Học sinh, sinh viên có thể làm gì để định hướng nghề nghiệp sớm cho bản thân?

  1. Hướng nghiệp

Là học sinh thì cần định hướng cho chọn ngành ở Đại Học.

Là sinh viên thì cần định hướng cho chọn nghề sau Đại Học.

Cần các anh, chị ở đây chỉ bảo nhiều ạ.

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Câu hỏi của bạn ấn tượng với mình khi từng bước, nghĩ về định hướng nghề nghiệp khi còn sinh viên. Bạn có lẽ, có óc tổ chức tuyệt vời sau này, theo mình nghĩ.

"Chỉ bảo" thì không dám, chỉ dùng thân phận người đi trước, làm việc trong giới cổ cồn trắng, chuyên môn cũng nằm ngoài ngành được đào tạo mà góp ý với bạn vài điều sau:

-Học môn chính (major), nên học thêm vài môn phụ (minors) để phòng khi chuyển ngành.

-Phát triển những kỷ năng tự nhiên, trời phú, những đam mê (ca, diễn, mc, viết lách, mỹ thuật, máy móc, làm kinh tế...v.v..)Ngoài kỷ năng mềm đã có.

Theo thống kê (không chính xác) thì sinh viên tốt nghiệp cử nhân (bachelor degree) đang thành công ngoài ngành học rất cao.

Những câu truyền tai, vẫn nghe đại loại như:

-Ông chủ cafe kia, giáo sư mỹ thuật đấy.

-Cô chủ shop này, cổ cử nhân kinh tế không phải dạng vừa đâu.

-Ca sĩ kia, tốt nghiệp học viện đấy, chả xoàng đâu!

Ví dụ là thế. Cho nên, bạn cứ yên tâm học đến nơi, kiến thức không mất đi đâu cả, chỉ tô điểm thêm cho tài năng chuyên cần của bạn.

Thân😃

Trả lời

Câu hỏi của bạn ấn tượng với mình khi từng bước, nghĩ về định hướng nghề nghiệp khi còn sinh viên. Bạn có lẽ, có óc tổ chức tuyệt vời sau này, theo mình nghĩ.

"Chỉ bảo" thì không dám, chỉ dùng thân phận người đi trước, làm việc trong giới cổ cồn trắng, chuyên môn cũng nằm ngoài ngành được đào tạo mà góp ý với bạn vài điều sau:

-Học môn chính (major), nên học thêm vài môn phụ (minors) để phòng khi chuyển ngành.

-Phát triển những kỷ năng tự nhiên, trời phú, những đam mê (ca, diễn, mc, viết lách, mỹ thuật, máy móc, làm kinh tế...v.v..)Ngoài kỷ năng mềm đã có.

Theo thống kê (không chính xác) thì sinh viên tốt nghiệp cử nhân (bachelor degree) đang thành công ngoài ngành học rất cao.

Những câu truyền tai, vẫn nghe đại loại như:

-Ông chủ cafe kia, giáo sư mỹ thuật đấy.

-Cô chủ shop này, cổ cử nhân kinh tế không phải dạng vừa đâu.

-Ca sĩ kia, tốt nghiệp học viện đấy, chả xoàng đâu!

Ví dụ là thế. Cho nên, bạn cứ yên tâm học đến nơi, kiến thức không mất đi đâu cả, chỉ tô điểm thêm cho tài năng chuyên cần của bạn.

Thân😃

mình thấy bản thân tham lam lắm, cái gì mình cũng muốn thử nhưng cuối cùng lại chẳng biết bản thân muốn gì. chắc là một nghề nghiệp nào đó phù hợp với bản thân và có thu nhập khá ~.~  chung quy lại thì mình vẫn đang mông lung lắm nè ..... 

Định hướng nghề nghiệp, đúng là một vấn đề nan giải… Một số người sinh ra thì đã biết mình thích điều gì, một số thì không biết, hoặc một số thì thích quá nhiều. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc chọn nghề cho bản thân mà nếu chúng ta không thực sự ý thức được tình trạng của mình, thì có thể rơi vào thảm cảnh “làm thì thấy sai với bản thân, mà không làm thì không thuận lẽ đời”.

Những quyết định vội vã

Sẽ đến một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống mà bạn phải quyết định về sự nghiệp của mình. Nhưng hầu hết chúng ta không có thời gian để thật sự cân nhắc và sắp xếp mọi thứ. Chúng ta đều phải ra những quyết định vào phút chót như thể ta không có quyền quyết định cuộc sống của chính mình. Đôi khi việc này có thể làm ta cảm thấy như một chú chuột trong mê cung, không biết đường nào là đúng nhưng vẫn phải ra quyết định nên đi thế nào.

