Hiện nay tương tác văn hoá nào đang đưa việt nam vào nhiều hiện tượng văn hoá mới?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tương tác văn hoá

,

hiện tượng văn hoá mới

,

văn hóa

Mình sẽ cố gắng giải thích câu hỏi này nha. Có hai khái niệm mà chúng ta cần hiểu ở đây là:

Trước hết, tương tác văn hóa hay giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa các tiểu văn hóa (subcultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa các nền văn hóa (cultures) khác nhau. Sự tương tác (hay giao thoa) văn hóa này được thể hiện ở các kiểu loại sau:

  • Tương tác nội văn hóa (Intra-cultural interaction): Tương tác nội văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia và có cùng một phông nền văn hóa. Nó bao gồm:
  • Tương tác nội văn hóa nội nhóm (Intracultural interaction within group): Các đối
    tác thuộc về cùng một nhóm xã hội (ví dụ: tương tác giữa hai người nông dân)
  • Tương tác nội văn hóa giao nhóm (Intracultural interaction across groups): Các đối tác thuộc về các nhóm xã hội khác nhau (ví dụ: tương tác giữa một doanh nhân và một nhà nghiên cứu).
  • Tương tác nội văn hóa nội tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction within subculture): Các đối tác thuộc về cùng một tiểu văn hóa (ví dụ: tương tác giữa hai người miền Trung)
  • Tương tác nội văn hóa giao tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction across subcultures): Các đối tác thuộc về các tiểu văn hóa khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người miền Bắc và người miền Nam).
  • Tương tác liên văn hóa (Inter-cultural interaction): Tương tác liên văn hóa được
    định nghĩa là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia, nhưng thuộc về các văn hóa tộc người khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người Kinh và người H’mông hoặc giữa người Mĩ gốc Anglo-Saxon và người Mĩ gốc Việt).
  • Tương tác giao văn hóa (Cross-cultural interaction): Tương tác giao văn hóa được xác
    định là sự/quá trình tương tác giữa những đối Tác sống ở các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hóa khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người Việt và người Pháp).

- Tương tác xuyên văn hóa (Transcultural interaction): Tương tác xuyên văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia
hoặc ở các quốc gia khác nhau và/nhưng có các phông văn hóa khác nhau. Quá trình
tương tác này chứng kiến một ảnh hưởng Văn hóa rõ rệt mang tính áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối tác này lên đối tác kia.Nếu chấp nhận các định nghĩa trên, ta sẽ dễ dàng đồng thuận rằng:
  • Trong tương tác nội văn hóa, liên văn hóa và giao văn hóa, ở các tình huống cụ thể
    và với các mức độ khác nhau, sự tương tác xuyên văn hóa đều có khả năng hiện diện.
  • Trong các loại tương tác trên, tương tác xuyên văn hóa dễ có khả năng tạo ra các trục trặc trong giao thoa văn hóa nhất.
  • Giao thoa văn hóa ở tuyệt đại đa số các xã hội đều có tương tác nội văn hóa, liên văn
    hóa và xuyên văn hóa.
  • Các xã hội mở và hòa nhập, ngoài các loại tương tác trên, đều có tương tác giao văn hóa.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/7252226169521072-1654226206.png

Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...)."

Từ những nhận định ở trên thì chúng ta hiểu rằng văn hóa là một hiện tượng xã hội, phản ánh năng lực bản chất của con người gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống... Văn hóa là kết quả hoạt động của con người, và chỉ có thông qua hoạt động mới tạo ra văn hóa, đem lại cho văn hóa những giá trị đích thực. Văn hóa phản ánh trình độ tư duy, trình độ phát triển của xã hội loài người.

