Khái niệm và đặc trưng của quyền lực chính trị?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

1. Khái niệm Quyền lực chính trị là năng lực của một chủ thể chính trị (giai cấp, tầng lớp xã hội) nhất định trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đối với xã hội. 2. Đặc trưng 2.1. Tính khách quan của quyền lực chính trị - Sự phân công lao động dẫn đến sự phân hóa xã hội thành các giai cấp. - Sự xuất hiện của các giai cấp dẫn đến việc quyền lực công cộng của cả một cộng đồng thuộc về tay của một giai cấp ưu thế hơn => trở thành quyền lực mang tên quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. 2.2. Tính chính đáng của quyền lực chính trị Tính chính đáng của quyền lực chính trị được thể hiện qua những đặc điểm sau: - Tính công ích: + Là nền tảng của tính chính đáng + Thể hiện sự tự do của các cá nhân trong xã hội dưới hình thức tự trị của cộng đồng; ở chuẩn mực, trật tự và các quy định về hành vi và thủ tục chính trị; ở sự điều tiết có tính phổ quát của chính trị, chính sách; ở việc sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả. - Tính đại diện cho lợi ích của một giai tầng xã hội hay toàn xã hội, nằm ở chỗ: + Tính dân chủ trong hoạt động chính trị. + Cơ hội thực hiện quyền làm chủ, cơ hội thể hiện ý kiến và tham gia vào đời sống chính trị. Ví dụ: tranh cử hoặc bầu cử. - Tính khoa học, hợp lý trong việc tổ chức hệ thống chính trị, hiến pháp, pháp luật và hoạt động chính trị thực tiễn. - Tính hợp pháp, hợp hiến của các tổ chức, cơ quan quyền lực, các hình thức lựa chọn người lãnh đạo, quản lý và các hình thức ra quyết định. 2.3. Tính giai cấp của quyền lực chính trị - Không chỉ là đặc trưng mà còn là bản chất của quyền lực chính trị, là yếu tố chi phối chủ yếu. - Thể hiện qua chế độ chính trị của một giai cấp, liên minh giai cấp hay của nhân dân nhưng thực chất quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về giai cấp cầm quyền. - Quyền lực chính trị chính là quyền lực của giai cấp, tầng lớp xã hội giữ địa vị thống trị về kinh tế.
Trả lời
1. Khái niệm Quyền lực chính trị là năng lực của một chủ thể chính trị (giai cấp, tầng lớp xã hội) nhất định trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đối với xã hội. 2. Đặc trưng 2.1. Tính khách quan của quyền lực chính trị - Sự phân công lao động dẫn đến sự phân hóa xã hội thành các giai cấp. - Sự xuất hiện của các giai cấp dẫn đến việc quyền lực công cộng của cả một cộng đồng thuộc về tay của một giai cấp ưu thế hơn => trở thành quyền lực mang tên quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. 2.2. Tính chính đáng của quyền lực chính trị Tính chính đáng của quyền lực chính trị được thể hiện qua những đặc điểm sau: - Tính công ích: + Là nền tảng của tính chính đáng + Thể hiện sự tự do của các cá nhân trong xã hội dưới hình thức tự trị của cộng đồng; ở chuẩn mực, trật tự và các quy định về hành vi và thủ tục chính trị; ở sự điều tiết có tính phổ quát của chính trị, chính sách; ở việc sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả. - Tính đại diện cho lợi ích của một giai tầng xã hội hay toàn xã hội, nằm ở chỗ: + Tính dân chủ trong hoạt động chính trị. + Cơ hội thực hiện quyền làm chủ, cơ hội thể hiện ý kiến và tham gia vào đời sống chính trị. Ví dụ: tranh cử hoặc bầu cử. - Tính khoa học, hợp lý trong việc tổ chức hệ thống chính trị, hiến pháp, pháp luật và hoạt động chính trị thực tiễn. - Tính hợp pháp, hợp hiến của các tổ chức, cơ quan quyền lực, các hình thức lựa chọn người lãnh đạo, quản lý và các hình thức ra quyết định. 2.3. Tính giai cấp của quyền lực chính trị - Không chỉ là đặc trưng mà còn là bản chất của quyền lực chính trị, là yếu tố chi phối chủ yếu. - Thể hiện qua chế độ chính trị của một giai cấp, liên minh giai cấp hay của nhân dân nhưng thực chất quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về giai cấp cầm quyền. - Quyền lực chính trị chính là quyền lực của giai cấp, tầng lớp xã hội giữ địa vị thống trị về kinh tế.