Nếu bạn là HR, bạn có quan tâm về bảng điểm hay trường ứng viên học hay không?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Hay sẽ test kinh nghiệm ứng viên?

Từ khóa: 

tuyển dụng

,

thấu ngành hiểu nghề

Mình làm không làm HR nhưng sàng lọc CV và phỏng vấn cùng HR để tuyển thành viên cho team cũng là một nhiệm vụ trong công việc của mình. Với mình thì điểm và tên trường không phải 2 thông tin mà mình quá quan tâm khi lọc CV, thứ đầu tiên mình nhìn vào 1 tấm CV khi HR foward cho mình là tên tuổi và mục kinh nghiệm làm việc sau đó mới lướt nhìn sang các thông tin khác.

Tại sao lại là tên tuổi... vì tuỳ phong cách làm việc của mỗi người nhưng với mình thì mình không thoải mái lắm với việc nhân sự cấp dưới lớn tuổi hơn mình, mình không quá cứng nhắc điều này và chắc chắn vẫn sẽ có một số trường hợp đặc biệt.

Thứ hai là mục kinh nghiệm làm việc, mình không quan tâm ứng viên học gì, học ở đâu mà mình quan tâm kết quả và thành tích bạn ấy đã có là gì. Kinh nghiệm phù hợp là điều kiện cần, sau đấy mục tiêu và kỹ năng bạn ấy có là điều kiện đủ để mình xác định được ứng viên đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

Cuối cùng bảng điểm và tên trường theo học là thông tin cuối cùng mình nhìn vào. Nếu kinh nghiệm, kỹ năng của bạn ấy chưa tốt nhưng có một bảng điểm xuất sắc trong một ngôi trường top có thể mình sẽ căn nhắc cho bạn ấy một cơ hội tham gia vòng phỏng vấn để hiểu hơn về khả năng và con người ứng viên đó. Dù sao có một bảng điểm xuất sắc trong một ngôi trường top cũng là điều không đơn giản và hẳn bạn ấy sẽ có một khả năng gì đấy đặc biệt mà đúng không? Vậy nên cứ thử khai thác xem sao biết đâu tìm được 1 Talent. 

Trả lời

Mình làm không làm HR nhưng sàng lọc CV và phỏng vấn cùng HR để tuyển thành viên cho team cũng là một nhiệm vụ trong công việc của mình. Với mình thì điểm và tên trường không phải 2 thông tin mà mình quá quan tâm khi lọc CV, thứ đầu tiên mình nhìn vào 1 tấm CV khi HR foward cho mình là tên tuổi và mục kinh nghiệm làm việc sau đó mới lướt nhìn sang các thông tin khác.

Tại sao lại là tên tuổi... vì tuỳ phong cách làm việc của mỗi người nhưng với mình thì mình không thoải mái lắm với việc nhân sự cấp dưới lớn tuổi hơn mình, mình không quá cứng nhắc điều này và chắc chắn vẫn sẽ có một số trường hợp đặc biệt.

Thứ hai là mục kinh nghiệm làm việc, mình không quan tâm ứng viên học gì, học ở đâu mà mình quan tâm kết quả và thành tích bạn ấy đã có là gì. Kinh nghiệm phù hợp là điều kiện cần, sau đấy mục tiêu và kỹ năng bạn ấy có là điều kiện đủ để mình xác định được ứng viên đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.

Cuối cùng bảng điểm và tên trường theo học là thông tin cuối cùng mình nhìn vào. Nếu kinh nghiệm, kỹ năng của bạn ấy chưa tốt nhưng có một bảng điểm xuất sắc trong một ngôi trường top có thể mình sẽ căn nhắc cho bạn ấy một cơ hội tham gia vòng phỏng vấn để hiểu hơn về khả năng và con người ứng viên đó. Dù sao có một bảng điểm xuất sắc trong một ngôi trường top cũng là điều không đơn giản và hẳn bạn ấy sẽ có một khả năng gì đấy đặc biệt mà đúng không? Vậy nên cứ thử khai thác xem sao biết đâu tìm được 1 Talent. 

Mình nghĩ tuỳ theo ngành nghề mới quyết định độ quan trọng của tấm bằng đại học. Giống như mấy môn đặc thù: bác sĩ, giáo viên,...thì kĩ năng chuyên môn thể hiện khá rõ qua tấm bằng đại học. Nhưng còn những ngành nghề như content creator, designer, hr,...thì có thể làm trái ngành được, nếu nhân sự biết rèn luyện và bồi đắp kiến thức về ngành một cách chỉn chu. 

Nhưng dù sao, tấm bằng đại học vẫn đủ mạnh để minh chứng bạn có nghiêm túc với tương lai của mình hay không, nên là mình nghĩ, dù có học trái ngành thì hãy nên (ít nhất) để nó mở mức ổn.

Tôi nghĩ đó vốn là công việc của một người làm trong quản trị nhân sự mà, bạn phải xem trước trình độ học vấn, kĩ năng và kinh nghiệm xem có phù hợp với vị trí ứng tuyển không chứ, nếu là vị trí thấp thì không cần yêu cầu quá gắt gao và ngược lại, vị trí cao = yêu cầu gắt gao (bằng cấp, trình độ, kĩ năng là bắt buộc) bởi vấn đề nó không chỉ là tuyển nhân sự mà mình còn phải duy trì nguồn nhân lực nữa, nên mọi thứ nó cần match với nhau ý thì mới được về lâu về dài.

Tất cả những thứ liên quan về ứng viên xem hết chứ, còn xem tiêu chí công ty là tuyển vị trí nào, cần chất lượng hay số lượng.