Một hệ thống chính phủ vì dân phục vụ có nên làm việc theo ý dân?

  1. Xã hội

  2. Triết học

Từ khóa: 

chính trị

,

chính phủ

,

quần chúng

,

ý kiến

,

xã hội

,

triết học

Cái này nói ý kiến cá nhân thôi nhé.

Thứ nhất, không thể nào có chuyện "theo ý dân", bởi vì dân là dân nào? Mỗi người có một ý, hàng triệu người gộp lại thì có ít nhất cả triệu ý. Nếu muốn làm theo số đông người dân thì cũng ngu dốt tiếp, bởi vì bỏ đi tiểu tiết thì cũng chẳng làm nên trò trống gì.

Hãy lấy một ví dụ về số đông ý dân không làm được trò gì. Giả sử có 10 người mỗi người có 1 cục vàng. Giờ có một cuộc bầu chọn lấy vàng của người A đem chia đều cho 9 người còn lại, cuộc bầu chọn này chắc chắn sẽ có được số đông đồng ý là 90%, tức là hợp với "ý của cả nhóm". Người ngoài cuộc ai cũng biết như vậy là bất công cho người A, và đó là lý do tại sao không phải mọi trường hợp thiểu số đều phải phục tùng đa số.

Làm theo cả triệu ý một lúc đã là không thể, còn nghe theo số đông thì là ngu dốt, vậy thì có lẽ không bao giờ có thể gọi là làm theo ý dân được.

Thứ hai, không ai biết được cơ chế như thế nào để vận hành một chính quyền hiệu quả. Bởi thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, chưa có chính quyền nào mà không bị chửi, không ít thì nhiều. Điều đó cho thấy, một hệ thống hoàn hảo là không tưởng, chỉ có những người kém hiểu biết mới cho một hệ thống chính quyền nào đó là hoàn hảo.

Tuy nhiên, không có hoàn hảo không có nghĩa là "muốn ra sao thì ra". Người ta thường so sánh hệ thống chính quyền này với chính quyền khác bằng mức độ hiệu quả trong việc vận hành. Theo đó, chính quyền nào thích ứng nhanh với thời cuộc và mang lại nhiều giá trị cho công dân nhất thì đó là chính quyền tốt.

Như vậy, phần lớn người ta đánh giá độ hiệu quả của chính quyền không dựa theo mức độ "làm việc theo ý dân" mà theo mức độ "mang lại giá trị cao nhất cho dân" hay còn gọi là mức độ "phục vụ dân". Phục vụ không hoàn toàn có nghĩa là "nghe lời", nó có thể có một chút "nghe lời" nhưng phần lớn nằm ở chỗ giá trị đời sống có tốt và cân bằng cho người dân hay không.

Hệ thống tốt nhất hiện tại chính là "tam quyền phân lập", theo đó lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau, không có một bên thứ tư đứng trên và đứng ngoài luật pháp (như Đảng), cũng không có chuyện một bên có quyền cao hơn 2 bên còn lại.

Tại sao nó tốt nhất hiện nay?

Tại vì 3 bên sẽ giằng co nhau và đảm bảo chính quyền một là không bị nghe lời số đông và bỏ qua tiểu tiết, hai là không trục lợi dựa trên xương máu của người dân.

Tất nhiên, tốt nhất hiện nay không có nghĩa là mãi mãi tốt. Sẽ có một ngày một hệ thống mới xuất hiện tốt hơn, còn hệ thống đó là hệ thống như thế nào thì còn quá sớm để nói.

Tóm lại, hệ thống duy nhất thường nói "làm việc theo ý dân" là hệ thống cộng sản (theo ý tưởng của Marx, không phải xã hội VN hiện nay) nhưng đó không phải là hệ thống mà người dân có nhiều lợi ích, vì thế nó đã bị tuyệt diệt và hệ thống tam quyền phân lập mới lên ngôi vị tốt nhất.

