Làm thế nào để đưa 1 người bạn vượt qua trầm cảm?

  1. Tâm lý học

Mình có 1 người bạn, cô bạn này dạo gần đây có nhiều chuyện cùng lúc xảy ra với cô ấy, những chuyện ấy khiến cô ấy có rất nhiều suy nghĩ và chưa có hướng giải quyết rõ ràng. Cô ấy đang dần khép mình lại và có vẻ như đang có dấu hiệu trầm cảm, có cách để an ủi 1 chút hay có thể giúp gì cho cô gái ấy vượt qua đc k v ạ?

Mình cảm ơn ạ.

Từ khóa: 

trầm cảm

,

tâm lý học

Mình và bạn gái quen nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng bằng một cách nào đấy mình đã phát hiện ra cô ấy có điểm gì đó khác với mọi người, cô ấy cực kì nhạy cảm. Ví như đi mua đồ gì đó mà thái độ của nhân viên thu ngân không tốt cũng có thể khiến cô ấy cảm thấy buồn bã cả ngày.
Sau này mới biết rằng, lúc đó cô ấy vô cùng áp lực, chán ghét tình trạng bệnh tật của mình, hi vọng rằng mình sẽ khỏe lại nhanh nhất có thể, nhưng càng gấp gáp, lo lắng thì bệnh tình càng nặng hơn, nên càng căm ghét chính bản thân mình. Ngày nào cũng mong trời mau tối, không muốn đối diện với ban ngày, với ánh mặt trời. Không muốn gặp mặt bạn bè, chỉ muốn mãi ngủ say không tỉnh lại.
Mình nghĩ đủ mọi cách khiến cô ấy có thể tươi tắn vui vẻ hơn, cũng đã đi gặp bác sĩ tâm lí. Không có việc gì làm thì đọc thêm nhiều sách tâm lí học, triết học, khoa học tự nhiên,... chỉ để trả lời được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi mà cô ấy đặt ra “Tay bị vật sắc nhọn đâm vào bị thương thì có chết không, bị chó hoang cắn mà không tiêm phòng dại thì có chết không, uống thuốc chống trầm cảm thì có hại cho cơ thể không,…”. Bản thân mình có thể làm chỗ dựa về mọi phương diện cho cô ấy, giải thích một cách khoa học rồi an ủi cô ấy nữa. Cũng là để có thể có đầy đủ khả năng để xóa bỏ hết tất cả những suy nghĩ tiêu cực trong lòng cô ấy.
Vì vậy, đối xử với những thiên thần mà tâm hồn bị tổn thương này, nhất quyết là phải kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn, đừng để cô ấy nghĩ rằng mình đang gây phiền phức cho người khác, điều này sẽ khiến cho cô ấy đau khổ hơn rất nhiều, làm cô ấy càng căm giận bản thân mình hơn nữa.
Cô ấy nhận ra rằng nhiều lúc cách tôi nói chuyện rất giống với bác sĩ tâm lí nên dần dần đã tin tưởng. Đưa có ấy tham gia những hoạt động bên ngoài để thoải mái, bớt đi sự lo lắng, buồn rầu, để cô ấy dần dần có thêm nhiều bạn bè hơn, tạo cho cô ấy sự hứng thú, hình thành sở thích…
Chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm mình rút ra được:
1. Đối xử với người bị trầm cảm, nếu bạn là người ở cạnh cô ấy, làm ơn hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.
2. Đừng có nói mấy câu kiểu “Mày mau khỏe lên đi, mọi người đều rất thương mày, lo lắng cho mày”, điều này chỉ khiến cho bệnh tình của cô ấy trầm trọng hơn.
3. Đừng vội phủ định suy nghĩ của cô ấy, mà hãy cố gắng hết sức xoay chuyển cách nghĩ, cách nhìn nhận của cô ấy đối với sự việc đó.
4. Đừng làm điều gì không xứng với niềm tin và sự phụ thuộc của cô ấy với bạn, điều này chả khác nào giết chết cô ấy. Cá nhân tôi cho rằng người thân trong gia đình chính là chỗ dựa tốt nhất để cô ấy có thể tin tưởng và phụ thuộc vào.
5. Chú ý đến cảm xúc không tốt của mình, vì ở bên nhau lâu có thể bị cô ấy ảnh hưởng, bản thân mình lại trở nên chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Có thể đọc sách, vận động thể dục thể thao…
