Làm thế nào để từ chối ý kiến của người lớn nhưng không làm phật lòng họ ạ?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Người lớn không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng không phải lúc nào cũng sai, quan trọng là nhận thức đúng - sai của bản thân như thế nào để nương theo.
Hồi còn đi học mình thuộc dạng là con ngoan, trò giỏi: thường xuyên ở nhà, chăm lo học hành, không bao giờ bỏ học, không bao giờ rời khỏi top 10. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản thân mình không có chính kiến riêng. Mình quan niệm là mình sống ở nhà ông bà, bố mẹ mình nên họ có quyền đặt ra luật lệ cho ngôi nhà, mình ở đó thì mình phải tuân thủ. Ví dụ không đi chơi về sau 9h, ok thì đến 9h mình về. Ví dụ không được điểm kém ở trường, ok thì không bị điểm kém ở trường. Nhưng nếu bố mẹ bắt mình làm những việc không hợp lý, ví dụ như phải bỏ học, phải dạy thêm miễn phí cho con cái bạn bè họ, phải chấp nhận tư tưởng của họ luôn đúng...thì mình không làm được. Mình cũng nói rõ luôn là con thấy việc A như thế này là không ổn, bởi vì....Bố mẹ mình nghe hay không thì không rõ nhưng họ không bao giờ quá áp đặt. 
Sau này lên Đại học là mình bắt đầu đi làm và không động đến tiền bố mẹ mình nữa, một là do mình muốn độc lập hơn, hai là do mình không muốn họ tốn kém thêm cho những nhu cầu khác của một sinh viên đại học. Lúc này là mình hoàn toàn độc lập và có 2 điều mình nói trước với bố mẹ mình: 1 là không được can thiệp vào chuyện đi làm và lựa chọn công việc của mình, 2 là không được can thiệp vào chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con sau này của mình. Mình làm rõ quan điểm đến mức không chỉ nhà mình mà họ hàng cũng không ai dám nói về điều đó.
Và sở dĩ mình nói được những điều này với bố mẹ và gia đình mình là bởi:
- Từ bé đến lớn mình đã luôn là một người rất độc lập và tự chủ
- Mình chưa bao giờ khiến họ phải lo lắng và luôn đáp ứng kỳ vọng của họ ở một khả năng có thể của mình, mọi thứ vừa đủ để gia đình mình vui và mình không bị áp lực
- Mọi thứ mình làm mình đều tự chịu trách nhiệm với nó, thất bại hay thành công mình cũng không đặt gánh nặng lên người khác, ví dụ hồi 2 năm trước mình có tự làm dự án và thất bại, thân ôm đống nợ nhưng đến giờ nhà mình vẫn không ai biết, mình cũng không định cho mọi người biết vì hiện tại mình vẫn thừa đủ khả năng trả nợ và nuôi sống bản thân, chăm lo cho mọi người.
Nói chung, bố mẹ nào cũng có một cảm thức muốn con cái phải răm rắp nghe lời. Nhưng nghe đến đâu, làm cái gì cũng do chính mình thôi. Sự lo lắng của bố mẹ cần được xoa dịu bằng sự an tâm. Sự kỳ vọng của bố mẹ cần được xoa dịu bằng kết quả. Dù mình nóng tính nhưng từ lâu mình học được một điều, nương theo hoàn cảnh để đạt được mục đích của mình, mình chọn không cãi lại, không tranh luận, hoàn thành mọi thứ trong khả năng của mình, để đổi lấy quyền tự do, tự quyết, tự chủ của mình.
Trả lời
Người lớn không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng không phải lúc nào cũng sai, quan trọng là nhận thức đúng - sai của bản thân như thế nào để nương theo.
Hồi còn đi học mình thuộc dạng là con ngoan, trò giỏi: thường xuyên ở nhà, chăm lo học hành, không bao giờ bỏ học, không bao giờ rời khỏi top 10. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản thân mình không có chính kiến riêng. Mình quan niệm là mình sống ở nhà ông bà, bố mẹ mình nên họ có quyền đặt ra luật lệ cho ngôi nhà, mình ở đó thì mình phải tuân thủ. Ví dụ không đi chơi về sau 9h, ok thì đến 9h mình về. Ví dụ không được điểm kém ở trường, ok thì không bị điểm kém ở trường. Nhưng nếu bố mẹ bắt mình làm những việc không hợp lý, ví dụ như phải bỏ học, phải dạy thêm miễn phí cho con cái bạn bè họ, phải chấp nhận tư tưởng của họ luôn đúng...thì mình không làm được. Mình cũng nói rõ luôn là con thấy việc A như thế này là không ổn, bởi vì....Bố mẹ mình nghe hay không thì không rõ nhưng họ không bao giờ quá áp đặt. 
Sau này lên Đại học là mình bắt đầu đi làm và không động đến tiền bố mẹ mình nữa, một là do mình muốn độc lập hơn, hai là do mình không muốn họ tốn kém thêm cho những nhu cầu khác của một sinh viên đại học. Lúc này là mình hoàn toàn độc lập và có 2 điều mình nói trước với bố mẹ mình: 1 là không được can thiệp vào chuyện đi làm và lựa chọn công việc của mình, 2 là không được can thiệp vào chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con sau này của mình. Mình làm rõ quan điểm đến mức không chỉ nhà mình mà họ hàng cũng không ai dám nói về điều đó.
Và sở dĩ mình nói được những điều này với bố mẹ và gia đình mình là bởi:
- Từ bé đến lớn mình đã luôn là một người rất độc lập và tự chủ
- Mình chưa bao giờ khiến họ phải lo lắng và luôn đáp ứng kỳ vọng của họ ở một khả năng có thể của mình, mọi thứ vừa đủ để gia đình mình vui và mình không bị áp lực
- Mọi thứ mình làm mình đều tự chịu trách nhiệm với nó, thất bại hay thành công mình cũng không đặt gánh nặng lên người khác, ví dụ hồi 2 năm trước mình có tự làm dự án và thất bại, thân ôm đống nợ nhưng đến giờ nhà mình vẫn không ai biết, mình cũng không định cho mọi người biết vì hiện tại mình vẫn thừa đủ khả năng trả nợ và nuôi sống bản thân, chăm lo cho mọi người.
Nói chung, bố mẹ nào cũng có một cảm thức muốn con cái phải răm rắp nghe lời. Nhưng nghe đến đâu, làm cái gì cũng do chính mình thôi. Sự lo lắng của bố mẹ cần được xoa dịu bằng sự an tâm. Sự kỳ vọng của bố mẹ cần được xoa dịu bằng kết quả. Dù mình nóng tính nhưng từ lâu mình học được một điều, nương theo hoàn cảnh để đạt được mục đích của mình, mình chọn không cãi lại, không tranh luận, hoàn thành mọi thứ trong khả năng của mình, để đổi lấy quyền tự do, tự quyết, tự chủ của mình.