Trả lời

Cái này nói ý kiến cá nhân thôi nhé.

Thứ nhất, không thể nào có chuyện "theo ý dân", bởi vì dân là dân nào? Mỗi người có một ý, hàng triệu người gộp lại thì có ít nhất cả triệu ý. Nếu muốn làm theo số đông người dân thì cũng ngu dốt tiếp, bởi vì bỏ đi tiểu tiết thì cũng chẳng làm nên trò trống gì.

Hãy lấy một ví dụ về số đông ý dân không làm được trò gì. Giả sử có 10 người mỗi người có 1 cục vàng. Giờ có một cuộc bầu chọn lấy vàng của người A đem chia đều cho 9 người còn lại, cuộc bầu chọn này chắc chắn sẽ có được số đông đồng ý là 90%, tức là hợp với "ý của cả nhóm". Người ngoài cuộc ai cũng biết như vậy là bất công cho người A, và đó là lý do tại sao không phải mọi trường hợp thiểu số đều phải phục tùng đa số.

Làm theo cả triệu ý một lúc đã là không thể, còn nghe theo số đông thì là ngu dốt, vậy thì có lẽ không bao giờ có thể gọi là làm theo ý dân được.

Thứ hai, không ai biết được cơ chế như thế nào để vận hành một chính quyền hiệu quả. Bởi thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, chưa có chính quyền nào mà không bị chửi, không ít thì nhiều. Điều đó cho thấy, một hệ thống hoàn hảo là không tưởng, chỉ có những người kém hiểu biết mới cho một hệ thống chính quyền nào đó là hoàn hảo.

Tuy nhiên, không có hoàn hảo không có nghĩa là "muốn ra sao thì ra". Người ta thường so sánh hệ thống chính quyền này với chính quyền khác bằng mức độ hiệu quả trong việc vận hành. Theo đó, chính quyền nào thích ứng nhanh với thời cuộc và mang lại nhiều giá trị cho công dân nhất thì đó là chính quyền tốt.

Như vậy, phần lớn người ta đánh giá độ hiệu quả của chính quyền không dựa theo mức độ "làm việc theo ý dân" mà theo mức độ "mang lại giá trị cao nhất cho dân" hay còn gọi là mức độ "phục vụ dân". Phục vụ không hoàn toàn có nghĩa là "nghe lời", nó có thể có một chút "nghe lời" nhưng phần lớn nằm ở chỗ giá trị đời sống có tốt và cân bằng cho người dân hay không.

Hệ thống tốt nhất hiện tại chính là "tam quyền phân lập", theo đó lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau, không có một bên thứ tư đứng trên và đứng ngoài luật pháp (như Đảng), cũng không có chuyện một bên có quyền cao hơn 2 bên còn lại.

Tại sao nó tốt nhất hiện nay?

Tại vì 3 bên sẽ giằng co nhau và đảm bảo chính quyền một là không bị nghe lời số đông và bỏ qua tiểu tiết, hai là không trục lợi dựa trên xương máu của người dân.

Tất nhiên, tốt nhất hiện nay không có nghĩa là mãi mãi tốt. Sẽ có một ngày một hệ thống mới xuất hiện tốt hơn, còn hệ thống đó là hệ thống như thế nào thì còn quá sớm để nói.

Tóm lại, hệ thống duy nhất thường nói "làm việc theo ý dân" là hệ thống cộng sản (theo ý tưởng của Marx, không phải xã hội VN hiện nay) nhưng đó không phải là hệ thống mà người dân có nhiều lợi ích, vì thế nó đã bị tuyệt diệt và hệ thống tam quyền phân lập mới lên ngôi vị tốt nhất.

làm theo ý dân để loạn à :))) nhìn trong cùng một nhà đã có nhiều quan điểm mong muốn khác nhau rồi chứ chưa nói gì tới một quận, huyện hay một đất nước.