Kịch bản cho ngày tận thế?

  1. Khoa học

Từ ngày được biết về vũ khí hột nhân không hiểu sao e luôn lo lắng về một ngày tận thế. Rồi đến dịch bệnh tràn lan nữa. theo mọi người nếu có ngày tận thế nó sẽ diễn ra như thế nào ?

Từ khóa: 

tận thế

,

kịch bản

,

khoa học

Theo mình nghĩ với tình hình thế giới hiện nay, thì kịch bản khả thi nhất là một cuộc sụt đổ hệ thống giống như hậu kỳ đồ đồng.
Cụ thể trong lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến một thảm hoạ, được coi là "tận thế của nhân loại" hay "sự kết thúc của các nền văn minh đương thời" đó là sự sụp đổ hệ thống vào cuối thời kỳ đồ đồng.
Nguyên nhân thật sự dẫn đến thảm hoạ này đến nay vẫn còn là bí ẩn. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do sự quá tải của chuỗi cung ứng hệ thống đương thời:
Trong khi các nền văn minh đương thời bị lệ thuộc quá nhiều vào nhau (phải đến tận ngày nay, các chuỗi cung ứng trên thế giới mới phát triển được đến mức như hậu kỳ đồ đồng) thì hàng loạt thảm hoạ đột nhiên kéo tới: 
-Biến đổi khí hậu (hàng loạt trận động đất, sóng thần,... diễn ra dọc khu vực ven biển phía đông Địa Trung Hải, nơi các nền văn minh lớn đương thời như Ai Cập, Mycenea... định cư)
- chiến tranh (hàng loạt "hải nhân" (sea people) tràn vào tàn phá các khu định cư ven biển và hủy diệt hoàn toàn các chuỗi cung ứng)
- dịch bệnh (dịch bệnh theo chuỗi cung ứng lan tới toàn bộ các nền văn minh và phát triển với tốc độ nền y học thế giới đương thời không theo kịp)
- sự quá tải của hệ thống (bộ máy quan liêu không theo kịp sự phát triển của nền văn minh)
-> nếu chỉ một trong các sự kiện trên xảy ra thì bằng cách nào đó, các nền văn minh vẫn có thể thích ứng. Nhưng hàng loạt các sự kiện xảy ra như vậy, đã dẫn đến sự sụp đổ của tất cả các nền văn minh đương thời.
Hậu quả của sự kiện này, là nhân loại đã bước vào kỷ nguyên tăm tối kéo dài hàng trăm năm. Phải rất lâu sau đó, mới xuất hiện các nền văn minh khác kế thừa như văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ,...
Theo cảm nhận của mình, thế giới hiện nay đang phát triển khá giống với thế giới của hậu kỳ đồ đồng: chuỗi cung ứng phát triển giúp thúc đẩy nền văn minh nhưng khiến các quốc gia lệ thuộc vào nhau hơn, làm giảm khả năng ứng biến trước các thảm hoạ mang tính hàng loạt.
Hiện nay, thế giới cũng đang đối mặt với một số thảm hoạ gần tương tự như thời hậu kỳ đồ đồng: dịch bệnh (covid), biến đổi khí hậu (ấm lên toàn cầu), chiến tranh (hiện thời có thế cân bằng giữa các cường quốc nên chưa đến mức toàn cầu nhưng vẫn khá căng thẳng), sự quá tải hệ thống (cái này thì tùy cảm nhận của mỗi người)..
Nhưng cũng cần phải lưu ý, chính sự sụp đổ của thời đại đồ đồng đã tạo động lực dẫn tới sự phát triển của thuật luyện kim và từ đó đưa tới thời đại đồ sắt - một trong những bước phát triển lớn nhất của nhân loại. Cùng với đó là sự hình thành nền văn minh Hy - La rực rỡ suốt cả ngàn năm sau của châu Âu. Vậy nên cái gì cũng có mặt lợi hại, nền văn minh cũ lụi tàn thì sẽ có nền văn minh mới phát triển hơn thay thế.
Trả lời
Theo mình nghĩ với tình hình thế giới hiện nay, thì kịch bản khả thi nhất là một cuộc sụt đổ hệ thống giống như hậu kỳ đồ đồng.
Cụ thể trong lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến một thảm hoạ, được coi là "tận thế của nhân loại" hay "sự kết thúc của các nền văn minh đương thời" đó là sự sụp đổ hệ thống vào cuối thời kỳ đồ đồng.
Nguyên nhân thật sự dẫn đến thảm hoạ này đến nay vẫn còn là bí ẩn. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do sự quá tải của chuỗi cung ứng hệ thống đương thời:
Trong khi các nền văn minh đương thời bị lệ thuộc quá nhiều vào nhau (phải đến tận ngày nay, các chuỗi cung ứng trên thế giới mới phát triển được đến mức như hậu kỳ đồ đồng) thì hàng loạt thảm hoạ đột nhiên kéo tới: 
-Biến đổi khí hậu (hàng loạt trận động đất, sóng thần,... diễn ra dọc khu vực ven biển phía đông Địa Trung Hải, nơi các nền văn minh lớn đương thời như Ai Cập, Mycenea... định cư)
- chiến tranh (hàng loạt "hải nhân" (sea people) tràn vào tàn phá các khu định cư ven biển và hủy diệt hoàn toàn các chuỗi cung ứng)
- dịch bệnh (dịch bệnh theo chuỗi cung ứng lan tới toàn bộ các nền văn minh và phát triển với tốc độ nền y học thế giới đương thời không theo kịp)
- sự quá tải của hệ thống (bộ máy quan liêu không theo kịp sự phát triển của nền văn minh)
-> nếu chỉ một trong các sự kiện trên xảy ra thì bằng cách nào đó, các nền văn minh vẫn có thể thích ứng. Nhưng hàng loạt các sự kiện xảy ra như vậy, đã dẫn đến sự sụp đổ của tất cả các nền văn minh đương thời.
Hậu quả của sự kiện này, là nhân loại đã bước vào kỷ nguyên tăm tối kéo dài hàng trăm năm. Phải rất lâu sau đó, mới xuất hiện các nền văn minh khác kế thừa như văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ,...
Theo cảm nhận của mình, thế giới hiện nay đang phát triển khá giống với thế giới của hậu kỳ đồ đồng: chuỗi cung ứng phát triển giúp thúc đẩy nền văn minh nhưng khiến các quốc gia lệ thuộc vào nhau hơn, làm giảm khả năng ứng biến trước các thảm hoạ mang tính hàng loạt.
Hiện nay, thế giới cũng đang đối mặt với một số thảm hoạ gần tương tự như thời hậu kỳ đồ đồng: dịch bệnh (covid), biến đổi khí hậu (ấm lên toàn cầu), chiến tranh (hiện thời có thế cân bằng giữa các cường quốc nên chưa đến mức toàn cầu nhưng vẫn khá căng thẳng), sự quá tải hệ thống (cái này thì tùy cảm nhận của mỗi người)..
Nhưng cũng cần phải lưu ý, chính sự sụp đổ của thời đại đồ đồng đã tạo động lực dẫn tới sự phát triển của thuật luyện kim và từ đó đưa tới thời đại đồ sắt - một trong những bước phát triển lớn nhất của nhân loại. Cùng với đó là sự hình thành nền văn minh Hy - La rực rỡ suốt cả ngàn năm sau của châu Âu. Vậy nên cái gì cũng có mặt lợi hại, nền văn minh cũ lụi tàn thì sẽ có nền văn minh mới phát triển hơn thay thế.
Có lẽ nó ko sảy ra vào thời đại của chúng ta mà phải là rất lâu nữa