Mọi người cho mình hỏi là mình muốn công bố nghiên cứu khoa học của của mình thì mình nên làm gì và công bố ở đâu?

  1. Khoa học

  2. Xã hội

  3. Triết học

Từ khóa: 

khoa học

,

vật lý

,

einstein

,

nghiên cứu

,

khoa học

,

xã hội

,

triết học

Theo hiểu biết hạn hẹp của mình, các nghiên cứu khoa học sẽ thường được công bố trên các tạp chí/báo khoa học chuyên ngành hoặc các ấn phẩm khoa học độc lập. Tuy nhiên, việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học cần phải trải qua một quá trình phản biện và được công nhận bởi cộng đồng khoa học đã. Các bác công bố một kết quả nghiên cứu khoa học về cơ bản sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Chọn tạp chí mà bạn muốn công bố. Việc chọn tạp chí hay hình thức mà bạn muốn công bố sẽ rất quan trọng bởi bạn cần biết các tiêu chí đánh giá cũng như quy trình để xuất bản một nghiên cứu khoa học của họ như thế nào để có sự chuẩn bị cho mình.

Bước 2: Viết kết quả nghiên cứu của bạn theo hình thức một research paper (ấn phẩm khoa học). Nếu bạn đã nghĩ đến việc công bố nghiên cứu của mình thì mình nghĩ là việc viết research paper không còn là điều xa lạ với bạn. Tuy nhiên, để viết một research paper thì bạn cần lưu tâm đến nền tảng lý thuyết dẫn đến kết quả nghiên cứu của mình, việc xây dựng nền tảng lý thuyết chặt chẽ là hết sức quan trọng để chứng minh kết quả nghiên cứu của bạn là đúng đắn.

Bước 3: Nộp bản thảo của bạn cho tạp chí mà bạn lựa chọn. Cái này thì khá đơn giản rồi, bạn chỉ cần nộp đến đúng địa chỉ của tạp chí thôi. Bằng thư điện tử hay qua đường bưu điện thì tùy quy định nhé.

Bước 4: Peer reviews. Đây là quá trình quan trọng và mất thời gian nhất trong quá trình xuất bản/công bố một kết quả nghiên cứu. Đây là khi các nhà khoa học đồng nghiệp của bạn - những người có cùng chuyên môn và trí thông minh của bạn sẽ cùng xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu. Họ sẽ phản biện bạn, đặt câu hỏi cho các nghiên cứu của bạn và đòi hỏi bạn phải giải quyết chúng nhằm một mục đích cuối cùng là chứng minh phương pháp nghiên cứu của bạn là đúng - nghiên cứu của bạn đã được tiến hành bằng những phương pháp mang tính khoa học, không có gian lận, kết quả nghiên cứu của bạn là một kết quả chính xác - tức là một nghiên cứu tiến hành bao nhiêu lần cũng cho ra kết quả như thế. Và việc nghiên cứu của bạn thành hay bại, có được công bố hay không nó đều phụ thuộc vào quá trình này cả. Và nhớ là, một công trình khoa học sẽ chỉ được thừa nhận khi cộng đồng khoa học thừa nhận nó.

Bước 5: (khi bạn đã sống sót qua peer reviews) Quá trình xuất bản. Sau khi hoàn thành cả bốn bước trên, kết quả nghiên cứu của bạn sẽ được chấp nhận để xuất bản và đi vào các bước hoàn thiện cuối cùng để công bố.

Một kết quả nghiên cứu khoa học có thể mất từ vài tháng đến vài năm (hoặc lâu hơn thế) để được công bố.

Phía trên là quy trình công bố khoa học. Còn một khi research paper của bạn đã hoàn thành trên thực tế (không phải được công bố nhé), tức là vào thời khắc bạn đặt dấu chấm cuối cùng trên research paper của mình, bạn nghiễm nhiên có quyền tác giả đối với research paper ấy. Bạn không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả của mình, nhưng nếu bạn muốn có một bằng chứng để đảm bảo hơn thì bạn vẫn có thể cân nhắc đến việc đăng ký nhé.

Sau khi nghiên cứu của bạn được công bố, và nếu công trình của bạn là về một quy trình có tính mới, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, v.v. thì bạn có thể cân nhắc đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp như bảo hộ sáng chế hay bảo hộ giống cây trồng tùy theo loại công trình của bạn. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam thường kéo dài và rất mất thời gian để chứng minh, do đó, nếu như bạn có ý định thực hiện điều này thì nên chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, nên thuê một công ty tư vấn chuyên về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bởi vì các công ty này họ sẽ nắm được các quy trình và giấy tờ nhiêu khê của Cục sở hữu trí tuệ - điều mà bạn sẽ không thể tìm thấy trong các quy định pháp luật vì luật quy định khá chung chung. Đây là thực tế ta phải chấp nhận và các nhà khoa học thường không mấy chú tâm đến vấn đề này.

