Mọi người nghĩ sao về vấn đề ly hôn ngày nay?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Cả nhà ơi , em có một thắc mắc là tại sao các cặp vợ chồng hiện đại bây giờ thì ít có cặp nào ráng nhịn nhục nhau vì để con cái có đủ cha đủ mẹ hay lợi ích,hạnh phúc của bản thân về sau (kiểu sau này đụng chuyện gì thì dựa nhau cụ thể là lúc khó khăn về tài chính hoặc về già) mà hở tí là ly hôn ly thân chứ không suy nghĩ thấu đáo như thời ông bà hay những người xưa vậy ạ (Em thấy điều này được chứng minh qua tỷ lệ ly hôn càng ngày càng tăng của việt nam nói riêng cũng như thế giới nói chung) .


Phải chăng vợ chồng thời bây giờ cả hai bên có cái tôi và tính ích kỷ quá lớn ( vì nhiều cặp vợ chồng ly hôn mà không nghĩ tới con cái cũng như bản thân sẽ thiệt thòi ,khổ sở ra sao nếu không có bạn đời bên cạnh nhất là phụ nữ) so với ngày xưa không ạ . Mong mọi người giải đáp !

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ nguyên nhân của tình trạng ly hôn ngày này có thể đến từ việc người ta kết hôn khi chưa thực sự chín chắn và có sự chuẩn bị cơ bản cho đời sống gia đình (cả vật chất lẫn tinh thần), gắn với các trách nhiệm cụ thể. Bên cạnh đó, dư luận cũng góp phần đáng kể vào việc khuyến khích các bạn trẻ lập gia đình theo bản năng, theo độ tuổi, trong khi gia đình hạnh phúc được xây dựng dựa trên nền tảng về nhận thức, vốn sống.

Lập gia đình khác với việc hẹn hò. Khi yêu đương có thể ngày nào cũng ăn hàng quán, nhưng lập gia đình không phải như vậy. Khi yêu đương, hai người có thể tặng nhau những món quà đắt tiền hay những chuyến du lịch theo cảm hứng, nhưng lập gia đình không phải vậy. Khi yêu đương, người ta có thể dễ dàng chia tay nhau chẳng cần lý do, còn lập gia đình không phải như vậy. Và cuối cùng, trước, trong, sau khi lập gia đình thì các cặp vợ chồng cần phải học. Học cách làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ. Nhưng hình như hiếm ai quan tâm đến việc ấy bởi còn phải lăn xả mưu sinh, lo toan cho đời sống. Đó là lý do xuất hiện những cặp vợ chồng chia tay nhau trong sự cay cú, nghĩ rằng bản thân hi sinh quá nhiều, bị thiệt thòi nên muốn giành giật tài sản để coi như sự bù đắp. Trong khi đó con cái ở giữa sa vào các tệ nạn xã hội.

Mỗi một gia đình tan vỡ là lại có thêm những đứa trẻ bơ vơ, lớn lên thiếu cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Vậy là thay vì nâng cấp chất lượng công dân, việc lập gia đình một cách thiếu trách nhiệm, là để gia tăng số lượng công dân.

Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ nguyên nhân của tình trạng ly hôn ngày này có thể đến từ việc người ta kết hôn khi chưa thực sự chín chắn và có sự chuẩn bị cơ bản cho đời sống gia đình (cả vật chất lẫn tinh thần), gắn với các trách nhiệm cụ thể. Bên cạnh đó, dư luận cũng góp phần đáng kể vào việc khuyến khích các bạn trẻ lập gia đình theo bản năng, theo độ tuổi, trong khi gia đình hạnh phúc được xây dựng dựa trên nền tảng về nhận thức, vốn sống.

