Làm sao để phát hiện lời nói dối?

  1. Kỹ năng mềm

Chúng ta nghe 10-200 lời nói dối mỗi ngày, làm sao để phát hiện lời nõi dối? Lão Tử lại có câu: Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoathì không chân thật. Vì sao lại thế, liệu có cách nào phát hiện lời nói dối không?

Từ khóa: 

phát hiện nói dối

,

kỹ năng mềm

Mình xin phép được bỏ qua một số phương pháp mà mọi người nói đến hay rất dễ nhận ra một người có đang nói dối hay không như lúng túng, ấp úng, mắt láo liên,..... vì điều đó hầu hết ai cũng biết đến. Vậy nên mình muốn chia sẻ đến mọi người cách nhận biết được khoa học chứng minh mà có thể mọi người chưa biết đến.

Làm sao để phát hiện nói dối?

Mark Bouton- cựu nhân viên của FBI, đã có có nhiều kinh nghiệm trong việc điều tra, gặp mặt, nói chuyện với tội phạm, nhân chứng, cho rằng "Khi chúng ta nói chuyện mà cần kể lại một câu chuyện thì phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhớ lại đó chính là chúng ta luôn nhìn chếch về phía tay không thuận của mình.

Cho một ví dụ đơn giản: Có một người bạn đang kể cho bạn chuyện rằng hôm qua họ đi xem phim và gặp bạn trai của bạn đi với một cô gái khác. Người bạn đó thuận tay phải. Nếu trong lúc kể chuyện, người bạn đó có xu hướng nhìn chếch về phía tay trái, có thể họ đang nói thật. Và ngược lại, nếu họ nhìn chếch về phía tay thuận thì điều đó cho thấy não bộ của họ đang tưởng tượng ra một câu chuyện nào đó.

Có thể các bạn cho rằng nếu như người nào biết đến điều này rồi nên khi nói dối, họ cố tình nhìn về phía tay không thuận. Đúng. Nhưng thực chất, phản xạ này là theo cơ chế sinh học của con người. Sự cố tình của các bạn sẽ dễ bị phát hiện ra qua ánh mắt, nếu đối phương để ý kĩ thì rất dễ để họ sẽ biết được rằng bạn có sự chuẩn bị từ trước.

Vậy nên các bạn có thể lừa dối cảm xúc của người khác, đóng vai của một con người nghiêm minh, chính trực, thành thật nhưng bạn hoàn toàn không thể thay đổi bản chất sinh học sinh học của mình.Nhiều khi, chính vì sự cố tình ấy bạn còn dễ bị phát hiện hơn là thuận theo tự nhiên. 

Vậy hướng giải quyết nào nếu như bạn biết người ta đang nói dối?

Liệu sự tức giận hay bạo lực có phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề?

Không. Bạo lực hay sự tức giận chưa bao giờ là phương pháp duy nhất hay hiệu quả nhất. Nếu như bạn phát hiện ra họ nói dối, thậm chí họ còn thừa nhận là đã nói dối với bạn. Tin mình đi, người bị lừa dối nhiều nhất không phải bạn mà là chính họ. Vậy nên, khi biết người khác nói dối mình thì điều bạn nên làm nhất đó là giữ bình tĩnh, chuyện trò với họ, làm mọi cách để tìm ra nguyên nhân tại sao họ lại nói dối, là do bạn hay do họ?

Bạn phát hiện người yêu của mình đang quen 1 người khác. Bạn hỏi tại sao cô gái lại lừa dối mình. Khi cô gái nói ra lí do, hãy để ý dấu hiệu nhận biết bằng cách xem hướng nhìn của cô ấy như mình đã nói ở trên. Từ đó mà bạn biết được nguyên do là sao, là vì mình hay vì cô ấy đã thay lòng đổi dạ rồi. 

Làm thế nào để biết được đối phương đang giả tạo, thảo mai? 

Nội dung này khá nhạy cảm nên rất mong bạn có thể đọc kĩ. Làm sao để biết được đối phương có thật lòng với chúng ta hay không hay chỉ đang giả vờ, thảo mai để lấy lòng rồi sau lưng lại có thái độ khác? Hãy nhận biết điều đó thông qua nụ cười.

