Nếu là một người kinh doanh, bạn chọn đặt điểm bán ở chiều đi hay chiều về?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Đây là cảnh tượng thường thấy mỗi buổi sáng trên trục đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn đi Nguyễn Lương Bằng. Không chỉ trục đường này mà các trục khác đi vào trung tâm thành phố như Trần Duy Hưng đi Nguyễn Chí Thanh, Xuân Thủy đi Cầu Giấy, Lê Văn Lương đi Láng Hạ, Nguyễn Văn Cừ đi cầu Chương Dương... đều kin kít xe cộ, trong khi chiều ngược lại thì khá thoáng. Tình trạng này đảo chiều khi giờ tan tầm về.

Giả sử bạn cần mở cửa hàng hay điểm bán trên các trục đường này thì bạn sẽ chọn mở bên phía chiều đường nào? Thật đơn giản nếu ta hiểu được vấn đề về UX hay Customer Behavior.

Nếu bạn đang kinh doanh đồ mẹ và bé, đồ thời trang, đồ tiêu dùng, siêu thị mini thì nên chọn nằm bên chiều đường đi ra ngoại ô. Còn các cửa hàng dạng như ăn sáng, rửa xe, ngân hàng, bưu điện,... thì nên ở chiều đường đi vào trung tâm thành phố. Tại sao vậy?

Thử tưởng tượng buổi sáng, người ta cố gắng mau mau đến chỗ làm kẻo muộn bị phạt lương, mau mau đưa con đến lớp kẻo trễ giờ học, mà đường lại kẹt với ùn thế kia thì ai còn thời gian mà tạt ngang tạt ngửa để mua sắm quần áo, mua đồ cho con? Có chăng mua vội nắm xôi đem đi. Còn buổi chiều đi về, sau cả ngày trời ngồi ở cơ quan lướt nét, tham khảo, chọn mua được sản phẩm ưng ý nhưng vẫn muốn được sờ tận tay, thì giữa cái đám đông đang chen lấn ngoài đường kia, cửa hàng bán đồ nằm ngay ven đường đang đi sẽ tiện cho việc tạt vào để ngắm nghía sờ nắm và mua. Nếu cửa hàng nằm phía bên kia đường thì sẽ rất ngại để sang vì lách khỏi đám đông để sang đường thì thà đi về luôn cho xong.

Tóm lại, nhu cầu hàng hóa dịch vụ nào cao vào buổi sáng thì nên chọn điểm bán nằm phía chiều đi vào trung tâm và ngược lại, nhu cầu cao vào buổi chiều thì chọn cửa hàng phía đi ra ngoại ô thuận chiều đi làm về nhà.

Vậy là khi nắm bắt được hành vi của KH, ta có thể chọn vị trí cửa hàng/điểm bán để sao cho có lợi nhất, từ đó cũng tạo ra được lợi thế cạnh tranh nhất định.

  Cre: Tuấn Nguyễn- P.TGĐ VCCorp

nghen
Từ khóa: 

kinh doanh

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Điều này mình cũng để ý từ năm 2012, khi đó chuỗi cửa hàng cafe takeaway Passio luôn mở ở các đường một chiều. Mình đem đi hỏi thì cũng có một số nguyên nhân, nhưng mình thấy hợp lý nhất là: chi phí mặt bằng ở đường một chiều thường rẻ hơn.

Tuy nhiên, case đó lại khác ví dụ trên của bạn.

Mình thấy có một số cửa hàng nằm trên đường 1 chiều, họ làm bảng hiệu chếch một góc khoảng 20 độ, chéo chéo để người đi đường từ chiều đó dễ nhìn thấy hơn (thay vì đặt thẳng trên cửa, song song với mặt đường như thường thấy), mình thấy đó là điểm rất thú vị của các cửa hàng trên đường 1 chiều.

Trả lời

Điều này mình cũng để ý từ năm 2012, khi đó chuỗi cửa hàng cafe takeaway Passio luôn mở ở các đường một chiều. Mình đem đi hỏi thì cũng có một số nguyên nhân, nhưng mình thấy hợp lý nhất là: chi phí mặt bằng ở đường một chiều thường rẻ hơn.

Tuy nhiên, case đó lại khác ví dụ trên của bạn.

Mình thấy có một số cửa hàng nằm trên đường 1 chiều, họ làm bảng hiệu chếch một góc khoảng 20 độ, chéo chéo để người đi đường từ chiều đó dễ nhìn thấy hơn (thay vì đặt thẳng trên cửa, song song với mặt đường như thường thấy), mình thấy đó là điểm rất thú vị của các cửa hàng trên đường 1 chiều.

Còn tuỳ vào bạn kinh doanh gì, đối tượng ra sao, thói quen,... @@
Cái này còn phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc vào mỗi chiều đi hay chiều về. Ví dụ bán hàng ăn sáng thì nhất định hải bán chiều đi chứ chiều về thì ai còn ăn sáng nữa. Nếu bán đồ nhậu thì phải cho những đi về, chứ sáng đi làm thì ai nhậu. Nhưng vấn đề khó nhất là làm thế nào để xác định được người đó đang đi làm hay đang đi về? Và còn địa điểm nữa. Khi bán gần khu văn phòng thì sao, khi bán gần khu dân cư thì sao, và khách hàng trên đường thuộc nhóm đối tượng nào, phải hiểu hết được những yếu tố đó thì khi mở hàng mới có thể hy vọng là có khách...