6. Đừng để cho cô ấy ở một mình lâu, hãy cố gắng ở cạnh bầu bạn với cô ấy.
Chúc bạn gái trầm cảm sớm khỏi bệnh. Chúc bạn đủ vững trải để giúp cô ấy vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng này.
Trả lời
Mình và bạn gái quen nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng bằng một cách nào đấy mình đã phát hiện ra cô ấy có điểm gì đó khác với mọi người, cô ấy cực kì nhạy cảm. Ví như đi mua đồ gì đó mà thái độ của nhân viên thu ngân không tốt cũng có thể khiến cô ấy cảm thấy buồn bã cả ngày.
Sau này mới biết rằng, lúc đó cô ấy vô cùng áp lực, chán ghét tình trạng bệnh tật của mình, hi vọng rằng mình sẽ khỏe lại nhanh nhất có thể, nhưng càng gấp gáp, lo lắng thì bệnh tình càng nặng hơn, nên càng căm ghét chính bản thân mình. Ngày nào cũng mong trời mau tối, không muốn đối diện với ban ngày, với ánh mặt trời. Không muốn gặp mặt bạn bè, chỉ muốn mãi ngủ say không tỉnh lại.
Mình nghĩ đủ mọi cách khiến cô ấy có thể tươi tắn vui vẻ hơn, cũng đã đi gặp bác sĩ tâm lí. Không có việc gì làm thì đọc thêm nhiều sách tâm lí học, triết học, khoa học tự nhiên,... chỉ để trả lời được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi mà cô ấy đặt ra “Tay bị vật sắc nhọn đâm vào bị thương thì có chết không, bị chó hoang cắn mà không tiêm phòng dại thì có chết không, uống thuốc chống trầm cảm thì có hại cho cơ thể không,…”. Bản thân mình có thể làm chỗ dựa về mọi phương diện cho cô ấy, giải thích một cách khoa học rồi an ủi cô ấy nữa. Cũng là để có thể có đầy đủ khả năng để xóa bỏ hết tất cả những suy nghĩ tiêu cực trong lòng cô ấy.
Vì vậy, đối xử với những thiên thần mà tâm hồn bị tổn thương này, nhất quyết là phải kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn, đừng để cô ấy nghĩ rằng mình đang gây phiền phức cho người khác, điều này sẽ khiến cho cô ấy đau khổ hơn rất nhiều, làm cô ấy càng căm giận bản thân mình hơn nữa.
Cô ấy nhận ra rằng nhiều lúc cách tôi nói chuyện rất giống với bác sĩ tâm lí nên dần dần đã tin tưởng. Đưa có ấy tham gia những hoạt động bên ngoài để thoải mái, bớt đi sự lo lắng, buồn rầu, để cô ấy dần dần có thêm nhiều bạn bè hơn, tạo cho cô ấy sự hứng thú, hình thành sở thích…
Chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm mình rút ra được:
1. Đối xử với người bị trầm cảm, nếu bạn là người ở cạnh cô ấy, làm ơn hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.
2. Đừng có nói mấy câu kiểu “Mày mau khỏe lên đi, mọi người đều rất thương mày, lo lắng cho mày”, điều này chỉ khiến cho bệnh tình của cô ấy trầm trọng hơn.
3. Đừng vội phủ định suy nghĩ của cô ấy, mà hãy cố gắng hết sức xoay chuyển cách nghĩ, cách nhìn nhận của cô ấy đối với sự việc đó.
4. Đừng làm điều gì không xứng với niềm tin và sự phụ thuộc của cô ấy với bạn, điều này chả khác nào giết chết cô ấy. Cá nhân tôi cho rằng người thân trong gia đình chính là chỗ dựa tốt nhất để cô ấy có thể tin tưởng và phụ thuộc vào.
5. Chú ý đến cảm xúc không tốt của mình, vì ở bên nhau lâu có thể bị cô ấy ảnh hưởng, bản thân mình lại trở nên chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Có thể đọc sách, vận động thể dục thể thao…
6. Đừng để cho cô ấy ở một mình lâu, hãy cố gắng ở cạnh bầu bạn với cô ấy.
Chúc bạn gái trầm cảm sớm khỏi bệnh. Chúc bạn đủ vững trải để giúp cô ấy vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng này.

Bạn chỉ cần lắng nghe cô ấy, thật nhiều vào. Không cần đưa ra lời khuyên gì đâu.

Nếu cô ấy không chia sẻ gì với bạn, thì hãy cho cô ấy biết, bạn luôn sẵn sàng lắng nghe bất cứ khi nào, bất cứ chuyện gì.

Bạn ấy thật may mắn khi có một người bạn thật tốt như bạn. 

Mình đã từng viết 2 bài về chủ đề này bạn đọc tham khảo nhé, hy vọng bài của mình giúp ích cho vấn đề của bạn.

Điều mình muốn nhắn gửi là bạn hãy thật KIÊN NHẪN cho quá trình giúp bạn ấy vượt qua trầm vì đây không phải một quá trình dễ dàng. 

Mình thật sự cảm ơn những lời khuyên hữu ích từ mọi người rất nhiều ạ

Là một người bạn,mình cũng hi vọng cô ấy sẽ ổn định lại sau những khủng hoảng ấy,cũng hi vọng sẽ giúp đc ít nhiều cho tâm trạng cô gái ấy bây giờ🎐🎐🎐🎐🎐

Để vượt qua giai đoạn này, mình tin người bạn ấy cần một người đồng hành tốt, chính là bạn.

Bạn hãy dành thời gian lắng nghe những câu chuyện bạn ấy, hướng bạn ấy tới những cái tích cực hơn. Tiếp đến, hãy kéo bạn ấy hướng tới những hoạt động thể chất, tập thể dục bởi khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh ra hóc-môn hạnh phúc, giúp chúng ta bớt căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể cùng bạn ấy lập ra to do list nhằm giúp bạn ấy có cảm giác control được mọi thứ xung quanh mình, bên cạnh những to do list về công việc, học tập thì hãy làm thêm về các hoạt động giải trí, vui chơi như đi ăn, đi xem phim, đi du lịch... 

Nếu bạn ấy có những dấu hiệu nặng hơn thì mình nghĩ cần đến gặp bác sĩ tâm lý. Bạn mình từng bỏ một năm học chỉ vì chữa trầm cảm, điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của căn bệnh này như thế nào. Can thiệp càng sớm, càng dễ dàng khắc phục.

Cuối cùng, hãy dành thời gian cho chính bản thân bạn nữa chứ đừng 24/7 đi an ủi người khác, bạn cũng healing cho chính mình. Khi có tâm thế kiên định, vững chắc, tích cực, bạn mới có thể làm tốt được sứ mệnh ấy. Nếu không, rất có khả năng bạn cũng sẽ bị kéo vào vòng xoáy tiêu cực kia.

Các bạn khác đã nói về phần cách đối xử với người trầm cảm, nên ở đây, tớ sẽ nói về việc cách đối xử với bản thân khi giúp người trầm cảm.

Khi cậu giúp một người trầm cảm, hãy nhớ rằng: người trầm cảm rất là... trầm cảm (🤣🤣🤣). Họ có thể cáu giận một cách vô cớ, tổn thương từ những việc nhỏ nhất, hoặc là sẽ sợ hãi và tránh né cậu.

