Học giỏi cấp 1,2,3 giúp ích gì cho bạn?

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Chuyện tuổi 20s

  4. Tư duy

Bài viết là dòng những chia sẻ của bản thân mình, từng là học sinh ngoan, hiền và có học lực khá giỏi của lớp trong suốt thời học sinh! Dưới góc nhìn của một sinh viên, mình chia sẻ những ưu điểm cũng như các mặt hạn chế của việc học tốt từ nhỏ!

  1. Đo lường

Có thể thấy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ai ai cũng đều rất sợ những bài kiểm tra. Nhưng bên cạnh đó không thể phủ nhận được những cái lợi của nó. Thứ nhất, giúp định vị được năng lực người học bằng những con số rõ ràng, điều này rất khó có thang đo cụ thể ở nhiều mặt trong cuộc sống như tình yêu, hạnh phúc,...Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra, người mà dành nhiều thời gian học thêm nhưng không có những bài test định kì thường quên sạch những kiến thức đã học. Những bài kiểm tra là một cách học thông minh để nhắc lại - “recall” những kiến thức có được. Chưa kể những bài kiểm tra giúp ta có thêm động lực phấn đấu từ kết quả, thậm chí phát sinh mong muốn “vượt mặt” bạn bè trong lớp.

Bên cạnh đó, nó vẫn còn nhiều câu chuyện muôn thuở mà đến bây giờ nền giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa tìm ra con đường giải thoát, điển hình như việc chạy điểm cho học sinh.

2. Tự tin

Việc tự tin không thể đến trong một sớm một chiều được, bản thân từ “TỰ TIN” cũng đã nói lên tất cả, đó là tự bản thân mình tin rằng sẽ làm được một việc gì đó thông thạo, thành công. Niềm tin đúng nghĩa không thể đến trên đầu môi, mà đó là sự tích lũy theo thời gian dài. Khi bạn làm, sáng tạo một việc đơn giản nào đó mà thành công, các hoocmoon hạnh phúc do cơ thể tiết ra: endorphin, oxytocin,... như là một phần thưởng xứng đáng cho việc đó. Về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy thích cảm giác đấy mang lại và đây là nguồn gốc của sự tự tin. Giống như việc bạn chinh phục một cô gái, lâu dần bạn sẽ bị “nghiện”.

Không khó hiểu để thấy rằng, những học sinh học giỏi sẽ càng ngày càng giỏi và những học sinh kém thì càng ngày càng học yếu đi nếu không có sự bứt phá. Đơn giản là chưa tìm thấy được các hoocmon hạnh phúc trong chính cơ thể chúng ta khi học các môn học đó.

https://cdn.noron.vn/2021/10/03/25550603911201760-1633268324.jpg

3. Áp lực

Trong trường, lớp luôn có sự thi đua, đôi khi nó là sự tranh đua thành tích học tập giữa các học sinh với nhau. Cả hai dù tốt hay xấu thì đều làm học sinh phải tiến bộ hơn, điều này là rất tốt. Tuy nhiên, khi lớn lên và bắt đầu phải tranh đua trong môi trường công việc, tiềm thức lâu ngày không những không mang lại lợi ích cho việc phát triển mà càng làm bản thân mỗi người trở nên ích kỉ hơn. Các học sinh giỏi thường ích kỉ hơn là vậy, chúng ta có thể thấy rất nhiều môi trường ở Việt Nam không phải theo hướng “ Đôi bạn cùng tiến” mà thường có xu hướng “dẫm đạp” lên nhau để phát triển. Lấy một ví dụ dễ hình dung như hình ảnh bên dưới, đó là những con cua trong một cái xô, con này dùng càng để lôi con khác xuống, con nào cũng muốn thoát ra cái xô bé nhỏ đó, nhưng sự thật là không con nào thoát nổi!

https://cdn.noron.vn/2021/10/03/757458793892726-1633268317.jpg

4. Động lực

Ai cũng có thể thấy những tấm gương, idol trên các trang mạng xã hội, hầu hết là những người có xuất điểm thấp nhưng lại đạt được thành công trong cuộc sống như anh LỘC FUHO:) với kênh youtube đạt nhiều triệu view trong thời gian ngắn mà nhiều youtuber khác ao ước. Thực ra, họ học trên trường, lớp chỉ là một cách học, chúng ta đâu có biết họ xuất sắc thế nào trên trường đời. 2 tỷ phú Bill Gate và Markzekerber đều từ bỏ việc học ở đại học danh giá Harvard, nhưng không phải ai cũng biết họ đã tự tay thiết kế được phần mềm từ khi là những cậu bé.

Nếu học từ Tiểu học đến hết Trung học Phổ Thông thì học sinh mất 12 năm, chưa kể những bạn học Đại học như mình thường học thêm 4 năm nữa là 16 năm. Thời gian đó nếu không học thì có thể kiếm được một khoản tài sản khổng lồ rồi. Đó chỉ là xét theo mặt thời gian, còn về tiền bạc từ việc học thêm, từ công sức của bố mẹ, thầy cô,....Nếu không thành công trong cuộc sống thì chắc hẳn bố mẹ chúng ta không phải là những người đầu tư giỏi mà chính mỗi cá nhân đều đang không thương chính mình, một sự lãng phí vô cùng lớn.

Đối với bản thân mình, là một một học sinh khá giỏi trong lớp, cái nhãn mác đó luôn dán theo bản thân suốt thời đi học. Nhưng mình nhận ra một điều đó là không chỉ là do bạn bè tạo ra mà còn do chính bản thân mình nữa. Học giỏi trong trường, lớp chưa chắc đã thành công trong cuộc sống mà thậm chí còn nhận nhiều sự ganh tị, ganh ghét của bạn bè. Thành công là do mỗi người tự định nghĩa, nhưng dù sao đi nữa, phải lấy nó làm động lực. HỌC GIỎI TRÊN TRƯỜNG THÌ PHẢI GẮNG THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!

Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

,

chuyện tuổi 20s

,

tư duy

Có thể xem như là 1 nền móng vững chắc để bước vào môi trường đại học với những sự khác biệt hoàn toàn so với cấp 1,2,3.

Trả lời

Có thể xem như là 1 nền móng vững chắc để bước vào môi trường đại học với những sự khác biệt hoàn toàn so với cấp 1,2,3.

Bảo là trường học dạy những thứ ko thực tế cơ mà ko đi học cũng làm sao giỏi giang thành công lên được