Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới được thể hiện như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong lí luận báo chí, khái niệm thông tin cũng đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, sự loan báo cho mọi người biết. Hai là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Nó là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Tiếp cận vấn đề hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới, chúng ta hiểu khái niệm nghiêng về nghĩa thứ hai. Hưởng thụ: hưởng do có lao động, có cống hiến, Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý. Hưởng thụ đó là quyền được hưởng những lợi ích trong xã hội. Hưởng thụ là thước đo đời sống của con người, con người được hưởng thụ càng nhiều thì chứng tỏ đời sống của họ càng cao. Việc hưởng thụ thông tin, được coi là quyền lợi chính đáng trong xã hội của mỗi công dân. Bởi xét cho cùng, thông tin là tri thức chung của nhân loại, con người cần có thông tin để ứng xử và hoạt biến trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định cho phù hợp và có lợi. Vấn đề hưởng thụ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như số lượng báo, số đài, số tivi, số lượng máy internet... Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được sự đồng đều trong hưởng thụ thông tin đối với mọi người là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng không chỉ riêng từng cá nhân mà cần nỗ lực chung của cả cộng đồng. Hưởng thụ là hưởng do có cống hiến, tức là muốn hưởng thụ phải có sự cống hiến. Trong hưởng thụ thông tin, nếu hiểu khái niệm cống hiến một cách linh hoạt thì đó là những điều kiện căn bản, là “lượng” đảm bảo sự ra đời tương ứng của “chất” hưởng thụ thông tin. Nghĩa là phải có những tiền đề nhất định thì mới có kết quả theo nó. Ở đây phải hiểu là những yếu tố kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học - kỹ thuật… làm nền tảng tác động đến việc truyền tải thông tin tới công chúng. Việc hưởng thụ thông tin có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước, thậm chí là các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng và mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin, kéo theo hàng loạt hậu quả trong đó phải kể đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí… giữa các khu vực quốc gia đó. Ở những nước có điều kiện kinh tế phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ vì vậy hàng ngày công chúng được tiếp cận với một khối lượng thông tin đa dạng, khổng lồ, phong phú từ các loại hình truyền thông đại chúng khác nhau. Ở những nước kém phát triển và chậm phát triển thì người dân ít có điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, hơn nữa chính người dân ở những vùng này chẳng mấy quan tâm đến những tin tức, những sự việc đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra xung quanh mình. Nên việc tiếp nhận thông tin của công chúng ở những khu vực này còn hạn chế. Quan điểm về “bất bình đẳng” trong hưởng thụ thông tin của công chúng . Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý định nghĩa bình đẳng (tính từ) ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi Theo Từ điển Tiếng Việt (The Free Vietnamese Dictionary project) thì Bình đẳng (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc) được hiểu là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi. Từ đó có thể suy ra, bất bình đẳng là không ngang hàng nhau về địa vị, nghĩa vụ, quyền lợi.Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin... Bất bình đẳng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà là một hiện tượng xã hội phổ biến mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu xã hội và lành thổ tạo ra. Có nguồn gốc khi một số cá nhân (một số nhóm xã hội) có đặc quyền kiểm soát và khai thác một số cá nhân (một số nhóm xã hội) khác trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội nhằm chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội. Những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau do thể chế chính trị quyết định. Nó quyết định đến phân tầng xã hội. Biểu hiện rõ rệt nhất về mặt kinh tế là sự phân cực thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đến cùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả. Điều này làm cho sự phân hoá giàu - nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nó thể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá. Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần còn lại của thế giới. Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển, cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc. Từ khác nhau về địa vị dẫn đến sự khác nhau về nghĩa vụ, quyền lợi, mà trước tiên là quyền lợi kinh tế như đã nói ở trên. Sự bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin theo đó có thể hiểu là sự không ngang nhau về địa vị và theo đó cũng không ngang bằng nhau về quyền được hưởng thụ thông tin. Có người bán thông tin trong khi những người khác phải mua thông tin. Có những người tiếp cận được loại thông tin này mà không tiếp cận được loại thông tin khác. Hoặc có người dù có đủ điều kiện cũng không thể tiếp cận được thông tin... Trong tiếp nhận truyền thông, sự phân phối tin tức hai cực, một cực có những đặc quyền đặc lợi, được hưởng thụ những thành quả của truyền thông (có đặc quyền, đặc lợi), và một cực bị “lờ” đi quyền được hưởng thụ thông tin lẽ ra là tất yếu. Bất bình đẳng trong truyền thông do đó làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, địa vị chính trị; bất bình đẳng giữa các tộc người; bất bình đẳng giữa giới nam và giới nữ....giữa các quốc gia, khu vực. Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế, thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Ngay những nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thế này. Và mặc dù đã và đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, hai quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thất bại trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước tại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara, số người nghèo đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ (từ 1990 tới 2001). Tại khu vực châu Mỹ Latin, số người thất nghiệp đã tăng từ gần 7% năm 1995 lên 9% năm 2002, với nhiều người lao động buộc phải chuyển sang khu vực kinh tế phi chính thức, nơi mà những điều kiện làm việc được miêu tả là "phi nhân tính" và mức lương rất thấp. Tại những nước như Brazil, Guatemala và Bolivia, chủng tộc và giới vẫn là những nhân tố quyết định đối với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế. Con cháu của người da vàng bản xứ và người gốc Phi có thu nhập trung bình thấp hơn người da trắng từ 35% đến 65%, và có ít cơ hội tiếp cận với hệ thống giáo dục và nhà ở hơn. Trên thực tế, gần đây cường quốc giàu nhất thế giới này đã bắt đầu áp dụng những sửa đổi luật nhằm loại trừ việc đưa ra những cam kết viện trợ cho các nước nghèo, thay vào đó tập trung vào những vấn đề như an ninh và khủng bố. 8 mục tiêu trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ gồm: giảm 50% tỷ lệ đói và nghèo; phổ cập giáo dục cơ bản; giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; giảm 3/4 tỷ lệ tử vong của sản phụ, thúc đẩy bình đẳng về giới; đảm bảo sự bền vững của môi trường.
Trả lời
Trong lí luận báo chí, khái niệm thông tin cũng đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, sự loan báo cho mọi người biết. Hai là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Nó là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Tiếp cận vấn đề hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới, chúng ta hiểu khái niệm nghiêng về nghĩa thứ hai. Hưởng thụ: hưởng do có lao động, có cống hiến, Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý. Hưởng thụ đó là quyền được hưởng những lợi ích trong xã hội. Hưởng thụ là thước đo đời sống của con người, con người được hưởng thụ càng nhiều thì chứng tỏ đời sống của họ càng cao. Việc hưởng thụ thông tin, được coi là quyền lợi chính đáng trong xã hội của mỗi công dân. Bởi xét cho cùng, thông tin là tri thức chung của nhân loại, con người cần có thông tin để ứng xử và hoạt biến trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định cho phù hợp và có lợi. Vấn đề hưởng thụ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như số lượng báo, số đài, số tivi, số lượng máy internet... Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được sự đồng đều trong hưởng thụ thông tin đối với mọi người là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng không chỉ riêng từng cá nhân mà cần nỗ lực chung của cả cộng đồng. Hưởng thụ là hưởng do có cống hiến, tức là muốn hưởng thụ phải có sự cống hiến. Trong hưởng thụ thông tin, nếu hiểu khái niệm cống hiến một cách linh hoạt thì đó là những điều kiện căn bản, là “lượng” đảm bảo sự ra đời tương ứng của “chất” hưởng thụ thông tin. Nghĩa là phải có những tiền đề nhất định thì mới có kết quả theo nó. Ở đây phải hiểu là những yếu tố kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học - kỹ thuật… làm nền tảng tác động đến việc truyền tải thông tin tới công chúng. Việc hưởng thụ thông tin có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước, thậm chí là các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng và mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin, kéo theo hàng loạt hậu quả trong đó phải kể đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí… giữa các khu vực quốc gia đó. Ở những nước có điều kiện kinh tế phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ vì vậy hàng ngày công chúng được tiếp cận với một khối lượng thông tin đa dạng, khổng lồ, phong phú từ các loại hình truyền thông đại chúng khác nhau. Ở những nước kém phát triển và chậm phát triển thì người dân ít có điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, hơn nữa chính người dân ở những vùng này chẳng mấy quan tâm đến những tin tức, những sự việc đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra xung quanh mình. Nên việc tiếp nhận thông tin của công chúng ở những khu vực này còn hạn chế. Quan điểm về “bất bình đẳng” trong hưởng thụ thông tin của công chúng . Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý định nghĩa bình đẳng (tính từ) ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi Theo Từ điển Tiếng Việt (The Free Vietnamese Dictionary project) thì Bình đẳng (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc) được hiểu là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi. Từ đó có thể suy ra, bất bình đẳng là không ngang hàng nhau về địa vị, nghĩa vụ, quyền lợi.Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin... Bất bình đẳng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà là một hiện tượng xã hội phổ biến mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu xã hội và lành thổ tạo ra. Có nguồn gốc khi một số cá nhân (một số nhóm xã hội) có đặc quyền kiểm soát và khai thác một số cá nhân (một số nhóm xã hội) khác trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội nhằm chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội. Những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau do thể chế chính trị quyết định. Nó quyết định đến phân tầng xã hội. Biểu hiện rõ rệt nhất về mặt kinh tế là sự phân cực thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đến cùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả. Điều này làm cho sự phân hoá giàu - nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nó thể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá. Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần còn lại của thế giới. Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển, cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc. Từ khác nhau về địa vị dẫn đến sự khác nhau về nghĩa vụ, quyền lợi, mà trước tiên là quyền lợi kinh tế như đã nói ở trên. Sự bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin theo đó có thể hiểu là sự không ngang nhau về địa vị và theo đó cũng không ngang bằng nhau về quyền được hưởng thụ thông tin. Có người bán thông tin trong khi những người khác phải mua thông tin. Có những người tiếp cận được loại thông tin này mà không tiếp cận được loại thông tin khác. Hoặc có người dù có đủ điều kiện cũng không thể tiếp cận được thông tin... Trong tiếp nhận truyền thông, sự phân phối tin tức hai cực, một cực có những đặc quyền đặc lợi, được hưởng thụ những thành quả của truyền thông (có đặc quyền, đặc lợi), và một cực bị “lờ” đi quyền được hưởng thụ thông tin lẽ ra là tất yếu. Bất bình đẳng trong truyền thông do đó làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, địa vị chính trị; bất bình đẳng giữa các tộc người; bất bình đẳng giữa giới nam và giới nữ....giữa các quốc gia, khu vực. Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế, thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Ngay những nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thế này. Và mặc dù đã và đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, hai quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thất bại trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước tại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara, số người nghèo đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ (từ 1990 tới 2001). Tại khu vực châu Mỹ Latin, số người thất nghiệp đã tăng từ gần 7% năm 1995 lên 9% năm 2002, với nhiều người lao động buộc phải chuyển sang khu vực kinh tế phi chính thức, nơi mà những điều kiện làm việc được miêu tả là "phi nhân tính" và mức lương rất thấp. Tại những nước như Brazil, Guatemala và Bolivia, chủng tộc và giới vẫn là những nhân tố quyết định đối với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế. Con cháu của người da vàng bản xứ và người gốc Phi có thu nhập trung bình thấp hơn người da trắng từ 35% đến 65%, và có ít cơ hội tiếp cận với hệ thống giáo dục và nhà ở hơn. Trên thực tế, gần đây cường quốc giàu nhất thế giới này đã bắt đầu áp dụng những sửa đổi luật nhằm loại trừ việc đưa ra những cam kết viện trợ cho các nước nghèo, thay vào đó tập trung vào những vấn đề như an ninh và khủng bố. 8 mục tiêu trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ gồm: giảm 50% tỷ lệ đói và nghèo; phổ cập giáo dục cơ bản; giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; giảm 3/4 tỷ lệ tử vong của sản phụ, thúc đẩy bình đẳng về giới; đảm bảo sự bền vững của môi trường.