Phải chăng làn sóng sa thải đang diễn ra mạnh mẽ hơn tại Việt Nam?

  1. Xã hội

  2. Hướng nghiệp

Cuối tháng 11, chúng ta bắt gặp làn sóng sa thải nhân viên của các hãng công nghệ lớn ở Mỹ: Twitter cắt giảm khoảng 3.700 nhân viên, Meta cắt giảm 11.000 nhân viên, Amazon: cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên, Microsoft cắt giảm gần 1.000 nhân viên...

Đến tháng này, mình thấy làn sóng này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ tại VN. Mình có một người bạn làm một công ty khá lớn ở Việt Nam, chuyên nhận các dự án outsourcing cho các công ty công nghệ, hôm rồi bạn nhắn tin hỏi mình là sắp tới có cơ hội nào thì gọi bạn thêm, bạn đang tìm cơ hội mới. Mình thấy khá ngạc nhiên vì công ty bạn đang làm phúc lợi khá tốt, hỏi kỹ hơn thì mới biết do khách hàng nước ngoài và trong nước dừng dự án do khó khăn, nên các team dự án cũng phải giải thể theo - một loạt anh em dev/vận hành nhận được thông tin gói ghém đồ đạc rời công ty vào cuối tháng... Trước đó thì có bạn bè của mình ở Shopee hay Tiki cũng đã kể câu chuyện tương tự. Không chỉ các công ty trên, đây đang trở thành một làn sóng cắt giảm, còn những big names khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ các công ty công nghệ như Shopee, Tiki, Gojek, VNG thậm chỉ cả big tech như Apple, Google,… tới các công ty sản xuất - nếu chịu khó cập nhật tin tức các bạn sẽ thấy tin tức về công nhân mất việc mùa cuối năm, bảo hiểm xã hội rút 1 lần tăng cao,…

Phải chăng làn sóng ấy đã "lây lan" từ Mỹ sang Việt Nam? Tại sao nó lại diễn ra và nên làm gì trong thời điểm này ạ? Mình cũng bắt đầu lo cho công việc hiện tại của mình

Từ khóa: 

