Tôn giáo có thật sự cần thiết trong một xã hội hiện đại?

  1. Xã hội

  2. Triết học

  3. Tôn giáo

Từ khóa: 

tôn giáo

,

xã hội

,

xã hội

,

triết học

,

tôn giáo

Tôn giáo là một phần của xã hội dù bạn có muốn ở đây hay không.

Nhưng theo các thống kê toàn cầu, khi một xã hội càng ngày càng phát triển, con người càng ngày được ăn học, thì thường niềm tin vào thần thánh sẽ đi xuống. Trừ vài nơi như Mỹ.

Tôn giáo sẽ luôn là một phần của thế giới và văn minh nhân loại vì nó gắn liền với văn hoá, và cũng là một điểm tựa chấn an cho nhiều người, đặc biệt khi nói về cái chết.

Theo chủ nghĩa vô thần, khi chết, cơ thể ta sẽ mất đi nhận thức và giác quan, không hồn ma tâm linh, không gì cả, chỉ như thế, lơ lửng trong một hố đen không tồn tại, không dừng lại, mãi mãi, vô tận. Tất cả kết thúc, chả có gì xảy ra, chấm dứt.

Và suy nghĩ đó làm nhiều người hoảng sợ, lo lắng, và muốn bỏ cuộc. Vì đó là một thứ đáng sợ, không còn nhận thức, không dừng lại và một thứ ta không thể nào kiểm soát và không có gì ta làm khi sống sẽ có thể đổi hướng và tránh khỏi đến kết cuộc đó. Một suy nghĩ mà nhiều người không muốn nhìn tới.

Nhưng một điểm mình bất đồng đó chính là việc tôn giáo cần thiết để mang lại hạnh phúc và đạo đức. Có thể đúng vào thời xưa, nhưng tư tưởng đó không phù hợp, đặc biệt là với xã hội tiên tiến.

Mình sinh ra và lớn lên trong một nhà theo đạo Phật, nhưng cha mẹ mình chưa bao giờ dạy về tín ngưỡng cho mình và chuyện tôn giáo cho mình khi lớn tự quyết. Nhưng mình không nhờ đó mà cuộc sống bất hạnh, không vì đó mà không có đạo đức.

Những thứ đó mình có từ trường học, từ thầy cô, không cần tôn giáo, không cần tin vào một thứ theo mình cho là viễn tưởng kêu bảo.

Đúng là nhiều hoạt động xung quanh tôn giáo thật sự có cái đẹp trong đó, như là tập tụ quanh quần cộng đồng, sống theo quy tắc, sống có hy vọng và niềm tin vào công lý sẽ được thực thi bởi thần thánh.

Nhưng mình không tin được, vì khái niệm thần thánh đi lại với tất cả những hiểu biết khoa học của mình. Không có bằng chứng cho sự tồn tại của thần thánh hay hồn ma. Những video lãng xẹt trên mạng không phải 'bằng chứng' nên dùng. Không phải cái gì chưa lý giải được là cho chữ thần vô là được.

Trả lời

Tôn giáo là một phần của xã hội dù bạn có muốn ở đây hay không.

Nhưng theo các thống kê toàn cầu, khi một xã hội càng ngày càng phát triển, con người càng ngày được ăn học, thì thường niềm tin vào thần thánh sẽ đi xuống. Trừ vài nơi như Mỹ.

Tôn giáo sẽ luôn là một phần của thế giới và văn minh nhân loại vì nó gắn liền với văn hoá, và cũng là một điểm tựa chấn an cho nhiều người, đặc biệt khi nói về cái chết.

Theo chủ nghĩa vô thần, khi chết, cơ thể ta sẽ mất đi nhận thức và giác quan, không hồn ma tâm linh, không gì cả, chỉ như thế, lơ lửng trong một hố đen không tồn tại, không dừng lại, mãi mãi, vô tận. Tất cả kết thúc, chả có gì xảy ra, chấm dứt.

Và suy nghĩ đó làm nhiều người hoảng sợ, lo lắng, và muốn bỏ cuộc. Vì đó là một thứ đáng sợ, không còn nhận thức, không dừng lại và một thứ ta không thể nào kiểm soát và không có gì ta làm khi sống sẽ có thể đổi hướng và tránh khỏi đến kết cuộc đó. Một suy nghĩ mà nhiều người không muốn nhìn tới.

Nhưng một điểm mình bất đồng đó chính là việc tôn giáo cần thiết để mang lại hạnh phúc và đạo đức. Có thể đúng vào thời xưa, nhưng tư tưởng đó không phù hợp, đặc biệt là với xã hội tiên tiến.

Mình sinh ra và lớn lên trong một nhà theo đạo Phật, nhưng cha mẹ mình chưa bao giờ dạy về tín ngưỡng cho mình và chuyện tôn giáo cho mình khi lớn tự quyết. Nhưng mình không nhờ đó mà cuộc sống bất hạnh, không vì đó mà không có đạo đức.

Những thứ đó mình có từ trường học, từ thầy cô, không cần tôn giáo, không cần tin vào một thứ theo mình cho là viễn tưởng kêu bảo.

Đúng là nhiều hoạt động xung quanh tôn giáo thật sự có cái đẹp trong đó, như là tập tụ quanh quần cộng đồng, sống theo quy tắc, sống có hy vọng và niềm tin vào công lý sẽ được thực thi bởi thần thánh.

Nhưng mình không tin được, vì khái niệm thần thánh đi lại với tất cả những hiểu biết khoa học của mình. Không có bằng chứng cho sự tồn tại của thần thánh hay hồn ma. Những video lãng xẹt trên mạng không phải 'bằng chứng' nên dùng. Không phải cái gì chưa lý giải được là cho chữ thần vô là được.

Tùy theo nhận thức của mỗi người bạn ạ. Vì cái cần của chúng ta không giống nhau. Như mình thì rất cần vì tôn giáo cho mình sự cân bằng, giúp mình hiểu những giá trị thực sự trong cuộc sống này. 
Tôn giáo là sự tự do.