăn tại quán, nhà hàng, ..thường không bao giờ ăn hết phần ăn của mình. Có thể một số người xem đó là như là một "style", tuy nhiên đó là một hành vi không tốt. Tại các bữa tiệc mình ăn không hết, thì mình cũng không ngại xin hộp hoặc túi gói đem về nhà đâu.

Nếu có điều kiện sống xa hoa, VVIP và 5-6 sao, các bạn sẽ biết sự thừa thải và lãng phí ở mức độ nào, chưa nói đó là những thứ nguyên vật liệu cao cấp nhất. Thế giới này là thế đấy, các bạn nghĩ sao nhỉ?