Khi một người cười, nếu chỉ có cơ mặt và cơ gò má động đậy mà cơ quanh mắt đứng yên, rất có thể có thể là giả tạo, cố gắng cười chứ thực ra không cảm xúc. Nguyên lý của nụ cười xuất phát từ trái tim, cảm xúc thật đó là sự hoạt động của 2 cơ chính: Cơ nằm quanh gò má và cơ vòng mi ( cơ xung quanh con mắt). 

Ngay lúc này, bạn có thể minh chứng cho điều đó bằng cách nhìn vào gương và cười. Nếu như bạn cười không cảm xúc, cơ vòng mi gần như ko hoạt động. Nếu bạn cười thật lòng thì bạn sẽ thấy cơ quanh con mắt có nếp nhăn, có động đậy, thậm chí còn xuất hiện cả dấu chân chim. Bên cạnh đó, ngay khi tắt cười thì bạn cũng vẫn có thể thấy cơ xung quanh mắt của bạn vẫn hoạt động vì trong thâm tâm bạn đang cảm thấy rất vui.

Song, giả sử nếu ai đó cố cười thì liệu có phải họ đang nói dối và giả tạo?

Đến đây, ta cần phân biệt giữa nụ cười xã giao và giả tạo. Đôi khi xã giao cũng là điều cần thiết. Đôi khi trong một cuộc nói chuyện, chúng ta cần có những nụ cười xã giao để câu chuyện được tiếp tục và khiến cho bầu không khí trở nên thoải mái, vui vẻ, sôi động hơn. 

Trên đây là tìm hiểu cũng như chia sẻ hiểu biết của mình, mong là nó sẽ hữu ích và bạn có thể áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày. 

https://cdn.noron.vn/2022/07/15/499561862115337920-1657861152.jpg
Ảnh: Internet

 

Trả lời

Mình xin phép được bỏ qua một số phương pháp mà mọi người nói đến hay rất dễ nhận ra một người có đang nói dối hay không như lúng túng, ấp úng, mắt láo liên,..... vì điều đó hầu hết ai cũng biết đến. Vậy nên mình muốn chia sẻ đến mọi người cách nhận biết được khoa học chứng minh mà có thể mọi người chưa biết đến.

Làm sao để phát hiện nói dối?

Mark Bouton- cựu nhân viên của FBI, đã có có nhiều kinh nghiệm trong việc điều tra, gặp mặt, nói chuyện với tội phạm, nhân chứng, cho rằng "Khi chúng ta nói chuyện mà cần kể lại một câu chuyện thì phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhớ lại đó chính là chúng ta luôn nhìn chếch về phía tay không thuận của mình.

Cho một ví dụ đơn giản: Có một người bạn đang kể cho bạn chuyện rằng hôm qua họ đi xem phim và gặp bạn trai của bạn đi với một cô gái khác. Người bạn đó thuận tay phải. Nếu trong lúc kể chuyện, người bạn đó có xu hướng nhìn chếch về phía tay trái, có thể họ đang nói thật. Và ngược lại, nếu họ nhìn chếch về phía tay thuận thì điều đó cho thấy não bộ của họ đang tưởng tượng ra một câu chuyện nào đó.

Có thể các bạn cho rằng nếu như người nào biết đến điều này rồi nên khi nói dối, họ cố tình nhìn về phía tay không thuận. Đúng. Nhưng thực chất, phản xạ này là theo cơ chế sinh học của con người. Sự cố tình của các bạn sẽ dễ bị phát hiện ra qua ánh mắt, nếu đối phương để ý kĩ thì rất dễ để họ sẽ biết được rằng bạn có sự chuẩn bị từ trước.

Vậy nên các bạn có thể lừa dối cảm xúc của người khác, đóng vai của một con người nghiêm minh, chính trực, thành thật nhưng bạn hoàn toàn không thể thay đổi bản chất sinh học sinh học của mình.Nhiều khi, chính vì sự cố tình ấy bạn còn dễ bị phát hiện hơn là thuận theo tự nhiên. 

Vậy hướng giải quyết nào nếu như bạn biết người ta đang nói dối?

Liệu sự tức giận hay bạo lực có phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề?

Không. Bạo lực hay sự tức giận chưa bao giờ là phương pháp duy nhất hay hiệu quả nhất. Nếu như bạn phát hiện ra họ nói dối, thậm chí họ còn thừa nhận là đã nói dối với bạn. Tin mình đi, người bị lừa dối nhiều nhất không phải bạn mà là chính họ. Vậy nên, khi biết người khác nói dối mình thì điều bạn nên làm nhất đó là giữ bình tĩnh, chuyện trò với họ, làm mọi cách để tìm ra nguyên nhân tại sao họ lại nói dối, là do bạn hay do họ?

