Khủng hoảng chọn sai nghề: Bỏ hay theo?

  1. Giáo dục

Hiện nay, mình thấy không ít các bạn sinh viên cảm thấy không phù hợp với ngành học đã lựa chọn, không hiểu về nghề mình đang theo học hay ngay cả các bạn đã ra trường và đi làm nhận ra công việc đang làm không đúng với đam mê, sở thích của bản thân.

Hậu quả của việc chọn sai ngành học có thể kể đến như:

– Chán nản trong việc học, bi quan, thành tích học tập không tốt

– Trong công việc : làm việc kém hiệu quả không phát huy được năng lực bản thân, không đạt được thànhtích tiêu biểu trong sự nghiệp.

– Lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc.

Vậy câu hỏi đặt ra là “Làm gì khi chọn sai ngành học?” làm lại từ đầu hay nỗ lực để thích nghi!?

- Nếu ngành học không quá khác biệt so với ngành yêu thích, bạn có thể nỗ lực học hỏi, thay đổi cách nhìn tích cực hơn để thích nghi với công việc và tự tạo nên động lực, sự đam mê trong công việc, cố gắng phấn đấu nhiều hơn. Vì trong thời kỳ kinh tế hiện nay, tìm được công việc phù hợp hoàn toàn không dễ, nhiều bạn học đúng ngành yêu thích nhưng vẫn không tìm được công việc được làm đúng ngành.

- Nếu ngành học quá khác biệt với ngành yêu thích, bạn chán nản và hoàn toàn không thể tìm thấy động lực để tiếp tục, mặt khác, bạn luôn mong muốn trở thành người đạt tới thành công viên mãn trong công việc. Vậy thì đừng chần chờ nữa, hãy dũng cảm bắt đầu lại, dù muộn vẫn còn hơn không!

- Nếu như bạn có thể sắp xếp được thời gian, không quá khó để đăng ký học văn bằng hai song song với ngành đang học hoặc sau khi kết ngành đang theo học. Tuy nhiên, nếu bạn đang đi làm hoặc lịch học ở trường khá dày thì việc học văn bằng hai sẽ rất khó. Vì vậy, để không mất quá nhiều thời gian và chi phí bạn có thể tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm tổ chức đào tạo các khóa học ngắn hạn với nhiều chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau, chi phí đào tạo hợp lý, giảng viên chuyên nghiệp,thời gian đào tạo linh hoạt. Bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được khóa học yêu thích và thời gian học phù hợp với lịch công việc cá nhân.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về tình trạng chọn sai ngành, sai nghề của sinh viên hiện nay?

Từ khóa: 

nghề nghiệp

,

sai ngành

,

sai nghề

,

giáo dục

,

giáo dục

Rất nhiều người chọn đúng ngành nghề yêu thích mà ra trường cũng có làm cái ngành nghề mình đã học đâu.

Bởi vì lúc chọn và lúc học thì nghĩ nó tròn méo thế này, nhưng khi ra đi làm thì câu chuyện nó hoàn toàn khác, thấy không hợp. Bản chất là chuyện mình đánh giá bản thân mình hoặc đánh giá một cái gì đó, thường rất phiến diện, nên nhầm là chuyện bình thường, dù cho đã làm cả chục bài trắc nghiệm, vẫn trật như thường. =))

Rồi còn chưa nói, có nhiều người ra đi làm rồi, mà vẫn thấy không hợp. Rồi chưa nói chuyện hợp hay không lại tùy tâm tính của bản thân ở từng thời kỳ: một công việc cảm thấy rất hợp với mình ở tuổi 25-30 có khi không còn phù hợp cho mình sau 30 tuổi. Sau 30 tuổi người ta chuyển đổi rất nhiều. Vậy cuối cùng tính sao?

Nếu trước sau gì cũng nhầm to hoặc xác suất nhầm là rất cao thì thôi quá bận lòng làm gì việc cố gắng chọn cho đúng. Nếu tuổi trẻ đã có may mắn được có tiền để đi học, được đào tạo Đại học thì tối ưu là nên học cái mình thích (lúc đó). Dù ra trường có làm cái đó hay không, vấn đề không chỉ là tiền bạc bỏ ra, mà còn là thời gian của tuổi trẻ, thiết nghĩ nên vui và yêu thích hơn là chịu đựng.

