Kỹ nữ Việt Nam ngày xưa

  1. Lịch sử

PHẦN 4: TIÊU CHÍ THÀNH CÔNG VÀ BÍ QUYẾT TRONG PHÒNG CỦA MỘT KỸ NỮ (thông qua nhân vật Thúy Kiều)

*************************************

Để trở thành một Kỹ Nữ “hàng hót”, cao cấp trong xã hội phong kiến ngày xưa thì một cô gái như Kiều phải hội tụ rất nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể tóm gọn trong những điều sau:

Tiêu chí số 1: Sắc đẹp

Vào thời đại của Kiều, một Kỹ Nữ ở chốn Thanh Lâu mà không có sắc đẹp thì chỉ có vứt đi. Về tiêu chí sắc đẹp, Thúy Kiều mà nhận mình số 2 thì chắc có lẽ chả có ai nhận mình là số 1:

“làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước, nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hòa hai”

Tiêu chí số 2: Tài năng

Tài năng của một cô gái ở đây có thể hiểu là tinh thông 4 món nghề: cầm, kỳ, thi, họa. Qua câu thơ “sắc đành đòi một, tài đành hòa hai” đã cho thấy tài năng của nàng cũng chả thua kém ai.

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.”

Tiêu chí số 3: Là một Xử nữ (*)

Ngoài hai tiêu chí trên có thể khiến một Kỹ Nữ được giới đàn ông khắp nơi mến mộ, tuy nhiên để khiến khách làng chơi một đêm trả đến ngàn vàng, thì Kỹ Nữ đó phải là một “xử nữ”. Tại sao một xử nữ lại có giá đến như vậy. Khách làng chơi “nghiện xử nữ” không nằm ngoài những yếu tố sau:

  1. Thích sự mới lạ. Xữ nữ là nhưng cô gái còn trinh, còn trinh tức là lần này sẽ là “lần đầu tiên” của cô gái, nó sẽ mang đến cảm xúc mới lạ, thèm muốn cho người đàn ông.
  2. Trinh tiết là thể hiện sự trong sáng, trong sạch, sự cao quý của người phụ nữ. Theo quan điểm thuần túy của Á Đông từ xưa thì “thà chết, chứ không chịu thất tiết”, tuy nhiên cái gì càng cao quý thì lại tăng sự ham muốn sở hữu của con người, vô hình chung việc này đã tăng thêm sự ham muốn “gái trinh” của đàn ông.
  3. Ngoài ra theo thuyết dưỡng sinh của đạo gia thì cho rằng việc giao hợp với “xử nữ” có thể đạt được mục đích lấy âm bổ dương, khỏe mạnh sống lâu.

Xử nữ là một “hàng hót” như vậy, thì chắc chắn những nơi “buôn phấn, bán hương” như chốn lầu xanh không thể bỏ qua cách kiếm tiền này được. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng kiếm được xử nữ cho khách làng chơi, từ đó sinh ra việc xuất hiện “hàng giả, hàng nhái” xử nữ để lừa khách kiếm tiền. Trong Truyện Kiều Mã Giám Sinh cũng đã toan tính làm “hàng giả” cho Kiều để bán được giá vào lầu xanh, sau khi đã lấy đi cái ngàn vàng của nàng:

“Dưới trần mấy mặt làng chơi,

Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa .

Nước vỏ lựu máu mào gà,

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên”

Theo sách Bắc Chí Lý: Gái thanh lâu tiếp khách xong, lại lấy nước vỏ lựu pha với máu mào gà sống để rửa, giả làm gái còn tân để đánh lừa khách chơi.

Tiêu chí số 4: kỹ năng trong nghề của một Kỹ Nữ

Kỹ năng của một Kỹ Nữ ở đây có thể hiểu là cách lấy lòng, chèo kéo khách. Mà mấu chốt của việc này có thành công hay không chính là nằm ở chổ "kỹ năng giường chiếu" của Kỹ Nữ. Một người Kỹ Nữ muốn thành công thì không thể thiếu những kỹ năng này. Ai có thể khiến cho khách mê mệt, quyến luyến nhưng bản thân mình lại không tốn quá nhiều sức lực, đấy mới là người thành công. Về mặt kỹ năng này thì Kiều chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.

Để có thể biến Thúy Kiều thành một Kỹ Nữ toàn diện, có một không hai thì Tú Bà đã phải dốc hết tâm cơ của mình ra đào tạo nàng. Việc đầu tiên mà Tú Bà làm đó là đào tạo cho nàng “kỹ năng trong nghề”, thứ mà Thúy Kiều còn thiếu. 

“Này con thuộc lấy nằm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.
Chơi cho liễu chán, hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẫn người.”

Vậy “bảy chữ, tám nghề” mà Tú Bà dạy cho Thúy Kiều ở đây là nghĩa như thế nào? Qua sách “Tố Nữ Kinh” chúng ta có thể cắt nghĩa như sau:

Bảy chữ thuộc “vành ngoài” gồm:

✶ Khốc: tức là khóc, dùng nước mắt để lay động khách làng chơi. Kể khổ thế này, kể khổ thế kia, phải khóc như thật để cho khách tin tưởng vào thành tâm thiện ý của mình. Tú Bà đã chỉ cho Kiều một tuyệt chiêu đó là “tẩm nước gừng vào khăn tay” khi đó nước mắt sẽ tuôn như suối.

✶ Tiễn: có nghĩa là cắt. Rủ khách cùng mình mỗi người cắt một đoạn tóc, rồi kết thành một sợi. Sau đó chia cho nhau buộc vào hai cánh tay (làm lễ “kết tóc se duyên” thể hiện sự chung tình)

✶ Thích: có nghĩa là đâm, chích. Lấy kim hoặc trâm thích vào cổ tay hoặc bắp đùi tên của khách, để cho khách thấy được sự chung tình của mình.

✶ Thiêu: có nghĩa là đốt, dùng hương đốt vào 6 huyệt của chàng và nàng. Sau khi thề thốt, cả hai người cùng áp người vào nhau vào đốt các huyệt đó, thực sự phải là cao thủ mới sử dụng được thủ pháp này:

+ Bụng kề bụng gọi là: “chính nguyện đồng tâm.”

+ Đầu chụm đầu gọi là: “chính nguyệt kết tóc”

+ Tay trái mình khít với tay phải khách gọi là: “hứa nguyện liên tình bên tả.”

+ Tay phải mình liền với tay trái khách gọi là: “hứa nguyện liên tình bên hữu.”

+ Đùi trái mình chạm với đùi phải khách gọi là: “hứa nguyện giao đùi bên tả”

+ Đùi phải mình chạm với đùi trái khách gọi là: “hứa nguyện giao đùi bên hữu”

+ Giá: có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng. Tức là sau khi điều tra được gia cảnh giàu có của khách thì thề non, hẹn biển để khách bỏ ra một khoản tiền lớn cưới mình về.

✶ Tẩu: có nghĩa là chạy. Tức là khi dan díu đã lâu và thấy khách đã hết tiền, tiền chuộc chẳng có mà tiền chơi cũng không. Thì khi đó sẽ giả vờ thề thốt với khách là sẽ cùng nhau bỏ trốn. Hẹn khách gặp mặt ở chỗ nào đó, nhưng kỳ thực không đến mà sẽ báo cho quan binh hay chủ nợ đến để bắt. Đây là một cách tống khứ khách hết tiền đi.

✶ Tử: tức là chết. ở đây là chết giả, chứ không phải chết thật. Tức là vờ đòi tự sát, tự tử vvv để cho khách thấy được sự chung tình mà hết lòng vì mình. Cái này thành hay bại còn tùy thuộc vào diễn xuất của từng người.

Tám nghề thuộc vành trong:

Thúy Kiều nói "Ngủ là ngủ, chẳng lẽ lại còn có mấy kiểu sao?". Tú Bà cười nói "Con ngốc, nếu kỹ nữ cũng như con nhà lành thì ai mà tới chơi, trong đó có nhiều cảnh giới kỳ diệu lắm". Thúy Kiều nói "Xin má giảng kỹ qua một lượt". Tú Bà nói "Phàm khách ăn xong, sắp lên giường, phải để khách nằm phía trong, còn ngươi nằm ở phía ngoài. Phải hướng khuôn mặt vào khách, đưa tay cho y gối đầu. Nhất định y sẽ mò mẫm toàn thân ngươi, ngươi cũng sờ mó hạ thể của y. Nếu ngắn và nhỏ thì dùng phép kích cổ thôi hoa (Đánh trống giục hoa), nếu dài và to thì dùng phép kim liên song tỏa (Sen vàng khóa xiết), nếu là người tính cấp thì dùng cách Đại triển kỳ cổ (Mở cờ gióng trống), nếu là người tính hoãn thì dùng phép mạn đả khinh xao (Đánh chậm gõ nhẹ), nếu không chịu nổi thì dùng phép Khẩn thuyên tam điệt (Ba bậc đổi thế), nếu chịu nổi thì dùng cách tả chi hữu trì (tay phải ôm, tay trái giữ), nếu là kẻ dịu dàng thì dùng phép Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi tinh thần), nếu là kẻ hiếu sắc thì dùng phép nhiếp thần siểm tọa (Thu hết tinh thần, ngồi cưỡi dún dẩy). Những lối khác cũng có nhiều, nhưng đại thể không ra khỏi tám lối nói trên". (trích truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân)