Quá trình phát triển văn hóa cũng là quá trình vận động tư duy và gắn với sự tiến triển của xã hội loài người. Văn hóa được bảo tồn, phát huy, truyền bá qua giáo dục, giao tiếp, định hướng giá trị những hoạt động văn học, nghệ thuật... Văn hóa gắn liền với các quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo con người. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712402785-1654226229.jpg

Tuy nhiên, mình sẽ chỉ gói gọn câu trả lời này trong vấn đề Tương tác xuyên văn hóa vì câu hỏi của bạn là "tương tác văn hóa đang đưa vào Việt Nam":

Qua nhiều thế kỷ với những kết quả được rút ra từ quá trình lao động sáng tạo của con người đã hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc văn hóa riêng của mình. Giá trị của một nền văn hóa dân tộc thường được bồi đắp theo chiều dài lịch sử, nó có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa được bồi đắp từ dòng sông, vì thế sự phát triển văn hóa không mang tính ngẫu nhiên, đột biến trong quá trình phát triển, mà nó phải phát triển một cách tuần tự từ thấp đến cao. Mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng trong quá trình giao lưu nó lại chịu ảnh hưởng, có khi bị dung nạp và khúc xạ bởi các nền văn hóa khác để tạo nên sự phong phú trong bản sắc của mình. Nghiên cứu sự hình thành, phát triển các nền văn hóa, nhiều nhà khoa học đã thống nhất ở một điểm chung là không có nền văn hóa này hơn nền văn hóa kia, mà chỉ có nền văn hóa này khác với nền văn hóa kia.

Đối với nền văn hóa Việt Nam do vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế và trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, nên bản thân nền văn hóa Việt Nam đã tiếp thu những nét tinh hoa của các nền văn hóa có mặt trên đất nước mình. Vì vậy, khi tìm hiểu văn hóa Việt Nam các nhà khoa học đã đặt nó trong mối quan hệ với các nền văn hóa để thấy được những nét tương đồng. Cũng như những khác biệt của mỗi nền văn hóa và qua đó tìm thấy cái riêng trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Do đặc điểm địa lý Việt Nam có vị trí khá đặc biệt nên Việt Nam có điều kiện giao lưu với các nước trên thế giới, từ đó có cơ hội tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, điển hình là nền văn hóa Phù Nam, Chămpa ở miền Trung; văn hóa Ấn Độ ở miền Nam; văn hóa Trung Quốc ở miền Bắc.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712402787-1654226283.jpg

Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa như vậy, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng. Điều đó chứng minh rằng văn hóa Việt Nam rất giàu bản sắc, có sức sống mãnh liệt trong suốt các giai đoạn lịch sử, đó cũng là biểu hiện của một nền văn hóa luôn ở thế dung hòa, vừa có khả năng tiếp thu những giá trị văn hóa khác, vừa có thể bảo tồn những giá trị văn hóa của riêng mình, để không bị đồng hóa, chống lại sự chi phối bởi các nền văn hóa khác. Điểm nổi bật trong bản sắc văn hóa Việt Nam là tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, yêu độc lập, tự do. Hơn thế nữa, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành yếu tố cốt lõi trong hệ tư tưởng Việt Nam.
Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, sự tương tác văn hóa qua lại này mang đến cả những tiêu cực - tích cực cho đời sống văn hóa, xã hội ở nước ta. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ nắm bắt xu hướng rất nhanh, nếu không có sự chọn lọc cần thiết rất dễ dẫn đến những hiện tượng văn hóa tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, tha hóa con người.
Lấy ví dụ về vấn đề này: Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, các trào lưu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều trên không gian mạng. Bên cạnh trào lưu hình thành trong nước, những dòng chảy văn hóa từ nhiều quốc gia cũng dần xâm nhập và có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến đời sống tâm lý, tình cảm của người trẻ hiện nay.
Nói về nguồn gốc hình thành và phát triển của các trào lưu, anh Phạm Công Nhật cho rằng nguyên nhân khiến các trào lưu hiện nay xuất hiện và phát triển mạnh phần lớn là do hội chứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) cùng với sự xuất hiện của công nghệ. “Hội chứng tâm lý FOMO xuất hiện đầu những năm 1996. Đó là trạng thái tâm lý khiến mỗi người lo lắng, sợ bỏ lỡ những thứ mà xung quanh mọi người đều biết. Nói cách khác là họ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông”. - Nhà báo Phạm Công Nhật chia sẻ. Theo đó, để hòa nhập với câu chuyện của tập thể, mỗi người thường có xu hướng cập nhật nhanh chóng các trào lưu và biến nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt, đối với giới trẻ - nhóm tuổi ưa thích sự mới mẻ, hợp thời, họ càng muốn chứng minh bản thân qua việc tiếp cận nhanh với các xu thế mới.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/7252226169521073-1654226310.jpg
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mạng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành và phát triển các trào lưu văn hóa. Để trở thành “điểm nhấn” trong dòng chảy đó, nhiều người trẻ đã không ngần ngại tạo ra những trào lưu không tích cực để “câu like”, “câu view”,… Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng thần tượng những hiện tượng mạng có lối sống đạo đức không lành mạnh, ủng hộ những hành động và phát ngôn lệch chuẩn.
Bên cạnh những trào lưu văn hóa trong nước, giới trẻ hiện nay ngày càng có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các trào lưu văn hóa quốc tế. Trong khi đó, một bộ phận người trẻ có xu hướng quay lưng với văn hóa truyền thống. Nói về vấn đề này, anh Phạm Công Nhật cho biết: “Anh lấy ví dụ làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) phát triển khá mạnh mẽ. Từ phim ảnh đến âm nhạc đều phủ sóng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Họ có nội lực, đầu tư mạnh và đổ công sức rất nhiều. Đây là điều không thể phủ nhận”.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/79801432915299405-1654226330.jpg
Sự phát triển của đất nước đòi hỏi mỗi các nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những thói hư tật xấu này để văn hóa trở lại với các chân giá trị. Xã hội muốn phát triển, thì ngụy giá trị không thể chiếm chỗ của chân giá trị, giả dối không thể lấn át sự tử tế và chân thật.
Nguồn tham khảo:




Trả lời

Mình sẽ cố gắng giải thích câu hỏi này nha. Có hai khái niệm mà chúng ta cần hiểu ở đây là:

Trước hết, tương tác văn hóa hay giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa các tiểu văn hóa (subcultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa các nền văn hóa (cultures) khác nhau. Sự tương tác (hay giao thoa) văn hóa này được thể hiện ở các kiểu loại sau:

  • Tương tác nội văn hóa (Intra-cultural interaction): Tương tác nội văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia và có cùng một phông nền văn hóa. Nó bao gồm:
  • Tương tác nội văn hóa nội nhóm (Intracultural interaction within group): Các đối
    tác thuộc về cùng một nhóm xã hội (ví dụ: tương tác giữa hai người nông dân)
  • Tương tác nội văn hóa giao nhóm (Intracultural interaction across groups): Các đối tác thuộc về các nhóm xã hội khác nhau (ví dụ: tương tác giữa một doanh nhân và một nhà nghiên cứu).
  • Tương tác nội văn hóa nội tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction within subculture): Các đối tác thuộc về cùng một tiểu văn hóa (ví dụ: tương tác giữa hai người miền Trung)
  • Tương tác nội văn hóa giao tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction across subcultures): Các đối tác thuộc về các tiểu văn hóa khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người miền Bắc và người miền Nam).
  • Tương tác liên văn hóa (Inter-cultural interaction): Tương tác liên văn hóa được
    định nghĩa là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia, nhưng thuộc về các văn hóa tộc người khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người Kinh và người H’mông hoặc giữa người Mĩ gốc Anglo-Saxon và người Mĩ gốc Việt).
  • Tương tác giao văn hóa (Cross-cultural interaction): Tương tác giao văn hóa được xác
    định là sự/quá trình tương tác giữa những đối Tác sống ở các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hóa khác nhau (ví dụ: tương tác giữa người Việt và người Pháp).