Một số ý kiến của mình để bạn xem xét nhé.

Trả lời

Theo hiểu biết hạn hẹp của mình, các nghiên cứu khoa học sẽ thường được công bố trên các tạp chí/báo khoa học chuyên ngành hoặc các ấn phẩm khoa học độc lập. Tuy nhiên, việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học cần phải trải qua một quá trình phản biện và được công nhận bởi cộng đồng khoa học đã. Các bác công bố một kết quả nghiên cứu khoa học về cơ bản sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Chọn tạp chí mà bạn muốn công bố. Việc chọn tạp chí hay hình thức mà bạn muốn công bố sẽ rất quan trọng bởi bạn cần biết các tiêu chí đánh giá cũng như quy trình để xuất bản một nghiên cứu khoa học của họ như thế nào để có sự chuẩn bị cho mình.

Bước 2: Viết kết quả nghiên cứu của bạn theo hình thức một research paper (ấn phẩm khoa học). Nếu bạn đã nghĩ đến việc công bố nghiên cứu của mình thì mình nghĩ là việc viết research paper không còn là điều xa lạ với bạn. Tuy nhiên, để viết một research paper thì bạn cần lưu tâm đến nền tảng lý thuyết dẫn đến kết quả nghiên cứu của mình, việc xây dựng nền tảng lý thuyết chặt chẽ là hết sức quan trọng để chứng minh kết quả nghiên cứu của bạn là đúng đắn.

Bước 3: Nộp bản thảo của bạn cho tạp chí mà bạn lựa chọn. Cái này thì khá đơn giản rồi, bạn chỉ cần nộp đến đúng địa chỉ của tạp chí thôi. Bằng thư điện tử hay qua đường bưu điện thì tùy quy định nhé.

Bước 4: Peer reviews. Đây là quá trình quan trọng và mất thời gian nhất trong quá trình xuất bản/công bố một kết quả nghiên cứu. Đây là khi các nhà khoa học đồng nghiệp của bạn - những người có cùng chuyên môn và trí thông minh của bạn sẽ cùng xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu. Họ sẽ phản biện bạn, đặt câu hỏi cho các nghiên cứu của bạn và đòi hỏi bạn phải giải quyết chúng nhằm một mục đích cuối cùng là chứng minh phương pháp nghiên cứu của bạn là đúng - nghiên cứu của bạn đã được tiến hành bằng những phương pháp mang tính khoa học, không có gian lận, kết quả nghiên cứu của bạn là một kết quả chính xác - tức là một nghiên cứu tiến hành bao nhiêu lần cũng cho ra kết quả như thế. Và việc nghiên cứu của bạn thành hay bại, có được công bố hay không nó đều phụ thuộc vào quá trình này cả. Và nhớ là, một công trình khoa học sẽ chỉ được thừa nhận khi cộng đồng khoa học thừa nhận nó.

Bước 5: (khi bạn đã sống sót qua peer reviews) Quá trình xuất bản. Sau khi hoàn thành cả bốn bước trên, kết quả nghiên cứu của bạn sẽ được chấp nhận để xuất bản và đi vào các bước hoàn thiện cuối cùng để công bố.

Một kết quả nghiên cứu khoa học có thể mất từ vài tháng đến vài năm (hoặc lâu hơn thế) để được công bố.

Phía trên là quy trình công bố khoa học. Còn một khi research paper của bạn đã hoàn thành trên thực tế (không phải được công bố nhé), tức là vào thời khắc bạn đặt dấu chấm cuối cùng trên research paper của mình, bạn nghiễm nhiên có quyền tác giả đối với research paper ấy. Bạn không nhất thiết phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả của mình, nhưng nếu bạn muốn có một bằng chứng để đảm bảo hơn thì bạn vẫn có thể cân nhắc đến việc đăng ký nhé.

Sau khi nghiên cứu của bạn được công bố, và nếu công trình của bạn là về một quy trình có tính mới, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, v.v. thì bạn có thể cân nhắc đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp như bảo hộ sáng chế hay bảo hộ giống cây trồng tùy theo loại công trình của bạn. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam thường kéo dài và rất mất thời gian để chứng minh, do đó, nếu như bạn có ý định thực hiện điều này thì nên chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, nên thuê một công ty tư vấn chuyên về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bởi vì các công ty này họ sẽ nắm được các quy trình và giấy tờ nhiêu khê của Cục sở hữu trí tuệ - điều mà bạn sẽ không thể tìm thấy trong các quy định pháp luật vì luật quy định khá chung chung. Đây là thực tế ta phải chấp nhận và các nhà khoa học thường không mấy chú tâm đến vấn đề này.

Một số ý kiến của mình để bạn xem xét nhé.

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình, thì mình nghĩ các tổ chức cá nhân đều nên căn cứ theo luật pháp để tiến hành việc công bố nghiên cứu khoa học của mình. Tránh trường hợp bị người khác hớt tay trên khi bạn không đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu đối với nghiên cứu khoa học của mình.

Bạn có thể liên hệ một bên văn phòng luật, hoặc liên hệ hẳn cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ở đâu có thể là Bộ khoa học và Công nghệ để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Địa chỉ tại Hà Nội là: 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Một số thông tin có thể hữu ích cho bạn!

Theo luật chuyển giao công nghệ năm 2017 và Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao Công nghệ như sau, các tổ chức, đơn vị cần làm thủ tục công bố sản phẩm công nghệ mới theo quy định như sau.

1. Cần chuẩn bị hồ sơ công bố nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, sản phẩm mới.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

- Văn bản đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới.

- Tại liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với công nghệ mơius, sản phẩm mới hoặc văn bản cam kết trong trường hợp không có tài liệu chứng minh.

- Tài liệu mô tả đặc tính hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;

- Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới;

Nếu được, thì bạn có thể cung cấp them một số tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thuận lợi hơn như: Văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân về hiệu quả của ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, giải thưởng về tài liệu, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường,chất lượng và tài liệu liên quan khác.

Nên có cả hồ sơ bản cứng và bản điện tử.

2. Trình tự thực hiện thủ tục công bố như sau

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới đến Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Thời hạn xem xét: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

Bước 2: Đánh giá, thẩm định

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ Thực hiện việc đánh giá, thẩm định đối với hồ sơ hợp lệ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

Nội dung đánh giá, thẩm định bao gồm:

a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về quyền sở hữu; quyền sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; kết quả kiểm nghiệm, điều kiện lưu hành;

b) So sánh về giá của công nghệ mới, sản phẩm mới so với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu;

c) Đặc tính, hiệu quả về kỹ thuật, chất lượng, so sánh với tính năng tương ứng của công nghệ, sản phẩm nhập khẩu tương đương hoặc đang được sử dụng tại nước khác;

d) Phạm vi, quy mô ứng dụng, chuyển giao; giá trị kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương.

Thời hạn đánh giá, thẩm định: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Phê duyệt và công bố

Người có thẩm quyền sẽ xem xét phê duyệt hồ sơ và công bố công nghệ mới, sản phẩm mới được tạo ra tại Việt Nam có giá, chất lượng tương đương với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.

Trường hợp công nghệ mới, sản phẩm mới không được phê duyệt để công bố thì cơ quan trên sẽ có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.

Thời hạn phê duyệt: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng.

Yếu tố quyết định thành công khi thực hiện thủ tục này chính là các nội dung đánh giá thẩm định công nghệ, sản phẩm từ nghiên cứu khoa học. Nếu vượt qua được thì các sản phẩm trên thực sự có lợi thế trong quá trình ứng dụng và thương mại hóa.

Thêm vào đó, pháp luật còn khuyến khích các cơ quan, tổ chức sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam đã được công bố trong dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước, ưu tiên trong đấu thầu mua sắm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

Bạn cần lưu ý tìm hiểu về quyền sở hữu và quyền tác giả đối với đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Công bố nghiên cứu khoa học thì nên làm đúng theo quy trình luật pháp để đảm bảo quyền lợi của mình. Câu hỏi này mình nghĩ bạn

Lena Et Films
có thể chia sẻ kỹ và đúng hơn tới bạn!

Ăn thua Thành quả nghiên cứu khoa học của bạn có thiết thực, hữu ích, và có khả năng lan rộng phổ biến với chi phí hợp lí. Đồng thời mục đích bạn muốn công bố là giúp đời hay có thu lại lợi ích cho cá nhân. Nếu muốn quyền sở hữu và có thu nhập thì bên dưới đã có hướng dẫn. Nếu chia sẻ cho đi và nhận lại, chỉ cần đăng kí quyền sở hữu trí tuệ rồi phát hành rộng rãi qua zalo, facebook và các ban ngành tại khu vực bạn ở có liên quan chức năng nghiên cứu đó.