Làm sao để rèn được tính tập trung cho trẻ?

  1. Giáo dục

Mình dạy cho cháu mình năm nay lớp 1 mà nản thực sự luôn. Nó chẳng chịu tập trung gì cả, cứ học trước quên sau. Dạy học mà cứ như đánh trận vậy, nhiều lúc không kiềm chế được cứ mắng nó rồi còn tét tay. Về sau nghĩ lại thương cháu, mà cứ dạy là hết thương, bực chịu không nổi huhu =))) Ai có kinh nghiệm bày mình với

Từ khóa: 

trẻ em

,

tập trung

,

giáo dục

Nghe đáng yêu ghê :) Học cùng trẻ bao giờ cũng là một trải nghiệm tuyệt vời, mỗi một tiết học đều không lường trước được điều gì sẽ xảy ra, bạn nhỉ.

Mình thì có dạy thêm cho một vài bé. Cũng có thể vì không phải là người nhà nên sẽ dễ dạy hơn. Trẻ nhỏ thì thường không thích ngồi học nhiều, nên mình thường làm những cách này:

1. Thường xuyên trò chuyện với bé

Mình thường lên lớp sớm, và ở lại muộn hơn để trò chuyện và chơi cùng bé. Mình có thể là người gợi chuyện, nhưng nên để bé chia sẻ nhiều hơn. Chúng mình hay bắt đầu bằng việc hỏi: Hôm nay con có gì vui không? Sáng nay con ăn món gì? Cô cũng thích món đó,... Dần dần thì bé chủ động kể chuyện và bộc lộ sở thích nhiều hơn. Chỉ cần người lớn tụi mình lắng nghe với một sự tò mò thích thú, thì sẽ hiểu được rất nhiều về trẻ.

Những lúc bé có vẻ không tập trung được, mình cũng nên hỏi vì sao bé lại vậy. Cũng có nhiều câu đau lòng thiệt, nhưng trẻ con đáng yêu và thật lắm ý.

2. Thiết kế nội dung học theo sở thích của bé

Bé mất tập trung có thể là do nội dung học chưa gần gũi. Chính tụi mình ở thời Tiểu học cũng có lúc không biết mình học để làm gì. Thế nên, mình thường xây dựng bài học dựa trên sở thích của bé. Ví dụ bé thích nghệ thuật, thì mình thiết kế slides nhiều hình ảnh và màu sắc sinh động. Mình cũng cố gắng lấy những ví dụ và giải thích một cách gần gũi và đơn giản hết mức có thể.

3. Cho bé chơi nhiều hơn

Bé nhà mình là kiểu ngồi yên được 10 phút là phải nhún nhảy đi bộ loanh quanh nhà :) Mình sẽ cố gắng gán mục đích học tập vào việc chạy nhảy đó của bé. Ví dụ: Lúc nãy cô thấy con ra ngoài, con có để ý hôm nay bầu trời màu gì không? Mình miêu tả thời tiết trong tiếng Anh thế nào nhỉ?. Hoặc là khi học đếm số tiếng Anh thì: Con đếm giúp cô xem nhà có bao nhiêu bậc thang nhé?

Dần dần thì mình kéo dài thời gian học hơn, từ nghỉ 10 phút/lần -> 15, 20, 30 phút. Cái này có lẽ tùy theo bạn cảm nhận về cháu của bạn.

Mình cố gắng để bé thật tập trung học trong một khoảng thời gian. Tới giờ giải lao thì chúng mình hay bật nhạc nhảy nhót hoặc xem hoạt hình cùng nhau, tùy theo sở thích của bé.

4. Khuyến khích bé chủ động

Mình không xem bản thân là người dạy, vì chính mình học được rất nhiều từ bé lắm luôn. Và trẻ cũng có nhiều nhu cầu được thể hiện sức ảnh hưởng của mình mà. Thường thì mình chỉ đặt vấn đề để bé suy nghĩ, rồi chỉ ra tầm quan trọng của nó, truyền đạt kiến thức thật đơn giản, và học cùng bé. Ví dụ: Khi mình chỉ bé về past tense, mình sẽ nhờ bé kể lại cho mình chuyện tuần trước bé đi chơi thế nào.

Mình cũng hay có những tiết học theo kiểu bé dạy cho mình. Bé nhà mình thích vẽ, nên mình sẽ giao bài tập về nhà là vẽ về một công việc ý nghĩa chẳng hạn. Tới buổi sau, bé sẽ giới thiệu cho mình về công việc, và cách bé vẽ thế nào.

Nếu bé mệt thì mình sẽ kết thúc buổi học sớm, nhưng sẽ hỏi thăm lý do và trao đổi với nhau xem buổi sau học bù có được không.

Cá nhân mình thấy điều quan trọng nhất là kiên trì và yêu trẻ. Mỗi bé là một tâm hồn đáng yêu lắm, nên chúng mình từ từ học cách hiểu nhau hơn nè. Bản thân mình cũng từng là một đứa trẻ, nên mình cũng không kì vọng quá nhiều vào bé. Chỉ mong là bé không có nỗi sợ hãi với việc học, vậy là tốt rồi.