- Tương tác xuyên văn hóa (Transcultural interaction): Tương tác xuyên văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia
hoặc ở các quốc gia khác nhau và/nhưng có các phông văn hóa khác nhau. Quá trình
tương tác này chứng kiến một ảnh hưởng Văn hóa rõ rệt mang tính áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối tác này lên đối tác kia.Nếu chấp nhận các định nghĩa trên, ta sẽ dễ dàng đồng thuận rằng:
  • Trong tương tác nội văn hóa, liên văn hóa và giao văn hóa, ở các tình huống cụ thể
    và với các mức độ khác nhau, sự tương tác xuyên văn hóa đều có khả năng hiện diện.
  • Trong các loại tương tác trên, tương tác xuyên văn hóa dễ có khả năng tạo ra các trục trặc trong giao thoa văn hóa nhất.
  • Giao thoa văn hóa ở tuyệt đại đa số các xã hội đều có tương tác nội văn hóa, liên văn
    hóa và xuyên văn hóa.
  • Các xã hội mở và hòa nhập, ngoài các loại tương tác trên, đều có tương tác giao văn hóa.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/7252226169521072-1654226206.png

Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...)."

Từ những nhận định ở trên thì chúng ta hiểu rằng văn hóa là một hiện tượng xã hội, phản ánh năng lực bản chất của con người gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống... Văn hóa là kết quả hoạt động của con người, và chỉ có thông qua hoạt động mới tạo ra văn hóa, đem lại cho văn hóa những giá trị đích thực. Văn hóa phản ánh trình độ tư duy, trình độ phát triển của xã hội loài người.

Quá trình phát triển văn hóa cũng là quá trình vận động tư duy và gắn với sự tiến triển của xã hội loài người. Văn hóa được bảo tồn, phát huy, truyền bá qua giáo dục, giao tiếp, định hướng giá trị những hoạt động văn học, nghệ thuật... Văn hóa gắn liền với các quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo con người. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712402785-1654226229.jpg

Tuy nhiên, mình sẽ chỉ gói gọn câu trả lời này trong vấn đề Tương tác xuyên văn hóa vì câu hỏi của bạn là "tương tác văn hóa đang đưa vào Việt Nam":

Qua nhiều thế kỷ với những kết quả được rút ra từ quá trình lao động sáng tạo của con người đã hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc văn hóa riêng của mình. Giá trị của một nền văn hóa dân tộc thường được bồi đắp theo chiều dài lịch sử, nó có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa được bồi đắp từ dòng sông, vì thế sự phát triển văn hóa không mang tính ngẫu nhiên, đột biến trong quá trình phát triển, mà nó phải phát triển một cách tuần tự từ thấp đến cao. Mỗi nền văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng trong quá trình giao lưu nó lại chịu ảnh hưởng, có khi bị dung nạp và khúc xạ bởi các nền văn hóa khác để tạo nên sự phong phú trong bản sắc của mình. Nghiên cứu sự hình thành, phát triển các nền văn hóa, nhiều nhà khoa học đã thống nhất ở một điểm chung là không có nền văn hóa này hơn nền văn hóa kia, mà chỉ có nền văn hóa này khác với nền văn hóa kia.

Đối với nền văn hóa Việt Nam do vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế và trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, nên bản thân nền văn hóa Việt Nam đã tiếp thu những nét tinh hoa của các nền văn hóa có mặt trên đất nước mình. Vì vậy, khi tìm hiểu văn hóa Việt Nam các nhà khoa học đã đặt nó trong mối quan hệ với các nền văn hóa để thấy được những nét tương đồng. Cũng như những khác biệt của mỗi nền văn hóa và qua đó tìm thấy cái riêng trong bản sắc văn hóa Việt Nam. Do đặc điểm địa lý Việt Nam có vị trí khá đặc biệt nên Việt Nam có điều kiện giao lưu với các nước trên thế giới, từ đó có cơ hội tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, điển hình là nền văn hóa Phù Nam, Chămpa ở miền Trung; văn hóa Ấn Độ ở miền Nam; văn hóa Trung Quốc ở miền Bắc.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712402787-1654226283.jpg

Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa như vậy, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng. Điều đó chứng minh rằng văn hóa Việt Nam rất giàu bản sắc, có sức sống mãnh liệt trong suốt các giai đoạn lịch sử, đó cũng là biểu hiện của một nền văn hóa luôn ở thế dung hòa, vừa có khả năng tiếp thu những giá trị văn hóa khác, vừa có thể bảo tồn những giá trị văn hóa của riêng mình, để không bị đồng hóa, chống lại sự chi phối bởi các nền văn hóa khác. Điểm nổi bật trong bản sắc văn hóa Việt Nam là tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, yêu độc lập, tự do. Hơn thế nữa, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành yếu tố cốt lõi trong hệ tư tưởng Việt Nam.
Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, sự tương tác văn hóa qua lại này mang đến cả những tiêu cực - tích cực cho đời sống văn hóa, xã hội ở nước ta. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ nắm bắt xu hướng rất nhanh, nếu không có sự chọn lọc cần thiết rất dễ dẫn đến những hiện tượng văn hóa tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, tha hóa con người.
Lấy ví dụ về vấn đề này: Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, các trào lưu văn hóa xuất hiện ngày càng nhiều trên không gian mạng. Bên cạnh trào lưu hình thành trong nước, những dòng chảy văn hóa từ nhiều quốc gia cũng dần xâm nhập và có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến đời sống tâm lý, tình cảm của người trẻ hiện nay.
Nói về nguồn gốc hình thành và phát triển của các trào lưu, anh Phạm Công Nhật cho rằng nguyên nhân khiến các trào lưu hiện nay xuất hiện và phát triển mạnh phần lớn là do hội chứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) cùng với sự xuất hiện của công nghệ. “Hội chứng tâm lý FOMO xuất hiện đầu những năm 1996. Đó là trạng thái tâm lý khiến mỗi người lo lắng, sợ bỏ lỡ những thứ mà xung quanh mọi người đều biết. Nói cách khác là họ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông”. - Nhà báo Phạm Công Nhật chia sẻ. Theo đó, để hòa nhập với câu chuyện của tập thể, mỗi người thường có xu hướng cập nhật nhanh chóng các trào lưu và biến nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt, đối với giới trẻ - nhóm tuổi ưa thích sự mới mẻ, hợp thời, họ càng muốn chứng minh bản thân qua việc tiếp cận nhanh với các xu thế mới.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/7252226169521073-1654226310.jpg
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mạng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành và phát triển các trào lưu văn hóa. Để trở thành “điểm nhấn” trong dòng chảy đó, nhiều người trẻ đã không ngần ngại tạo ra những trào lưu không tích cực để “câu like”, “câu view”,… Bên cạnh đó, họ cũng có xu hướng thần tượng những hiện tượng mạng có lối sống đạo đức không lành mạnh, ủng hộ những hành động và phát ngôn lệch chuẩn.
Bên cạnh những trào lưu văn hóa trong nước, giới trẻ hiện nay ngày càng có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các trào lưu văn hóa quốc tế. Trong khi đó, một bộ phận người trẻ có xu hướng quay lưng với văn hóa truyền thống. Nói về vấn đề này, anh Phạm Công Nhật cho biết: “Anh lấy ví dụ làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) phát triển khá mạnh mẽ. Từ phim ảnh đến âm nhạc đều phủ sóng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Họ có nội lực, đầu tư mạnh và đổ công sức rất nhiều. Đây là điều không thể phủ nhận”.
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/79801432915299405-1654226330.jpg
Sự phát triển của đất nước đòi hỏi mỗi các nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những thói hư tật xấu này để văn hóa trở lại với các chân giá trị. Xã hội muốn phát triển, thì ngụy giá trị không thể chiếm chỗ của chân giá trị, giả dối không thể lấn át sự tử tế và chân thật.
Nguồn tham khảo: