[Infographic] Bạn có biết rằng mình đang phải lòng một ai đó?

  1. Tình yêu

Chuyện tình yêu nghe tưởng đơn giản nhưng thực ra lại phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Bạn nghĩ rằng mình có vẻ đang "crush" người đó nhưng rồi một thời gian lại hết hay luôn chú ý đến người ta lại cứ một mực phủ nhận với bản thân. Bạn cứ ở trong vòng luẩn quẩn đó mà không tìm ra được lời giải đáp và rồi lại than trời sao đến giờ vẫn chưa gặp nhân duyên của bản thân.

Và may thay, thần tình yêu đã xuất hiện để giải đáp cho bạn những khúc mắc đáng yêu này. Hãy xem thật kỹ các dấu hiệu dưới đây để xác nhận xem có phải bạn đang phải lòng ai đó không nhé.

156


Các trạng thái của tình yêu

Tình yêu sẽ trải qua 3 trạng thái là Sự ham muốn, sức thu hút và sự quyến luyến. Ở trạng thái ham muốn, các nhu cầu phát sinh từ 2 loại hoocmon là Oestrogen và Stosterone thúc đẩy các cá nhân đi tìm bạn đời của mình. Trạng thái thu hút, cơ thể sẽ bị kích thích khi bị thu hút do sự kết hợp của 3 hoocmon, làm các cá nhân muốn gắn bó với ai đó. Tiếp theo là sự quyến luyến cũng là sự gắn bó lâu dài khi ở bên nhau, nồng độ của các hoocmon trong trạng thái này tăng lên giúp duy trì tình yêu được lâu dài.

Phản ứng sinh lý khi bị thu hút

Khi bạn bị thu hút, Noradrenaline sẽ được giải phóng tạo ra các phản ứng như: Con ngươi mở to, toát mồ hôi, thở nhanh, tim đập mạnh. Các phản ứng này đều có thể quan sát được ở trên cơ thể vì nó bộc lộ ra bên ngoài. Hơn nữa, cảm giác lo lắng có thể cũng sẽ xuất hiện khi bạn bị thu hút bởi ai đó

Tác dụng phụ

Thuốc chữa bệnh còn có tác dụng phụ thì tình yêu cũng sẽ có tác dụng phụ theo cách riêng của nó. Khi các cảm giác kích thích và sự tập trung tăng lên có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Ắn không ngon, mất ngủ, lo âu. Nhưng các tác dụng phụ này sẽ chỉ xuất hiện một thời gian rồi mất đi.

Tâm lý học của tình yêu

Về khía cạnh tâm lý, tình yêu được khám phá qua 5 yếu tố: Cầu tình yêu, hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần, giả thuyết được mất, sức hút từ vẻ đẹp và sự giống nhau. Cấu tình yêu giải thích rằng việc đi trên một chiếc cầu lung lay hay sự không chắc chắn sẽ làm tăng sự kích thích. Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần là việc phát triển tình cảm với người mà hay tiếp xúc và gần gũi. Giả thuyết được mất là hiệu ứng ta cảm thấy ấm áp với người mà ban đầu ta không mấy ấn tượng nhưng ngày càng trở nên tốt hơn. Sức hút từ vẻ đẹp cho thấy những người có vẻ bề ngoài đep thường dễ thu hút hơn. Cuối cùng, giải thuyết sự giống nhau nói về con người có xu hướng thích những người tương đồng với mình về tình cách, thái độ, vẻ bề ngoài.

Ngôn ngữ cơ thể

Sự chú ý đến ai đó đôi khi cũng có thể phỏng đoán và nhận biết qua ngôn ngữ cơ thể. Đầu tiên là sự bắt chước, con người khi bị thu hút hoặc quan tâm tới ai đó thường sẽ có những hành động, cử chỉ bắt chước đối phương để gây thiện cảm. Về vị trí chân, việc ngồi mở chân và bàn chân hướng tới người đối diện có thể là manh mối của sự để tâm trong khi ngồi bắt chéo với bàn chân hướng ra ngoài thể hiện sự thiếu tập trung. Khi trò chuyện, việc nghiêng đầu cùng là một cử chỉ nhỏ cho thấy sự hứng thú vào câu chuyện và người nói. Cuối cùng là giao tiếp mắt, cũng là một yếu tố quan trọng. Sự tương tác mắt kéo dài giữa 2 người khi trò chuyện có thể là dấu hiếu của sự thu hút và quan tâm.

Trên đây là một số triệu chứng thường thấy của căn bệnh tương tư khi bạn phải lòng ai đó. Nhìn chung, nó phức tạp hơn chúng ta tưởng nên hãy quan tâm đến bản thân vằ lắng nghe cảm xúc của bản thân để tránh khỏi những sai lầm không đáng có.

Từ khóa: 

tình cảm

,

tình yêu

,

tâm lý

,

tình yêu