sa thải nhân sự

,

khủng hoảng kinh tế

,

tin nóng

,

xã hội

,

hướng nghiệp

Mình cũng mới hóng được từ mấy thằng bạn hồi cấp 3 bên Zalopay, nó kêu "sếp bảo thứ hai và thứ ba phải đi làm đầy đủ là hiểu rồi. Tin cắt giảm đã bắt đầu lan truyền trước đó 1-2 tuần, hầu hết team trong VNG đều phải review lại headcount và nộp danh sách layoff 30% nhân sự". Lâu rồi mới quay lại vòng xoáy của công việc mà cũng hoang mang quá.
Thiết nghĩ trong thời điểm nhạy cảm này thì với chúng ta là những người đi làm cũng nên cần nắm 1 số thông tin, kiến thức để chuẩn bị cho 1 thời điểm đầy biến động vì làn sóng này được dự đoán sẽ chưa dừng lại, ít nhất hết quý 2 năm 2023.
Cá nhân mình cho rằng làn sóng này diễn ra mạnh mẽ bởi nền kinh tế vĩ mô đi xuống, do nhiều sự kiện chính trị gây ra khiến cho vĩ mô toàn cầu và Việt Nam đi xuống. Ví dụ như cuộc chiến Nga Ukraine; ở Việt Nam thì là các sự kiện về bất động sản, ngân hàng, trái phiếu,…
Vậy định hướng của các công ty lúc này là gì?
Đó là sống sót, và để sống sót thì cần tối ưu về hiệu quả kinh doanh tức là có lãi ổn định để vượt qua được giai đoạn khó khăn, chính giai đoạn khó khăn ấy là lý do của việc sa thải diễn ra nhằm tối ưu về mặt chi phí và hiệu quả kinh doanh.
Chúng ta nên làm gì trong thời điểm này?
  • Có nguy thì có cơ, có sa thải sẽ có tuyển bù, nhưng sẽ là tuyển với chất lượng nhân sự cao hơn - do đó nhóm dễ ảnh hưởng nhất là các bạn intern, các bạn có thể tính đến việc up skills nhanh chóng để từ đó tìm kiếm thêm các cơ hội up level bên ngoài nếu trong trường hợp đánh giá mình nằm trong nhóm dễ ảnh hưởng ở doanh nghiệp hiện tại. 
  • Up Skills nhưng để thăng tiến tại môi trường hiện tại: các bạn intern cần chú trọng hơn trong việc up skills để từ đó tạo được thêm được nhiều đóng góp và được ký hợp đồng cho vị trí chính thức, đảm bảo sự an toàn cũng như chắc chắn hơn.
  • Không chỉ các bạn intern mà các bạn nhân viên chính thức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên các bạn cũng cần thể hiện được commitment với công ty, chứng minh qua các giá trị mà bạn mang lại. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý thử sức tại một vị trí mới, đặc biệt trong thời điểm này.
  • Ngoài ra, các bạn cũng cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tiền lương cố định hàng tháng sẽ được đưa vào ngân sách tiết kiệm như nào hay có khoản đầu tư nào cho riêng mình không, thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào việc đi làm thuê. 
Trả lời
Mình cũng mới hóng được từ mấy thằng bạn hồi cấp 3 bên Zalopay, nó kêu "sếp bảo thứ hai và thứ ba phải đi làm đầy đủ là hiểu rồi. Tin cắt giảm đã bắt đầu lan truyền trước đó 1-2 tuần, hầu hết team trong VNG đều phải review lại headcount và nộp danh sách layoff 30% nhân sự". Lâu rồi mới quay lại vòng xoáy của công việc mà cũng hoang mang quá.
Thiết nghĩ trong thời điểm nhạy cảm này thì với chúng ta là những người đi làm cũng nên cần nắm 1 số thông tin, kiến thức để chuẩn bị cho 1 thời điểm đầy biến động vì làn sóng này được dự đoán sẽ chưa dừng lại, ít nhất hết quý 2 năm 2023.
Cá nhân mình cho rằng làn sóng này diễn ra mạnh mẽ bởi nền kinh tế vĩ mô đi xuống, do nhiều sự kiện chính trị gây ra khiến cho vĩ mô toàn cầu và Việt Nam đi xuống. Ví dụ như cuộc chiến Nga Ukraine; ở Việt Nam thì là các sự kiện về bất động sản, ngân hàng, trái phiếu,…
Vậy định hướng của các công ty lúc này là gì?
Đó là sống sót, và để sống sót thì cần tối ưu về hiệu quả kinh doanh tức là có lãi ổn định để vượt qua được giai đoạn khó khăn, chính giai đoạn khó khăn ấy là lý do của việc sa thải diễn ra nhằm tối ưu về mặt chi phí và hiệu quả kinh doanh.
Chúng ta nên làm gì trong thời điểm này?
  • Có nguy thì có cơ, có sa thải sẽ có tuyển bù, nhưng sẽ là tuyển với chất lượng nhân sự cao hơn - do đó nhóm dễ ảnh hưởng nhất là các bạn intern, các bạn có thể tính đến việc up skills nhanh chóng để từ đó tìm kiếm thêm các cơ hội up level bên ngoài nếu trong trường hợp đánh giá mình nằm trong nhóm dễ ảnh hưởng ở doanh nghiệp hiện tại. 
  • Up Skills nhưng để thăng tiến tại môi trường hiện tại: các bạn intern cần chú trọng hơn trong việc up skills để từ đó tạo được thêm được nhiều đóng góp và được ký hợp đồng cho vị trí chính thức, đảm bảo sự an toàn cũng như chắc chắn hơn.
  • Không chỉ các bạn intern mà các bạn nhân viên chính thức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên các bạn cũng cần thể hiện được commitment với công ty, chứng minh qua các giá trị mà bạn mang lại. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý thử sức tại một vị trí mới, đặc biệt trong thời điểm này.
  • Ngoài ra, các bạn cũng cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tiền lương cố định hàng tháng sẽ được đưa vào ngân sách tiết kiệm như nào hay có khoản đầu tư nào cho riêng mình không, thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào việc đi làm thuê. 

Chào bạn, mình nghĩ đã là làn sóng thì sẽ có lúc dâng cao, có lúc hạ thấp. Điều mà chúng ta đang thấy ở thời điểm hiện tại có lẽ là lúc sóng dâng cao. Có một sự trùng hợp khá thú vị là làn sóng này thường dâng cao dịp cuối năm.

"Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu?" mình không nghĩ là chúng ta biết được chính xác, nhưng sớm muộn nó cũng sẽ xảy ra. Và trong tình huống này, dường như cách tốt nhất không phải là lý giải, mà là cảnh giác để luôn có sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ấy đến từ những quỹ tiết kiệm dự phòng, đến từ thói quen rèn luyện các kỹ năng hữu dụng để sinh kế lúc khó khăn, đến từ việc không ngừng học hỏi và phát triển bản thân cũng như đến từ một tâm trí tích cực và một trái tim tươi trẻ: luôn thấy được cơ hội mới trong khó khăn.

Đã đến lúc người lao động nên học cách dần dần rời bỏ suy nghĩ "trăm sự nhờ chủ lao động" và "vạn sự tùy chủ lao động". Họ nên chủ động và có trách nhiệm với bản thân hơn thay vì đợi "nước đến chân mới thấy mát mát".