Lập gia đình khác với việc hẹn hò. Khi yêu đương có thể ngày nào cũng ăn hàng quán, nhưng lập gia đình không phải như vậy. Khi yêu đương, hai người có thể tặng nhau những món quà đắt tiền hay những chuyến du lịch theo cảm hứng, nhưng lập gia đình không phải vậy. Khi yêu đương, người ta có thể dễ dàng chia tay nhau chẳng cần lý do, còn lập gia đình không phải như vậy. Và cuối cùng, trước, trong, sau khi lập gia đình thì các cặp vợ chồng cần phải học. Học cách làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ. Nhưng hình như hiếm ai quan tâm đến việc ấy bởi còn phải lăn xả mưu sinh, lo toan cho đời sống. Đó là lý do xuất hiện những cặp vợ chồng chia tay nhau trong sự cay cú, nghĩ rằng bản thân hi sinh quá nhiều, bị thiệt thòi nên muốn giành giật tài sản để coi như sự bù đắp. Trong khi đó con cái ở giữa sa vào các tệ nạn xã hội.

Mỗi một gia đình tan vỡ là lại có thêm những đứa trẻ bơ vơ, lớn lên thiếu cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Vậy là thay vì nâng cấp chất lượng công dân, việc lập gia đình một cách thiếu trách nhiệm, là để gia tăng số lượng công dân.

dưới phương diện là một người con sống trong gia đình tan vỡ. mình cảm thấy nếu hai người không thể cùng chung sống, không có tiếng nói chung và đứt đi sợi dây liên kết thì có thể chọn cách rời bỏ nhau. bởi mọi sự cố gắng vì con mà ở lại đều là giả dối, chẳng đứa trẻ nào muốn lớn lên và sống trong một gia đình có bầu không khí ngột ngạt cả. hay nếu mâu thuẫn gia đình đẩy lên đỉnh điểm khi cả ngày chỉ toàn những cuộc cãi vã, đổ vỡ, đánh đập thì xin hãy rời xa nhau. đừng để đứa trẻ ngày nào cũng chứng kiến những cảnh tượng đó, nó kinh khủng lắm, ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý tình cảm của trẻ đấy, không phải ai cũng đủ mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua được đâu ạ :))))))))))))) 

Quan điểm về hôn nhân của mình khác, mình gỡ bỏ mọi rào cản, ý kiến về hôn nhân của gia đình và mng đến với mình. Và sẽ chỉ cưới người mà mình muốn có con với cô ấy, và xây dựng gia đình nhỏ với cô ấy, chứ không phải yêu lâu rồi, yêu lắm rồi mới cưới. Đó chính là mục đích cốt lỗi của hôn nhân, có mục đích rồi thì mọi khó khăn, thử thách 2 vợ chồng sẽ luôn tìm cách giải quyết, và vun trồng cho nhau. Nên sẽ khó mà xảy ra vấn đề ly hôn khi cả hai đã thống nhất với nhau từ trước, vả lại nếu điều đó có xảy ra cũng không quan trọng, quan trọng là mình đã giải thoát cho người ấy và cả mình, con cái cả hai sẽ cùng giúp đỡ để con cảm thấy tốt nhất có thể!

Ông bà ngày xưa cũng muốn ly hôn lắm nhưng dư luận xã hội rất mạnh vì vậy họ không dám. Lễ nghĩa hồi xưa cũng chặt chẽ nên kết cấu gia đình chắc. Giờ chủ nghĩa cá nhân đang lên cao và du nhập văn hóa phương tây vào nữa nên dễ dàng ly hôn hơn. Chưa kể người ta đến với nhau vì tình dục thể xác thì nhiều.

Mình cũng nghĩ rằng do mọi người có cái tôi quá lớn, không chịu nhường nhịn chia sẻ với nhau. Khi mọi người cho rằng nam nữ là bình đẳng thì mọi người sẽ vin vào cớ đó để không nhường nhịn nhau, họ sẵn sàng cãi vã nhau khi có vấn đề xảy ra, và khi vấn đề đạt tới đỉnh điểm không thể giải quyết được nữa thì nó đi đến kết thúc cuộc hôn nhân.

Cái thứ 2 mình thấy tỉ lệ ly hôn hiện nay nhiều do khá nhiều bạn trẻ kết hôn với nhau khi chưa đủ sự chín chắn và đủ lo cho bản thân và gia đình nội ngoại nhưng khi lấy nhau về mới vỡ lẽ ra nhiều thứ, nhưng chịu thay đổi và giải quyết mà họ lại chọn ly hôn.

