Hiện nay, một phần khá lớn người Việt ta lười biếng, có đúng không?

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Xã hội

Đây là cảm thức riêng của mình, sau khi lớn lên, được hiểu biết thêm về các quốc gia khác. Nếu trung thực nhìn nhận, ở thời đại này, nhiều người Việt đang đánh mất đi những đức tính cao đẹp. Có phải có một thế hệ đang lớn lên, được học hành rất nhiều, nhưng lại không được giáo dục tốt về giá trị nhân văn của con người, của dân tộc hay không? Liệu có phải thế hệ này đang lớn lên với một lỗ hổng tiềm tàng?

Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

,

xã hội

Đồng quan điểm với bạn.
Mình chưa có cơ hội ra nước ngoài nên chỉ có thể đứng ở góc độ người Việt nhìn nhận người Việt.
Tuy nhiên mình thấy điều này cũng là lẽ tất yếu của xã hội. Cũng có thể hiểu đó là quy luật bù trừ, quy luật cân bằng. Bởi lẽ khi vật chất lên ngôi thì ý thức suy đồi. Đây là vận hành chung của cả nhân loại.
Phải nói rằng Việt Nam ta trong 5 năm qua đạt đến một mức độ phát triển ngoại mục. Để có được sự phát triển như vậy chắc chăn chúng ta đều phải đánh đổi. 
Suy từ một gia đình nhỏ bạn sẽ thấy. Nếu 1 gia đình có chồng đi kiếm tiền còn vợ ở nhà chăm con nuôi dậy con cái thì chắc chắn gia đình đó kinh tế sẽ không thể quá dư giả. Tuy nhiên con cái được quan tâm chăm sóc và dạy dỗ chu đáo. Đây là sự đánh đổi của họ.
Ngược lại một gia đình chọn cách cả hai đi kiếm tiền và để con cái tự làm mọi việc. Chắc chắn thiếu sự quan tâm hướng dẫn và dìu dắt nó sẽ không thể như một gia đình có người bên cạnh chăm lo kèm cặp.
Mình chưa bao giờ phủ nhận trẻ tự lập là tốt. Tự lập khác với bỏ mặc. Tự lập là dậy trẻ cách tự làm tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của  gia đình. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường có tình yêu kỉ luật luôn khác một đứa trẻ được nuông chiều và bị bỏ mặc.
Ở đâu và ở giai đoạn nào cũng có những ngoại lệ nhưng mình thực sự thấy rằng con người sẽ ngày một lạnh nhạt hơn, vô tình hơn, trầm lặng hơn nếu cứ tiếp tục sống như hiện nay.
Trả lời
Đồng quan điểm với bạn.
Mình chưa có cơ hội ra nước ngoài nên chỉ có thể đứng ở góc độ người Việt nhìn nhận người Việt.
Tuy nhiên mình thấy điều này cũng là lẽ tất yếu của xã hội. Cũng có thể hiểu đó là quy luật bù trừ, quy luật cân bằng. Bởi lẽ khi vật chất lên ngôi thì ý thức suy đồi. Đây là vận hành chung của cả nhân loại.
Phải nói rằng Việt Nam ta trong 5 năm qua đạt đến một mức độ phát triển ngoại mục. Để có được sự phát triển như vậy chắc chăn chúng ta đều phải đánh đổi. 
Suy từ một gia đình nhỏ bạn sẽ thấy. Nếu 1 gia đình có chồng đi kiếm tiền còn vợ ở nhà chăm con nuôi dậy con cái thì chắc chắn gia đình đó kinh tế sẽ không thể quá dư giả. Tuy nhiên con cái được quan tâm chăm sóc và dạy dỗ chu đáo. Đây là sự đánh đổi của họ.
Ngược lại một gia đình chọn cách cả hai đi kiếm tiền và để con cái tự làm mọi việc. Chắc chắn thiếu sự quan tâm hướng dẫn và dìu dắt nó sẽ không thể như một gia đình có người bên cạnh chăm lo kèm cặp.
Mình chưa bao giờ phủ nhận trẻ tự lập là tốt. Tự lập khác với bỏ mặc. Tự lập là dậy trẻ cách tự làm tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của  gia đình. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường có tình yêu kỉ luật luôn khác một đứa trẻ được nuông chiều và bị bỏ mặc.
Ở đâu và ở giai đoạn nào cũng có những ngoại lệ nhưng mình thực sự thấy rằng con người sẽ ngày một lạnh nhạt hơn, vô tình hơn, trầm lặng hơn nếu cứ tiếp tục sống như hiện nay.

