Kinh tế học thiêng liêng: chủ nghĩa tiêu dùng & văn hóa bản địa

  1. Phong cách sống

  2. Văn hóa

  3. Sách

  4. Xã hội

Vậy là Tết đã hết rồi, chúng ta lại quay trở về với đời sống thường nhật: Làm những việc chúng ta chả mấy thiết tha, để mua những thứ chúng ta chẳng thực sự cần, bằng đồng tiền ngày càng mất giá, chỉ nhằm mục đích theo đuổi một hình mẫu thành công của thời đại.

Mặc dù Book Hunter chúng mình không thích Tết, nhưng vẫn nhận ra rằng đó là khoảng thời gian hiếm hoi mỗi năm để tách khỏi vòng xoáy hiện đại, để tận hưởng bầu không khí đầm ấm của những điều xưa cũ - đó là bầu không khí của văn hóa bản địa tại những nhóm dân cư mà chúng ta vẫn quen gọi là người Kinh.

Và đương nhiên, mỗi dân tộc khác nhau trên khắp cả nước chúng ta đều có một cái TẾT riêng, có thể vào những ngày khác với kỳ nghỉ Tết của chúng ta, với những phong tục riêng... mà đến giờ chúng ta chưa được biết đến. Việc chúng ta đòi xóa bỏ ngày Tết Âm lịch để ăn Tết Dương lịch cho kịp với guồng phát triển của phương Tây liệu có giống việc chúng ta lơ là những ngày Tết của các sắc tộc khác sống trên mảnh đất Việt Nam chúng ta không nhỉ?

Thật bất hạnh cho những người vong bản, vì họ không thực sự sống trên mảnh đất của mình, và bởi vì họ không thực sự sống nên đôi khi họ hủy hoại mảnh đất mình sống mà không hề biết. Đó là một trong các lý do dẫn đến tình trạng mà chúng ta đang chứng kiến những sông suối ngày càng cạn dòng và ô nhiễm, những cánh đồng sặc mùi thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, những cánh rừng bị san phẳng để xây khu du lịch và sân golf, những khung trời xám xịt vì khói bụi... và một nền ẩm thực đông lạnh kém chất lượng cũng như dinh dưỡng.

Chúng mình xin được mượn câu trích trong cuốn KINH TẾ HỌC THIÊNG LIÊNG của Charles Eisenstein để gửi tới các bạn nhân ngày đi làm và đi học đầu tiên trong năm mới Nhâm Dần.

Để tìm hiểu về Chủ nghĩa tiêu dùng & cuốn sách KINH TẾ HỌC THIÊNG LIÊNG:

Để biết cách ăn uống và sinh hoạt phù hợp với tiết khí Lập xuân theo kinh nghiệm Á Đông:

=====

Trích đoạn bàn về bản sắc văn hóa và chủ nghĩa tiêu dùng trong KINH TẾ HỌC THIÊNG LIÊNG:

“Để mang chủ nghĩa tiêu dùng vào một nền văn hoá từng bị cô lập trước đây, trước tiên cần phải phá hủy ý thức của nền văn hoá đó về chính bản sắc của nó. Cách làm như sau: phá vỡ mạng lưới tương hỗ của nó bằng cách mang các mặt hàng tiêu dùng từ bên ngoài vào. Bào mòn sự tự trọng của nó bằng những hình ảnh đầy thu hút của phương Tây. Làm mờ nhạt các câu truyện thần thoại của nó thông qua công việc truyền giáo và khoa học. Xoá bỏ các cách truyền đạt kiến thức địa phương truyền thống bằng cách xây dựng trường học với giáo trình mang từ bên ngoài vào. Hủy hoại ngôn ngữ của nó bằng cách sử dụng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc gia hoặc quốc tế khác trong trường học. Cắt liên kết của nó với đất bằng cách nhập khẩu thực phẩm rẻ tiền để làm cho nông nghiệp địa phương mất tính kinh tế. Rồi bạn sẽ tạo ra một lớp người thèm khát những đôi giày sneaker sành điệu.”

Từ khóa: 

kinh tế học thiêng liêng

,

chủ nghĩa tiêu dùng

,

văn hóa bản địa

,

phong cách sống

,

văn hóa

,

sách

,

xã hội

chủ nghĩa tiêu dùng đúng kiểu 1 con dao 2 lưỡi, nó làm cuộc sống của mình đầy đủ hơn, nhưng cũng làm cho mọi thứ càng ngày càng thừa thãi và tốn kém

Trả lời

chủ nghĩa tiêu dùng đúng kiểu 1 con dao 2 lưỡi, nó làm cuộc sống của mình đầy đủ hơn, nhưng cũng làm cho mọi thứ càng ngày càng thừa thãi và tốn kém

Mình đã từng tiếp xúc với một vài người bạn từ bỏ nơi sinh ra và lớn lên, coi thường chính nghề nông của cha mẹ đã nuôi họ khôn lớn, để hòa vào đời sống mà họ nghĩ là sành điệu ở các đô thị và sống đời kè kè cái thẻ tín dụng tiêu trước trả sau

Càng ngày chủ nghĩa tiêu dùng càng làm con người trở nên nghèo khó cả về vật chất lẫn tinh thần thì phải?