Bạn phát hiện người yêu của mình đang quen 1 người khác. Bạn hỏi tại sao cô gái lại lừa dối mình. Khi cô gái nói ra lí do, hãy để ý dấu hiệu nhận biết bằng cách xem hướng nhìn của cô ấy như mình đã nói ở trên. Từ đó mà bạn biết được nguyên do là sao, là vì mình hay vì cô ấy đã thay lòng đổi dạ rồi. 

Làm thế nào để biết được đối phương đang giả tạo, thảo mai? 

Nội dung này khá nhạy cảm nên rất mong bạn có thể đọc kĩ. Làm sao để biết được đối phương có thật lòng với chúng ta hay không hay chỉ đang giả vờ, thảo mai để lấy lòng rồi sau lưng lại có thái độ khác? Hãy nhận biết điều đó thông qua nụ cười.

Khi một người cười, nếu chỉ có cơ mặt và cơ gò má động đậy mà cơ quanh mắt đứng yên, rất có thể có thể là giả tạo, cố gắng cười chứ thực ra không cảm xúc. Nguyên lý của nụ cười xuất phát từ trái tim, cảm xúc thật đó là sự hoạt động của 2 cơ chính: Cơ nằm quanh gò má và cơ vòng mi ( cơ xung quanh con mắt). 

Ngay lúc này, bạn có thể minh chứng cho điều đó bằng cách nhìn vào gương và cười. Nếu như bạn cười không cảm xúc, cơ vòng mi gần như ko hoạt động. Nếu bạn cười thật lòng thì bạn sẽ thấy cơ quanh con mắt có nếp nhăn, có động đậy, thậm chí còn xuất hiện cả dấu chân chim. Bên cạnh đó, ngay khi tắt cười thì bạn cũng vẫn có thể thấy cơ xung quanh mắt của bạn vẫn hoạt động vì trong thâm tâm bạn đang cảm thấy rất vui.

Song, giả sử nếu ai đó cố cười thì liệu có phải họ đang nói dối và giả tạo?

Đến đây, ta cần phân biệt giữa nụ cười xã giao và giả tạo. Đôi khi xã giao cũng là điều cần thiết. Đôi khi trong một cuộc nói chuyện, chúng ta cần có những nụ cười xã giao để câu chuyện được tiếp tục và khiến cho bầu không khí trở nên thoải mái, vui vẻ, sôi động hơn. 

Trên đây là tìm hiểu cũng như chia sẻ hiểu biết của mình, mong là nó sẽ hữu ích và bạn có thể áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày. 

https://cdn.noron.vn/2022/07/15/499561862115337920-1657861152.jpg
Ảnh: Internet

 

Nói dối và phát hiện nói dối ở mức thành thạo đều là những kỹ năng cần học tập và rèn luyện lâu dài. Và kể cả dân chuyên nghiệp đôi khi cũng mắc sai lầm. Nên quan điểm của mình là không cần phải cố gắng phát hiện lời nói dối, vì:

  • Chúng ta đều không giỏi nói dối hay phát hiện nói dối
  • Kỹ năng phát hiện nói dối người bình thường rất ít khi phải sử dụng
  • Bạn nghĩ là người ta nói dối, nhưng thực ra đôi lúc là họ nói quá lên, hoặc niềm tin, cách nhìn nhận của họ với vấn đề khác nhau nên đôi khi bạn thấy ý kiến của họ sai. ( Ví dụ bạn được bạn thân kể là một người là xấu, không nên giao du, thì trên quan điểm của họ là vậy, nhưng khi bạn tiếp xúc có thể thấy khác)

Vì vậy, khi nghe ý kiến của một người thì hãy nghe nó như quan điểm (opinion), không phải sự thật (fact).

Để họ nói nhiều hơn, lắng nghe họ và đặt câu hỏi, người ta sẽ bộc lộ bản thân trong lúc hăng say, nếu các lời của họ chọi nhau thì khả năng cao họ đang chém gió. ( Thường ai nói nhiều lên cũng chém gió một xíu)

Với các quan điểm, fact không gây hại tới mình thì cứ tạm tin, nếu cần phải sử dụng thì hãy nghiên cứu kỹ hơn từ nhiều nguồn.

Hãy nghiên cứu quyển "Đọc vị bất kỳ ai".