Ngày xưa thời ông bà, bố mẹ chịu tác động ảnh hưởng bởi xã hội nhiều, quá nhiều định kiến cho thấy việc ly hôn xảy ra là khá ít, nhưng không có nghĩa nó không xảy ra thì tỉ lệ hạnh phúc vẫn giữ nguyên, đầy rẫy trường hợp gia đình không hạnh phúc mà vẫn chung sống với nhau đấy thôi, còn bây giờ, định kiến ngày xưa đang dần lu mờ rồi, con người phát triển thì cũng phải văn minh hơn chứ, nên giờ chuyện ly thân hay ly hôn cũng là bình thường thôi, cũng chỉ là không tìm thấy sự hạnh phúc khi ở bên nhau nữa.

Ly hôn thì cũng có kiểu lành mạnh và kiểu không lành mạnh. Ly hôn lành mạnh là 2 người có văn hóa cao khi không còn cảm thấy sự tương đồng, họ chia sẻ, đưa ra giải pháp rồi ly hôn với nhau đơn giản lắm, rời đi nhẹ nhàng, cũng không để lại gánh nặng gì cả, khi họ có con, họ sẽ dành thời gian phù hợp để nói cho con hiểu lý do không chung sống nữa thôi, rồi nó sẽ hiểu, nó sẽ vẫn giữ liên lạc với người bố và người mẹ của mình. Còn không lành mạnh là khi cả hai đến với hôn nhân trong cảm xúc thăng trầm nhất thời mà không nghĩ đến chuyện sau này, hoặc "bác sĩ bảo cưới", vì vậy họ thiếu kiến thức về xây dựng hôn nhân, con cái, bên cạnh đó thì công việc, trách nhiệm,... ti tỉ trách nhiệm khác thế rồi họ đổ dồn lên cá nhân kia, mỗi người trở nên ích kỉ hơn và không muốn vun đắp cho gia đình nữa, ngoài ra thì cũng có vài yếu tố như có người thứ ba, cặp bồ,... dẫn đến ly hôn, ly hôn rồi giữ cảm giác căm ghét mình từng thương, tranh giành quyền nuôi con, tác động tâm lí tới con,... Tất cả những điều đó gọi là ly hôn không lành mạnh.

Vậy nên tôi thấy vấn đề ly hôn ngày nay là chuyện bình thường, cũng chả có quyền gì để phán xét họ cả. Cách họ giải quyết ra sao sẽ quyết định cuộc ly hôn đó là lành mạnh hoặc không lành mạnh.

Giờ cái tôi ai cũng lớn, chưa cảm thấy trách nhiệm và những gánh nặng mình đã bỏ lại, chưa suy nghĩ thấu đáo trc khi bước vào mqh hôn nhân.

Bạn có dùng từ "nhịn nhục" nên mình đoán là bạn cũng hiểu sự nhịn đó sẽ đi đôi với điều gì.
Mình chưa kết hôn nhưng xung quanh mình có nhiều cặp vợ chồng, có cặp hạnh phúc có cặp không hạnh phúc. Với những cặp không hạnh phúc, họ cũng đã cố gắng vun vén thay đổi để khác đi, để giữ lại mái ấm mà họ đã cùng nhau xây dựng, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con của họ. Mình nghĩ không cặp nào ko nghĩ đến điều đầu tiên là cố gắng sống với nhau vì con cả. Nhưng khi đến giới hạn nào đó, họ phải sống cho chính bản thân họ, nếu con cái vẫn được cả bố mẹ yêu thương, thì việc tách nhau ra còn tạo môi trường tốt hơn cho con cái khi sống chung mà ko hạnh phúc.
Và mình nghĩ là bản thân mình nên sống vì mình đầu tiên, để tránh những sự dằn vặt người khác là "vì chồng/con/ba/mẹ mà tôi đã hy sinh này kia..." nên phải này phải kia. Sự hy sinh/nhịn nhục đấy đôi khi là gánh nặng của người hy sinh và người được hy sinh.