Với kinh nghiệm của mình thì thì việc này sẽ chia làm 2 giai đoạn xử lý

- Giai đoạn 1 là làm người lớn không phật lòng: Cách dễ nhất chính là nghe hết xem các cô dì chú bác nói gì đã. Dù bạn muốn cãi hay muốn nghe lời thì trước tiên cứ nghe hết đã.

- Giai đoạn 2 là ngầm từ chối để không phật lòng: Người lớn thường có cái tôi rất cao hơn nữa nhiều người còn luôn giữ tâm thế bề trên dạy bảo, nên rất ít người bị từ chối mà lại vui vẻ kiểu gì cũng có chút phật lòng, mà kể cả họ không phật lòng thì họ cũng sẽ đánh giá chúng ta cư xử không khéo. Sau khi nghe xong hết các ý kiến của người lớn thì mình sẽ đặt câu hỏi lại các vấn đề mà theo bạn là nó đang sai trong ý kiến của người lớn. Tuy nhiên ở chỗ đặt câu hỏi này thì chúng ta nên khéo léo một chút hay để câu hỏi của mình nó giống như một dạng xin ý kiến để người lớn dần dần phát hiện ra vấn đề trong những ý kiến mà họ đưa ra. Mình hay bắt đầu hỏi lại bằng các câu như " Nhưng mà cháu thấy..... như thế này thì làm như thế nào?.....". Việc ngày biến từ người lớn áp ý kiến thành 2 bên trao đổi ý kiến, thảo luận 1 vấn đề, ngoài ra làm phân tán trọng tâm của câu chuyện ra nhiều chuyện linh tinh, mặt khác còn thỏa mãn "đam mê dạy dỗ chia sẻ cho lớp trẻ" của người lớn. Khi đã được thỏa mãn rồi thì đôi khi họ cũng quên luôn ban đầu định làm gì hoặc là qua các câu hỏi họ cũng tự nhân ra vấn đề. Và đôi khi với mình câu chuyện sẽ kết thúc bằng " Bây lớp trẻ bọn cháu khác cô/chú/bác ngày xưa rồi giờ còn ai làm như thế,....blabla rồi + thêm 1 vài lời khuyên nỗ lực học tập, công việc nữa là câu chuyện kết thúc thôi.

Đây là trường hợp gặp mấy cô di chú bác mà không cho những ý kiến quá đáng thôi nhé. Gặp phải người quá đáng thì nếu nhịn được thì nghe, còn không nhịn được thì tai trái, tai phải trực tiếp đóng cửa ngừng tiếp nhận thông tin là được :)). Mình không chọn cãi lại vì chả giải quyết được vấn đề gì mà nhiều khi trong tình huống cấp bách t toàn cầu cứu bố mẹ thôi. Để người lớn xử lý câu chuyện của người lớn lúc nào cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Mình toàn vâng ạ, cháu biết rồi mà =))) Rồi kệ, mình vẫn làm theo ý mình nhưng sẽ không từ chối lời khuyên của người lớn trước mặt họ. Cái nào thấy hợp lí đúng mình mới nghe theo thôi, thường thì mấy lần mình không nghe lời ng lớn khuyên mà tự làm thì kết quả đều rất như ý mình nên ng lớn cũng chẳng phản đối gì =)))))

Mình nên lắng nghe, tiếp thu chứ đừng bác bỏ nhé vì dù sao cũng lớn tuổi hơn mình và có kinh nghiệm nhiều hơn mình. Nếu bạn thấy chưa hài lòng với ý kiến đó thì cũng k nên tỏ ra thái độ gì đâu.

=)))) mình cứ nghe thôi với gật đầu thuii xong còn sau có thay đổi ko thì điều đó nằm ở mình. Cá nhân mình thì mình thường cứ nghe rùi bảo "Em cảm ơn nhá, để em suy nghĩ thêm về vấn đề này"

Cứ bị từ chối là người lớn kém vui rùi. Theo mình thì cứ im lặng đón nhận, còn làm theo hay không thì tùy mình hehe.