Nên cậu hãy xác định rõ 2 điều:

🍁 1 là, cậu không có trách nhiệm phải giúp người đó, nếu cậu cảm thấy mình không muốn, thì đừng ép bản thân. Cậu không có bất kì nghĩa vụ hay trách nhiệm nào trong việc cậu phải là một người đủ tốt đủ giỏi, đủ khả năng đồng hành với họ. Không có trách nhiệm, không có nghĩa là không nên làm, mà có nghĩa là, cậu hãy làm chỉ khi cậu cảm thấy cậu cần phải làm.

Đừng làm chỉ vì cậu nghĩ rằng cậu lần phải trở thành "người tốt". Chính bản thân cậu cũng cần được quan tâm, chính bản thân cậu cũng cần được chăm sóc, nên đôi khi ưu tiên bản thân không có gì là xấu cả.

Có rất nhiều bạn đủ khả năng đồng hành với những bạn trầm cảm, đó là do trong thâm tâm họ thực sự muốn giúp người đó. Việc cậu không muốn, hoặc muốn ở 1 mức độ nhẹ, hoàn toàn hợp lệ.

🍁 2 là, người trầm cảm mang đến một năng lượng rất tệ, có những lúc, họ sẽ phản ứng rất khó chịu đối với sự giúp đỡ của cậu. Cậu có thể cảm thấy bị xúc phạm, bị không tôn trọng, bị gán mác là người xấu. Nên hãy nhớ rằng, phản ứng của họ không thể hiện con người của cậu.

Họ cáu cậu, họ trách cậu, buồn vì cậu, không phải là do cậu không đủ tốt, mà vì họ buồn từ trước khi gặp cậu rồi. Cậu không làm cho họ phản ứng như vậy, giống như: thứ đồ bị hỏng sẵn rồi, chỉ đợi cậu tìm ra.

👾👾👾 Giúp 1 người trầm cảm nó cũng giống chơi 1 trò chơi, độ khó tùy vào mức độ cậu muốn giúp. Trò chơi này sẽ dạy cậu tính kiên nhẫn, dạy cậu cách chăm sóc bản thân, cách khám phá thế giới nội tâm. Đơn giản bởi vì người trầm cảm không biết tất cả những thứ đó.

Hãy quan tâm, lắng nghe, giúp đỡ người đó nhiều nhất có thể nhé.

Bạn của mình cũng đã và đang bị trầm cảm. Chúng mình không phải bác sĩ tâm lý, khó có thể giúp bạn vượt qua hoàn toàn, chúng mình nên là người đồng hành cùng bạn ý thôi. Bạn có thể tham khảo một vài cách mình đã áp dụng nhé:

  • Luôn lắng nghe và đừng đưa lời khuyên hay giải pháp, bạn chỉ cần là một người có thể lắng nghe bạn ấy giải tỏa thôi. Đôi khi người trầm cảm mất bình tĩnh thì bạn nên là người bình tĩnh chứ đừng đụng chạm vào cảm xúc của bạn ấy nhé. Thay vì là một người đưa ra lời khuyên, hãy lắng nghe và tặng một cái ôm cho bạn ấy. Mình nghĩ cách này hiệu quả hơn hết luôn.
  • Luôn ở bên cạnh bạn ấy. Khi tâm trạng bạn ấy rơi vào đỉnh điểm cũng là lúc bạn ấy muốn làm liều nhất, vì vậy hãy luôn đồng hành cùng bạn ấy trong những ngày này. Khi bạn ấy có dấu hiệu bình tĩnh hơn thì nên để bạn ấy có không gian riêng sau nè.
  • Cùng bạn ấy tiếp xúc với một môi trường tích cực. Bạn mình từng nhiều lần muốn làm liều bởi nó phải ở trong một môi trường hết sức toxic, đôi khi thay đổi môi trường cũng là phương pháp vô cùng hiệu quả đấy.

Mình không phải chuyên gia nhưng đây là những điều mình đã áp dụng với bạn mình. Mình luôn tin và đã thấy sự đồng hành còn hiệu quả hơn mối quan hệ hỏi bệnh - chữa bệnh rất nhiều lần. Chúc người bạn của bạn sớm vượt qua nó nha.