Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời?

  1. Hướng nghiệp

  2. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

NHỮNG CÂU HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG HAY ĐẶT

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?

Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…

Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.

Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó
Trả lời

NHỮNG CÂU HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG HAY ĐẶT

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?

Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…

Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.

Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó

Câu hỏi thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn thường là giới thiệu bản thân. Câu này nhiều người nghĩ là đơn giản nhưng mình thấy đây là câu khá quan trọng vì là câu đầu tiên để thể hiện bản thân và gây ấn tượng.

Bước 1: Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân (những thông tin chung như họ tên, tuổi, trường đã học, sở thích liên quan đến công việc)

Bước 2: Chia sẻ về kinh nghiệm mà bạn có được ở vị trí gần đây nhất. Bạn hãy trình bày kinh nghiệm mà bạn có được khi làm việc trong 2-3 công ty gần đây nhất và những kinh nghiệm đó có ích gì cho công việc mới của bạn.

Bước 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng

Khi bạn làm được những bước trên thì bạn sẽ chứng tỏ được sự nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng của bản thân. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng thấy được mức độ mong muốn với công việc của bạn.

Mình phỏng vấn thì hay gặp nhất là mấy câu:

1. Em có thể gắn bó bao lâu với công ty?

2. Định hướng phát triển sự nghiệp của em là gì?

3. Nhận xét về kỹ năng làm việc độc lập của bản thân

4. Em có kỹ năng làm việc nhóm hay không?

5. Khi gặp vấn đề, em xử lý công việc như thế nào/

6. Tại sao em lại chọn công ty