Tại sao chúng ta cần rèn luyện trí tuệ cảm xúc?

  1. Tâm lý học

Ngày nay, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong đó, đa số vướng mắc đến từ mối quan hệ xã hội. Liệu trí tuệ cảm xúc sẽ giúp chúng ta tháo gỡ các vấn đề nan giải đó như thế nào?

Từ khóa: 

tâm lý học

Chào bạn, như bạn nhận thấy là đa số các khó khăn, vướng mắc trong xã hội đến từ chính bản thân con người. Cụ thể là giữa cách con người giao tiếp, kết nối với nhau. Thông thường, quá trình ấy có sự chỉ đạo của lý trí, thế nhưng lại chịu sự can thiệp dữ dội của cảm xúc.

Ví dụ, cha mẹ la mắng con cái- chúng sẽ biết vì cha mẹ lo cho mình, nhưng vẫn có cảm giác bị coi thường dẫn đến kết quả là vùng lên phản kháng. Sếp quở trách nhân viên trong cuộc họp- nhân viên biết sếp nói đúng, song sẽ cảm thấy tự ái.

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn nhận biết được cảm xúc của đối phương, để đồng cảm hoặc thấu cảm tùy vào từng tình huống. Từ đó, xây dựng được kết nối đủ vững chắc để tương tác theo chiều hướng "có lý, có tình" để nói thật mà không mất lòng.

Chúc bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc thành công.

Trả lời

Chào bạn, như bạn nhận thấy là đa số các khó khăn, vướng mắc trong xã hội đến từ chính bản thân con người. Cụ thể là giữa cách con người giao tiếp, kết nối với nhau. Thông thường, quá trình ấy có sự chỉ đạo của lý trí, thế nhưng lại chịu sự can thiệp dữ dội của cảm xúc.

Ví dụ, cha mẹ la mắng con cái- chúng sẽ biết vì cha mẹ lo cho mình, nhưng vẫn có cảm giác bị coi thường dẫn đến kết quả là vùng lên phản kháng. Sếp quở trách nhân viên trong cuộc họp- nhân viên biết sếp nói đúng, song sẽ cảm thấy tự ái.

Trí tuệ cảm xúc giúp bạn nhận biết được cảm xúc của đối phương, để đồng cảm hoặc thấu cảm tùy vào từng tình huống. Từ đó, xây dựng được kết nối đủ vững chắc để tương tác theo chiều hướng "có lý, có tình" để nói thật mà không mất lòng.

Chúc bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc thành công.

Những người thông minh về mặt cảm xúc thường cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, sự mất mát cùng những thăng trầm trong cuộc sống của người khác. Với năng lực thấu cảm nội tại của mình, họ có thể thấu hiểu, xoa dịu và nâng đỡ những người xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng dễ dàng thích nghi hơn với sự biến đổi nhanh chóng của thời đại kỹ thuật số.

Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời trong mọi mặt đời sống của mỗi chúng ta. Khả năng đọc vị bản thân và người khác khiến bạn trở nên chủ động, độc lập và tự tin hơn trong mọi tình huống. Từ đó, cảm giác vui vẻ, hài lòng sẽ tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ giúp bạn vươn đến sự nghiệp thành công và cuộc sống như ý.

Hơn nữa, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có nguy cơ mắc trầm cảm và các bệnh tâm lý – tâm thần khác rất thấp. Dựa trên nền tảng của sự đồng cảm, mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp được củng cố và thắt chặt mỗi ngày. Điều này hình thành sự kết nối đích thực. Khi càng nhận thức sâu sắc về bản thân, chúng ta sẽ càng thấu hiểu người khác đồng thời biết cách lắng nghe, an ủi, chia sẻ cùng họ.