Nên phản ứng thế nào khi đi phỏng vấn và bị bắt chờ 1 tiếng rưỡi?

  1. Hướng nghiệp

Mình mới được bạn kể về buổi phỏng vấn siêu kỳ cục của nó. Nó được hẹn đến phỏng vấn hôm T3 vừa rồi, nó đến trước giờ phỏng vấn khoảng 10 phút, chờ hơn 1 tiếng và lúc hỏi thì họ bảo với nó rằng:

“Đây là phương pháp Filtering của công ty vì muốn thử thách sự nhẫn nại của ứng viên, những ai rời đi trước sẽ không được chọn”

Ôi mình thấy buồn cười thực sự, mọi người nghĩ sao về vấn đề này? Hay chỉ mình và bạn mình thấy kì cục nhỉ 🤔

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

hướng nghiệp

😂 Hơi kỳ cục thật!

😂 Chúng ta cũng nên tự Filter các công ty nếu để mình chờ mà không báo trước hoặc gửi lời xin lỗi chân thành sau sự việc đó. 

😂 Chứ không về sau, trả lương trễ cũng là phương pháp Filtering của công ty vì muốn thử thách sự nhẫn nại của nhân viên 

Trả lời

😂 Hơi kỳ cục thật!

😂 Chúng ta cũng nên tự Filter các công ty nếu để mình chờ mà không báo trước hoặc gửi lời xin lỗi chân thành sau sự việc đó. 

😂 Chứ không về sau, trả lương trễ cũng là phương pháp Filtering của công ty vì muốn thử thách sự nhẫn nại của nhân viên 

Thật ra thì chả có thử thách nào cả. Họ nói vậy để ứng viên không đánh giá cty thiếu chuyên nghiệp. 

Rõ là trò hề =)))) Bản thân mình luôn tôn trọng giờ giấc của người khác, nhỡ khiến người ta chờ một chút thôi cũng thấy có lỗi thôi rồi. Vậy mà một công ty nào đó lại lấy Filtering ra để ngụy biện cho sự làm việc thiếu chuyên nghiệp của mình. Tốt nhất bạn nên tránh xa cái tổ chức này đi. Mới phỏng vấn thôi mà đã không tôn trọng người ta thì sau này bạn làm gì cũng không được tôn trọng =)))) Né ngay, né ngay nhé. Mình mà là bạn chắc công ty đó tới số với mình luôn vì tội coi thường thời gian của người khác.

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/150316498591127-1671118512.jpg

Nếu 1 công ty không tôn trọng 60 p của ứng viên, điều gì khiến ứng viên nghĩ rằng công ty sẽ coi trọng thời gian còn lại?

Sự nhẫn nại không được đo đếm bằng đợi chờ, mà là kiên trì liên tục cố gắng làm đi làm lại 1 việc cho đến khi thành công. Vì vậy cách để đo đếm sự nhẫn nại là hỏi đi hỏi lại 1 ứng viên xem người ta có khó chịu và nhẫn nại trả lời không.

Tất nhiên đây chỉ là quan điểm của mình...

Nhiều câu chuyện phỏng vấn hề hước nhỉ 🤣 Mình cũng không phải ngoại lệ.

Mình từng đi phỏng vấn vị trí Quản lý lớp ở một trung tâm tiếng Anh. Khi mình đến, mình tự lên phòng chờ sau khi hỏi bạn lễ tân. Bước vào phòng, rất nhiều bạn cũng đang ngồi chờ ở đó mà không có bất kỳ nhân sự nào. Mình đã thấy chẳng lành rồi, nào ngờ đúng thật. Ngồi chờ gần 1 tiếng, mình có hỏi chuyện một chị thì chị bảo chị đến sớm gần như là người đầu tiên mà còn chưa được phỏng vấn 😅 Ôi đến lúc phỏng vấn mới bất ngờ, phỏng vấn một lúc 4 bạn mà phỏng vấn qua zoom mới sợ... Tổng kết cả buổi chỉ hỏi đúng em tên gì, học trường nào rồi khoe trung tâm chị có những người từ vị trí thực tập, quản lý lớp đi lên thành giám đốc chi nhánh @@ Buổi phỏng vấn kết thúc, mình cũng không nhận về bất cứ hồi âm nào từ phía trung tâm, mà không biết nhân sự làm việc như nào, gọi mình tận 2 lần để hỏi "em đi phỏng vấn chưa?".

Nếu mình là bạn, một người từng rơi vào "kiếp đợi chờ" khi đi phỏng vấn, mình sẽ đợi để phỏng vấn nốt và chốt 1 câu thật ngầu "Em muốn được làm ở một nơi mà bản thân cảm thấy được tôn trọng và suốt 1 tiếng vừa rồi, em có kiếm ở công ty mình nhưng có vẻ chưa thấy”. 
Nhưng nếu vị trí đấy "ngon" quá thì liệu chúng ta có nhún nhường không nhỉ? 

Vậy người được chọn sẽ có những phúc lợi và vị trí tương đương như thế nào bạn nhỉ?

ở đây sẽ có hai trường hợp

1 là công ty bên phía tuyển nhân sự muốn kiểm tra độ kiên nhẫn của chúng ta (mình nghĩ hiện hay phương pháp thử này cũ rích thiếu chuyên nghiệp)

2 là trường hợp công tác hậu cần của cty này kém bản thân là 1 người tôn trọng giấc mà họ lại không tôn trọng mình mình nghĩ là nếu có đỗ phỏng vấn thì mình cx từ chối cv của cty này.