Ý kiến cá nhân thôi nhé, nhưng bạn có thể bỏ chữ "hiện nay" vì thời nào cũng như thế cả, đồng thời bạn cũng có thể thay chữ "người Việt" bằng "loài người". Tóm lại: phần lớn loài người là lười biếng, bất kể dân tộc và thời đại.

Tuy nhiên, ở các nước phát triển, một nhóm người làm siêng có khả năng làm được nhiều hơn một nhóm người ở VN với cùng số lượng. Cơ bản là vì khả năng làm việc nhóm, sự tin tưởng lẫn nhau, và cả tư liệu sản xuất và môi trường cũng khác.

Lấy ví dụ như các nước phát triển thường ở khí hậu mát mẻ, còn VN thì nóng hơn. Cái nóng khiến cho người ta vừa làm đã thấy mệt, làm ảnh hưởng đến sự lười (lười này là do trốn cái nóng). Những trường hợp đặc biệt như Singapore, tuy nóng nhưng họ trồng cây rất nhiều, và máy lạnh đặt ở gần như mọi nơi, tạo cảm giác thoải mái như ở xứ ôn đới.

Thêm ví dụ nữa về sự siêng năng, đó là trước kia tôi cũng thường cắm mặt vào màn hình máy tính hoặc TV hoặc điện thoại. Từ khi có nhà ở Sydney có miếng đất nhỏ xíu, thì bắt đầu làm vườn, và gần như ngày nào cũng bận rộn làm cái này cái kia. Trong khi đó, hầu hết các bạn ở VN, nhất là các thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội, làm gì có đất để thoát khỏi cái màn hình?

Không có số liệu nên mình không dám khẳng định bạn ạ.
Giới trẻ bây giờ đa số có điều kiện tốt hơn xưa là đúng.

Họ k có mục tiêu, mục đích sống. Cần 1 người nêu rõ mực tiêu. Trong khi truyền thông VN bây giờ chỉ mê tiền và lợi ích, k đăng những bài báo có giá trị cốt lõi và hướng nghiệp, hướng đến tương lai. Chỉ thấy tin tức Showbiz, kẻ làm giàu, hot girl sexy, scandal tràn ngập.

Mình nghĩ là nhiều người thiếu định hướng và mục tiêu. Xong bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh là "nhiều người kiếm tiền rất dễ dàng" (???) nên trông chờ vào sự ăn may mà thiếu cố gắng.

Thế nào là "lười" ?

Nếu hiểu theo nghĩa bình dân nhất (chưa chắc là chính xác) thì so với ai ta lười - Trung Quốc à, họ siêng năng hơn ta.

Nam Á hoặc Mỹ, Họ xem những người Đông Á thì chúng ta là người siêng năng.

mình thấy xã hội nào cx thế ấy b, con ng thay đổi dần theo thời đại chứ chả phải việt nam mới thế. và bạn nói " một phần khá lớn" thì mình hoàn toàn ko ủng hộ. Nhóm tri thức vẫn đều đặn làm việc ít nhất 8h/ngày, nhóm làm nông vẫn ngày trườn mặt ngoài đồng ít nhất 10h/ngày. vậy b đánh giá thế nào là lười biếng? nước ta từ ngày xưa đã có truyền thống cần củ, chăm chỉ rồi b ạ. nếu so bayh ng dân có chăm = ngày xưa hay ko thì mình nghĩ là ko, họ đã lười biếng hơn r. nhưng liệu điều đó có nghĩa là dân vnam lười biếng ko? kbt bạn bao nhiêu và tiếp xúc với những ai nhưng mình khẳng định 4/5 số bạn bè và người mình quen biết họ đều chăm chỉ làm việc và cống hiến cho công việc rất tốt.