[Ngày này năm xưa] - 20/02: Ngày sinh của Thống soái Lê Thành Phương (1825-1887) - Lãnh đạo Khởi nghĩa đỉnh cao phong trào Cần Vương Phú Yên (1885-1887)

  1. Lịch sử

Tóm tắt lý lịch Lê Thành Phương

Danh nhân lịch sử Việt Nam Lê Thành Phương sinh ngày ?-?-1825 tại Tỉnh Phú Yên, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Ất Dậu 1825). Lê Thành Phương xếp hạng nổi tiếng thứ 75264 trên thế giới và thứ 20 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.

ltp110111


Tiểu sử Danh nhân lịch sử Việt Nam Lê Thành Phương

Lê Thành Phương là một danh nhân lịch sử của Việt Nam, ông được biết đến là lãnh tụ của phong trào Cần Vương ở Phú Yên diễn ra ở thế kỷ 19. 

Vào năm 1885, dưới sự hưởng ứng Chiếu Cần Vương do vua Hàm Nghi ban, ông cùng với một số sĩ phu yêu nước khác uống máu ăn thề tập hợp nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong cuộc khởi nghĩa ấy, ông đã được nhà vua phong làm "Thống soái Quân vụ Đại thần"; đội quân của ông đã nhanh chóng đánh bại quân địch, bắt được tổng binh tại Tuy Hòa. Sau đó, ông đã chia tỉnh Phú Yên ra làm hai phân khu phân khu Bắc do ông chỉ huy và phân khu Nam do Phó tướng Bùi Giảng chỉ huy. Với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, nghĩa quân của ông đã nhanh chóng hạ các đồn bốt của địch, thu tóm các tay sai cho địch làm chủ cả một vùng. 

Sau đó, đội quân của ông tiếp tục Nam tiến; đội quân của ông đã đánh hạ các thành lớn trong vùng. Sau khi liên kết được với các phong trào Cần Vương ở đàng trong vào ngày 30 tháng 8 năm 1885 đội quân của ông hạ thành Ninh Thuận, chiếm thành Phan Rí, Bình Thuận rồi sau đó là thành Diên Khánh.

Tuy nhiên,trước tình thế bất lợi của mình đội quân Pháp đã gấp rút tổ chức ra một đạo quân Nam Kỳ tinh nhuệ hòng đàn áp phong trào. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1887, với vũ khí tân tiến quân Pháp nhanh chóng đánh chiếm được nhiều vùng lân cận, chọc thủng phòng tuyến của nghĩa quân tại Tân Thành, Xuân Đài và thành An Thổ; sau đó Đại đồn Định Trung cũng rơi vào tay địch, đội quân của ông đã chiến đấu anh dũng song không thể đàn áp được sức mạnh của quân địch.

Ngày 14 tháng 2 năm 1887, Lê Thành Phương bị địch bắt và giam tại nhà lao An Thổ, địch đã dùng nhiều biện pháp để mua chuộc nhưng ông thà chết chứ không chịu sống nhục. Ngày 20 tháng 2 năm 1887, Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa. Mộ của ông được đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau sau đó Đền thờ Lê Thành Phương cũng được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng. 

Ngày 27 tháng 9 năm 1996, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện nay, cứ hàng năm vào ngày 28 tháng 1 âm lịch - ngày giỗ của ông, nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đền Lê Thành Phương thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan và tìm hiểu./.

Linh CK

Từ khóa: 

lịch sử

,

ngày này năm xưa

,

khoa lịch sử hcmue

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử