Quan điểm về các kì thi chuẩn hóa

  1. Giáo dục

Các kì thi chuẩn hóa, ví dụ cụ thể là tiếng Anh, có quan trọng không? Câu trả lời ngắn là có, nếu bạn phải bất đắc dĩ có nó để đạt mục đích nào khác. Còn nếu bạn chỉ muốn thử trình độ và không thực sự bị ép có kết quả cho mục đích gì khác, các kì thi này chỉ phí tiền.

Theo mình, các kì thi này ngoài vẻ bọc để xác minh trình độ ngoại ngữ, nó để kiếm tiền. Ví dụ: tại sao chứng chỉ IELTS có giá trị trong 2 năm? Để người ta sau này phải đóng tiền thi lại chăng? Mình thấy nhảm nhí. Không những các kì thi ngôn ngữ mà còn vô số loại bài thi chuẩn hóa khác, đằng sau chúng đều là mục đích kiếm tiền của nhiều cá nhân hoặc tổ chức/công ty (như Pearson, McGraw-Hill,...). Họ lấy danh nghĩa giáo dục để đưa ra hết thay đổi này đến thay đổi khác, hết kì thi này đến chứng chỉ khác. Để rồi họ luôn có nguồn lợi đều đều. Họ lấy danh nghĩa giáo dục công để lấy tiền của chính phủ đổ vào. Mình không tin mục đích của họ là thành công lâu dài của học sinh/sinh viên, mà là thành công lâu dài của "doanh nghiệp".

Mình chưa từng quan tâm đến các kì thi quốc tế nào để lấy chứng chỉ tiếng Anh (mặc dù các tiếng khác mình có). Nhưng gần đây mình cần bằng IELTS để đăng kí một chỗ kia nên mình phải thi. Đây là lần đầu, mình chưa từng biết đến dạng hay cấu trúc hay yêu cầu hay bất kì thứ gì về kì thi này. Mình chỉ có 1 tuần từ lúc đăng kí tới lúc thi, và mình chỉ thực sự xem qua cấu trúc bài thi và ôn một chút trong 2 ngày. Kết quả của mình là 8.5. Kể ra thế không phải để khoe kết quả vì mình chẳng thấy những con số đó có ý nghĩa lắm. Nhưng ít nhất thì quan điểm của mình sẽ có giá trị hơn, rằng không phải mình dốt nên mới nói chống lại các kì thi này.

Không có chứng chỉ không có nghĩa là bạn không có trình độ. Mình cũng chưa từng có cho đến lúc mình bất đắc dĩ phải thi. Mình đã tận mắt thấy có người bị chê vì không có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nào. Đây là quan niệm cực kì sai!

Từ khóa: 

standardized test

,

test

,

opinion

,

ý kiến cá nhân

,

giáo dục

Cũng đúng, mình cũng từng thắc mắc tại sao các bài kiểm tra này lại có, dạng như một "deadline" 2 năm như vậy. Không lẽ họ cho rằng sau bằng đó thời gian, kỹ năng tiếng Anh của một người có thể bị lụt, để mà phải kiểm tra lại thường xuyên? Rốt cục cũng là vì lợi nhuận. Không biết chúng ta có thể thay thế cơ chế cấp chứng chỉ tiếng Anh hiện tại bằng cơ chế nào khác không nhỉ?
Trả lời
Cũng đúng, mình cũng từng thắc mắc tại sao các bài kiểm tra này lại có, dạng như một "deadline" 2 năm như vậy. Không lẽ họ cho rằng sau bằng đó thời gian, kỹ năng tiếng Anh của một người có thể bị lụt, để mà phải kiểm tra lại thường xuyên? Rốt cục cũng là vì lợi nhuận. Không biết chúng ta có thể thay thế cơ chế cấp chứng chỉ tiếng Anh hiện tại bằng cơ chế nào khác không nhỉ?
Bây giờ hầu hết các bên doanh nghiệp đều để trong JD có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là một lợi thế, đặc biệt là IETLS. Riêng chỗ mình làm là doanh nghiệp nhà nước 100% mà còn yêu cầu bắt buộc có chứng chỉ TOEIC của IIG cấp đạt điều kiện thì mới được nhận.
Còn để đơn thuần đánh giá về trình độ tiếng Anh của một người nào đó thì chỉ cần làm các bài test kĩ năng, chứ còn chứng chỉ thì đương nhiên là không cần.