Tóm tắt lại thì tám nghề đó chính là tám phương thức giao hợp chủ yếu dành cho các loại khách khác nhau:

  • Kích cổ thôi hoa (đánh trống dục hoa): dùng cho khách có kích thước ngắn và nhỏ
  • Kim liên song tỏa (sen vàng khóa xiết): dùng cho khách có kích thước dài và to
  • Đại triển kỳ cổ (mở cờ gióng trống): dùng cho khách cấp tính (nhanh và mạnh bạo)
  • Mạn đả khinh xao (đánh chậm gõ nhẹ): dùng cho khách có xu hướng nhẹ nhàng từ tốn
  • Khẩn thuyên tam điệt (ba bậc đổi thế): dùng cho khách “vỡ lòng” và yếu
  • Tả chi hữu trì (tay phải ôm, tay trái giữ): dùng cho khách “dai sức”
  • Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi tinh thần): dùng cho khách dịu dàng, thích lãng mạn
  • Nhiếp thần siểm tọa (thu hết tinh thần, ngồi cưỡi dún dẩy): dùng cho khách hiếu sắc

Khách đã vào Kỹ Viện, thì các Kỹ Nữ phải có nhiệm vụ thỏa mãn được nhu cầu tình dục của khách, bất chấp vị khách đó có là một ông lão 80 tuổi cho đến một kẻ què chân cụt tay, thậm chí đó là một người liệt dương. Khi khách thỏa mãn thì đồng nghĩa với việc Kỹ Nữ đó càng nổi danh và tiền mà Kỹ Viện và Tú Bà thu vào sẽ như suối chảy. Tú Bà đã dạy cho nàng Kiều biết phải kết hợp những cử chỉ bên ngoài như biểu cảm khuôn mặt, dáng điệu đi đứng ... với kỹ năng "giường chiếu" để đạt được hiệu quả cao nhất. Tú bà đã dặn nàng Kiều rằng:

"Khi khóe hạnh, khi nét ngài,
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.
Đây là nghề nghiệp trong nhà,
Đủ ngần ấy nếp mới là người soi"

Một nụ cười duyên dáng, một cái liếc mắt đưa tình, một cử chỉ e thẹn của Thúy Kiều thôi cũng đủ khiến cho người ta mê mẩn cả ngày rồi.

Qua đây có thể thấy được nếu như nghề làm Kỹ Nữ là một môn phái, thì Tú Bà chính là chưởng môn nhân môn phái đó.

==============================

#Doraemon

Nguồn tham khảo:

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân), Lịch Sử Kỹ Nữ, Kỹ Nữ và Trăm Cái Dại Đàn Ông

Chú thích:

(*) Gái còn trinh

......................................................................

Phần phụ lục của phần này: Kiều dùng các kỹ năng của mình để Thúc Sinh phải rước nàng về dinh:

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1304756282991145?__tn__=K-R

CÁC PHẦN TRƯỚC:

1.PHẦN 1: KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI KỸ NỮ 

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1188590194607755

2. PHẦN 1: KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI KỸ NỮ(tiếp)

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1190844857715622

3. PHẦN 2: CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ NỮ

III. Kỹ Nữ Việt thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1197138330419608

4. PHẦN 2: CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ NỮ

IV. Kỹ Nữ Việt thời Lý, Trần:

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1210404042426370

5. PHẦN 2: CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ NỮ

V. Kỹ Nữ Việt Thuộc Minh và Lê Sơ 

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1233980933402014

6. PHẦN 2: CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ NỮ

VI. Kỹ Nữ từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn 

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1291488434317930

7. PHẦN 3: PHƯƠNG THỨC TIẾP KHÁCH CỦA KỸ NỮ

https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/posts/1293571934109580

08f8b68e46405eb44c2833468117cf57


Từ khóa: 

kỹ nữ

,

truyện kiều

,

lịch sử