https://cdn.noron.vn/2022/06/01/can-nhac-lua-chon-nghe-nghiep-1654071535.webp
Trên đây là 1 trích đoạn nhỏ trong blog
định hướng nghề nghiệp bằng chiêm tinh
của mình. Mình có ghi trong website là để ra 1 quyết định quan trọng như vậy bạn nên chiêm nghiệm bản thân trong một thời gian vừa đủ, lý tưởng là 1 năm chứ đừng để đến phút chót lại vội vã kiểu quớ đèn quớ đuốc.
Hầu hết khách của mình toàn kiểu... nghĩ là thôi để sau cũng được, hoặc không đầu tư cho một quyết định quan trọng như vậy mà thường "tự xử" tới lúc lạc lối hoang mang rồi mới biết mình cần được hướng dẫn bài bản. Mình tin là mọi người sẽ đi đúng hướng nếu được hướng dẫn kỹ lưỡng thay vì chỉ đoán mò rồi đi theo thời thế hoặc vài chỉ dẫn ngắn ngủi trên mạng.
Logic của mình khi ra quyết định về sự nghiệp là nó phải khớp được với mục đích sống của mình và là những ngành mình có khả năng làm tốt từ đầu để phát triển lên. Mà những cái này thì thường đòi hỏi chiêm nghiệm bản thân khá là nhiều chứ không phải bụp 1 phát là biết luôn. Thường trường hợp đó khá là hiếm, khi gia đình tạo điều kiện cho bạn tìm tòi từ nhỏ kia.

Trải nghiệm. Có thể nói ở cái tuổi này, tuổi có sức trẻ và niềm khao khát mãnh liệt thì chúng ta không có gì để mất.

Miễn là đừng phạm tội, lừa đảo và vi phạm pháp luật thì chúng ta có thể thử làm những gì ta thích để biết bản thân ta phù hợp với ngành gì, công việc nào. Chứ cứ ở trong vùng an toàn mãi cũng không thể nào thoát ra khỏi cái vỏ bọc được.

Sau khi trải nghiệm những gì mình muốn, mình biết mình thích gì và phù hợp với cái gì thì việc lựa chọn là vô cùng dễ dàng.

Mình hiện tại vẫn đang là sinh viên năm 3, chuẩn bị lên năm 4 nhưng mình vẫn khá là mông lung trước định hướng công việc của mình sau này. Mình rất sợ thất nghiệp nhưng mình lại không biết làm cách nào để cải thiện nó, mình từng trượt phỏng vấn nhiều lần nhưng mình không biết làm sao để có thể trả lời phỏng vấn tốt hơn, làm đẹp CV của mình hơn... Hiện tại mình vẫn khá là mông lung.

Bạn hãy dành thời gian đọc hai bài viết sau đây từ Chuyên gia Hướng nghiệp Trần Huyền để trả lời câu hỏi của bản thân nhé:

Ngoài ra, nếu bạn vẫn băn khoăn và muốn tìm thêm nhiều thông tin hơn nữa, thì có thể tìm đọc ba cuốn sách "Hướng nghiệp for dummies", "Cẩm nang chọn nghề", và "Người trong muôn nghề". Ở lứa tuổi của bạn, mình nghĩ bắt đầu với cuốn "Người trong muôn nghề" sẽ nhẹ nhàng hơn trước khi đến với "Hướng nghiệp for dummies".

Sách có sẵn trên cửa hàng Noron bạn nhé.

Đúng là muốn tự định hướng cho sự nghiệp của bản thân, chúng ta phải tìm ra được điểm mạnh, đam mê của mình. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể biết được mình giỏi ở đâu.

Bạn có thể tìm hiểu bản thân qua người khác. Trong cuộc sống, bạn luôn phải hoạt động, có thể là học tập, làm việc, hay giao tiếp ứng xử với người khác, bạn là người trong cuộc đôi khi bạn không nhìn nhận ra được những điểm mạnh điểm yếu của bản thân mình, ngược lại những người thân bên cạnh bạn thường sẽ có những đánh giá nhìn nhận chính xác và khách quan. Hãy lắng nghe họ nói về bạn, đó là những thông tin hữu ích để bạn có thể tự khám phá bản thân mình xem mình mạnh, yếu ở những điểm nào từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Bạn cũng nên thường đặt câu hỏi cho bản thân. "Tôi thường cảm thấy thích thú và hưng phấn khi làm những công việc như thế nào?"; "Những công việc gì mà tôi có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?"; "Tôi thấy bản thân mình làm tốt ở những lĩnh vực nào nhất và những kết quả của tôi khi làm những công việc đó luôn được người khác ghi nhận và đánh giá cao?",... Khi trả lời được những câu hỏi này là bạn đã khám phá ra phần lớn ưu điểm trong con người bạn rồi đó.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia 1 số cuộc khảo sát. Mình thấy bây giờ trên mạng có rất nhiều cuộc khảo sát được tạo ra để người dùng có thể xác định được điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân.

Mình cảm thấy, cho dù mình đã có định hướng nghề nghiệp từ trước, những tưởng bản thân chọn đúng ngành nghề mà mình yêu thích, đam mê là tuyệt vời và tránh được khủng hoảng tuổi đôi mươi...nhưng không. Mình thấy việc làm của mình khá khó, và đã có lúc mình nghĩ...liệu mình đang đi đúng hướng hay không?

xác định được sự nghiệp cho bản thân chính là lúc bạn nhận thấy sự đam mê của mình với một lĩnh vực, ngành nghề, công việc nào đó mà bạn có thể làm nó lặp đi lặp lại hàng tỷ lần k thấy chán nản mà ngược lại bạn còn đưa ra được các ý tưởng sáng tạo cải tiến cho công việc đó....