Còn nếu đang học giữa chừng thấy hết thích thì nên đổi ngành khác. Nhưng đã sai một lần thì nên chọn lựa cho kỹ hơn ở lần sau, chứ cứ đổi hoài, không tốn tiền thì cũng tốn thời gian. Ra trường trễ hơn người ta khá thiệt thòi về cơ hội nghề nghiệp.

Thêm một điều để cân nhắc là không có chương trình đào tạo nào hoàn hảo. Nếu được đi du học ở trường chuyên cho ngành học đó thì sướng quá rồi. Còn nếu học ở Việt Nam thì trường nào cũng vậy thôi, và ngành nào cũng đều khá chán. Quan trọng là bản thân tự thân vận động học hỏi thì mới thấy có ý nghĩa, mới là kinh nghiệm và kiến thức thật của mình. Muốn ăn phải lăn vào bếp mà! :)



Trả lời

Rất nhiều người chọn đúng ngành nghề yêu thích mà ra trường cũng có làm cái ngành nghề mình đã học đâu.

Bởi vì lúc chọn và lúc học thì nghĩ nó tròn méo thế này, nhưng khi ra đi làm thì câu chuyện nó hoàn toàn khác, thấy không hợp. Bản chất là chuyện mình đánh giá bản thân mình hoặc đánh giá một cái gì đó, thường rất phiến diện, nên nhầm là chuyện bình thường, dù cho đã làm cả chục bài trắc nghiệm, vẫn trật như thường. =))

Rồi còn chưa nói, có nhiều người ra đi làm rồi, mà vẫn thấy không hợp. Rồi chưa nói chuyện hợp hay không lại tùy tâm tính của bản thân ở từng thời kỳ: một công việc cảm thấy rất hợp với mình ở tuổi 25-30 có khi không còn phù hợp cho mình sau 30 tuổi. Sau 30 tuổi người ta chuyển đổi rất nhiều. Vậy cuối cùng tính sao?

Nếu trước sau gì cũng nhầm to hoặc xác suất nhầm là rất cao thì thôi quá bận lòng làm gì việc cố gắng chọn cho đúng. Nếu tuổi trẻ đã có may mắn được có tiền để đi học, được đào tạo Đại học thì tối ưu là nên học cái mình thích (lúc đó). Dù ra trường có làm cái đó hay không, vấn đề không chỉ là tiền bạc bỏ ra, mà còn là thời gian của tuổi trẻ, thiết nghĩ nên vui và yêu thích hơn là chịu đựng.

Còn nếu đang học giữa chừng thấy hết thích thì nên đổi ngành khác. Nhưng đã sai một lần thì nên chọn lựa cho kỹ hơn ở lần sau, chứ cứ đổi hoài, không tốn tiền thì cũng tốn thời gian. Ra trường trễ hơn người ta khá thiệt thòi về cơ hội nghề nghiệp.

Thêm một điều để cân nhắc là không có chương trình đào tạo nào hoàn hảo. Nếu được đi du học ở trường chuyên cho ngành học đó thì sướng quá rồi. Còn nếu học ở Việt Nam thì trường nào cũng vậy thôi, và ngành nào cũng đều khá chán. Quan trọng là bản thân tự thân vận động học hỏi thì mới thấy có ý nghĩa, mới là kinh nghiệm và kiến thức thật của mình. Muốn ăn phải lăn vào bếp mà! :)



Mình có một người bạn, ban đầu chọn học Bách khoa ngành công nghệ sinh học. Nhưng chỉ vừa nhập học có 1 tháng, bạn ấy đã nhận ra mình chọn sai ngành. Và quyết định của bạn ấy là bỏ, dành 1 năm để ôn thi lại và đỗ trường Nhân văn khoa Báo chí truyền thông. Giờ bạn ấy đang làm báo Phụ nữ và rất hài lòng với lựa chọn của mình.