Có một câu trả lời này cũng hay lắm, mình nghĩ sẽ có ích nhiều cho bạn:

Trả lời

Nghe đáng yêu ghê :) Học cùng trẻ bao giờ cũng là một trải nghiệm tuyệt vời, mỗi một tiết học đều không lường trước được điều gì sẽ xảy ra, bạn nhỉ.

Mình thì có dạy thêm cho một vài bé. Cũng có thể vì không phải là người nhà nên sẽ dễ dạy hơn. Trẻ nhỏ thì thường không thích ngồi học nhiều, nên mình thường làm những cách này:

1. Thường xuyên trò chuyện với bé

Mình thường lên lớp sớm, và ở lại muộn hơn để trò chuyện và chơi cùng bé. Mình có thể là người gợi chuyện, nhưng nên để bé chia sẻ nhiều hơn. Chúng mình hay bắt đầu bằng việc hỏi: Hôm nay con có gì vui không? Sáng nay con ăn món gì? Cô cũng thích món đó,... Dần dần thì bé chủ động kể chuyện và bộc lộ sở thích nhiều hơn. Chỉ cần người lớn tụi mình lắng nghe với một sự tò mò thích thú, thì sẽ hiểu được rất nhiều về trẻ.

Những lúc bé có vẻ không tập trung được, mình cũng nên hỏi vì sao bé lại vậy. Cũng có nhiều câu đau lòng thiệt, nhưng trẻ con đáng yêu và thật lắm ý.

2. Thiết kế nội dung học theo sở thích của bé

Bé mất tập trung có thể là do nội dung học chưa gần gũi. Chính tụi mình ở thời Tiểu học cũng có lúc không biết mình học để làm gì. Thế nên, mình thường xây dựng bài học dựa trên sở thích của bé. Ví dụ bé thích nghệ thuật, thì mình thiết kế slides nhiều hình ảnh và màu sắc sinh động. Mình cũng cố gắng lấy những ví dụ và giải thích một cách gần gũi và đơn giản hết mức có thể.

3. Cho bé chơi nhiều hơn

Bé nhà mình là kiểu ngồi yên được 10 phút là phải nhún nhảy đi bộ loanh quanh nhà :) Mình sẽ cố gắng gán mục đích học tập vào việc chạy nhảy đó của bé. Ví dụ: Lúc nãy cô thấy con ra ngoài, con có để ý hôm nay bầu trời màu gì không? Mình miêu tả thời tiết trong tiếng Anh thế nào nhỉ?. Hoặc là khi học đếm số tiếng Anh thì: Con đếm giúp cô xem nhà có bao nhiêu bậc thang nhé?

Dần dần thì mình kéo dài thời gian học hơn, từ nghỉ 10 phút/lần -> 15, 20, 30 phút. Cái này có lẽ tùy theo bạn cảm nhận về cháu của bạn.

Mình cố gắng để bé thật tập trung học trong một khoảng thời gian. Tới giờ giải lao thì chúng mình hay bật nhạc nhảy nhót hoặc xem hoạt hình cùng nhau, tùy theo sở thích của bé.

4. Khuyến khích bé chủ động

Mình không xem bản thân là người dạy, vì chính mình học được rất nhiều từ bé lắm luôn. Và trẻ cũng có nhiều nhu cầu được thể hiện sức ảnh hưởng của mình mà. Thường thì mình chỉ đặt vấn đề để bé suy nghĩ, rồi chỉ ra tầm quan trọng của nó, truyền đạt kiến thức thật đơn giản, và học cùng bé. Ví dụ: Khi mình chỉ bé về past tense, mình sẽ nhờ bé kể lại cho mình chuyện tuần trước bé đi chơi thế nào.

Mình cũng hay có những tiết học theo kiểu bé dạy cho mình. Bé nhà mình thích vẽ, nên mình sẽ giao bài tập về nhà là vẽ về một công việc ý nghĩa chẳng hạn. Tới buổi sau, bé sẽ giới thiệu cho mình về công việc, và cách bé vẽ thế nào.

Nếu bé mệt thì mình sẽ kết thúc buổi học sớm, nhưng sẽ hỏi thăm lý do và trao đổi với nhau xem buổi sau học bù có được không.

Cá nhân mình thấy điều quan trọng nhất là kiên trì và yêu trẻ. Mỗi bé là một tâm hồn đáng yêu lắm, nên chúng mình từ từ học cách hiểu nhau hơn nè. Bản thân mình cũng từng là một đứa trẻ, nên mình cũng không kì vọng quá nhiều vào bé. Chỉ mong là bé không có nỗi sợ hãi với việc học, vậy là tốt rồi.

Có một câu trả lời này cũng hay lắm, mình nghĩ sẽ có ích nhiều cho bạn: